Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự cũng như là vấn đề gây khá nhiều tranh cãi trên thực tế. Hiện nay các quy định về thừa kế chỉ là một phần trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Không có Luật, Bộ luật quy định chuyên biệt về thừa kế.
Dưới đây là nội dung các quy định của pháp luật dân sự về thừa kế. Tạm gọi là luật thừa kế tài sản mới nhất để bạn đọc dễ theo dõi.
Di sản thừa kế là gì?
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:
– Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
– Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.
Di sản thừa kế gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 163 và Điều 634 Bộ Luật Dân sự năm 2005, thì di sản bao gồm tài sản là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
Tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản có thể là tài sản thuộc sở hữu riêng của người đó như các tư liệu sinh hoạt, tiền, vàng, bạc, nhà ở, vốn cổ phần, tư liệu sản xuất mà người đó sử dụng để tiến hành sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp tư nhân, hoặc góp vào công ty.
Di sản còn bao gồm phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác (phần tài sản được tặng cho chung, được thừa kế chung hoặc cùng mua chung với người khác, hoặc tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng).
Di sản bao gồm các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản dưới đây:
– Quyền sở hữu về những hiện vật và tiền sẵn có của người để lại di sản trước khi chết. Đặt vấn đề như vậy, vì đối với một số tài sản không phải chỉ chuyển gia vật mà còn phải thực hiện các thủ tục hành chính về chuyển giao quyền sở hữu vật sang người thừa kế. Người thừa kế không chỉ chiếm hữu và sử dụng vật mà còn có quyền định đoạt vật.
– Các quyền tài sản khác phát sinh từ quan hệ hợp đồng, hay do việc người chết bị gây thiệt hại khi còn sống. Ví dụ, quyền đòi nợ về những món tiền mà người chết đã cho vay khi còn sống, quyền đòi tiền làm thuê chưa trả hết cho người khi còn sống, quyền đòi bồi thường thiệt hại do việc người chết đã bị gây thiệt hại người đó phải là con của cha, mẹ đã được nêu trong di chúc.
– Trong trường hợp người để lại di sản không nói rõ là con của cha, mẹ nào, thì chỉ cần xác định người đó đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế, sinh ra và còn sống sau khi người để lại di sản chết. Người đó sẽ có quyền thừa kế di sản theo di chúc mà không cần xác định cha là ai.
Điều kiện để một pháp nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều đó có nghĩa là tại thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức đó được chỉ định trong di chúc vẫn đang hoạt động bình thường, chưa bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt cần lưu ý, trong di chúc người để lại di sản chỉ định để lại toàn bộ di sản cho một pháp nhân, nhưng vào thời điểm mở thừa kế pháp nhân đã sáp nhập với một pháp nhân cùng loại. Trường hợp này nên để pháp nhân sáp nhập được hưởng di sản, vì mặc dù pháp nhân cũ không còn tồn tại một cách độc lập nữa, nhưng pháp nhân mới vẫn kế tục nhiệm vụ của pháp nhân cũ.
Trong trường hợp Nhà nước là người thừa kế theo di chúc, Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại khi Nhà nước hưởng di sản theo di chúc. Cơ quan tài chính sẽ là cơ quan của Nhà nước đứng ra nhận di sản cho Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ liên quan.
Quyền về tài sản do người chết để lại
Đó là các quyền dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng hoặc do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã tham gia vào những quan hệ này như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…
Ngoài những quyền tài sản nói trên, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cũng là di sản thừa kế. Chủ sở hữu quyền tác giả để lại thừa kế quyền tài sản như quyền hưởng nhuận bút và các lợi ích vật chất khác.
Đối với quyền sở hữu công nghiệp- một loại tài sản có tính chất đặc thù nên những quy định về thừa kế đối với quyền sở hữu công nghiệp cũng có những nét riêng. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005, quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ thì được bảo hộ trong thời hạn văn bằng bảo hộ có hiệu lực (văn bằng có thể được gia hạn theo quy định của pháp luật)
Việc quy định về quyền tài sản do người chết để lại là di sản thừa kế góp phần bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường tinh thần trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, các quyền về tài sản gắn liền với nhân thân của người chết (quyền hưởng trợ cấp, tiền lương hữu) không là di sản thừa kế.
Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, Nhà nước là người quản lí toàn bộ đất đại và giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
Để tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức đầu tư công sức vào sản xuất Nhà nước cho phép cá nhân có 5 quyền, trong đó có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Tùy loại đất khác nhau mà quyền thừa kế cũng được quy định khác nhau.
Xác định các yêu cầu của chế định thừa kế trong Luật dân sự
Chia tài sản thừa kế là một nội dung có trong chế định thừa kế của Luật dân sự Việt Nam. Bộ luật này ra đời đã giúp cho việc phân chia diễn ra một cách công bằng nhất. Vậy cần xác định những gì để có thể phân chia tài sản đúng theo pháp luật.
Xác định hình thức thừa kế
Việc đầu tiên cần làm đó chính là xác định hình thức thừa kế. Hiện nay, có 2 hình thức thừa kế chính đó là: Thừa kế theo luật và thừa kế theo di chúc.
Nếu đối tượng thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc thì cần phải xác định di chúc đó có hợp pháp hay không? Có đảm bảo giá trị hiệu lực hay không?
Ngoài ra, các bạn cũng nên tìm hiểu và đối chiếu các thông tin trong các quy định của Bộ luật dân sự xem đó là loại di chúc nào và đặc biệt phải quan tâm đến tính hiệu lực của di chúc đó.
Nếu không có di chúc hoặc di chúc đã hết hiệu lực, có người bị truất, không được hưởng thì phải chia di sản thừa kế theo pháp luật quy định.
Xác định người được hưởng di sản thừa kế
Sau khi đã xác định xong hình thức thừa kế, các bạn cần phải xác định được người hưởng di sản thừa kế là ai.
Đầu tiên, hãy xác định hàng thừa kế, cụ thể như sau: Xác định người có quyền thừa kế theo quy tắc: Hàng thừa kế thứ nhất – hàng thừa kế thứ hai – hàng thừa kế thứ 3. Chỉ khi nào không còn người thuộc hàng thừa kế trên thì hàng thừa kế su mới được quyền hưởng.
Sau đó tiếp tục xác định xem ai mới là người được hưởng di sản thừa kế, ai không được hưởng. Đối với nội dụng này, mọi người cần phải làm rõ, ai được nhận di sản, ai không được hưởng do bị truất quyền thừa kế, không được người viết di chúc đề cập tới.
Cách chia di sản thừa kế theo pháp luật chuẩn nhất
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, hiện nay có 2 hình thức thừa kế chính đó là hình thức thừa kế theo luật và hình thức thừa kế theo di chúc.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chia tài sản thừa kế chuẩn nhất ngay dưới đây. Hãy chú ý theo dõi nhé.
Chia di sản thừa kế theo pháp luật
Trong trường hợp cần chia di sản thừa kế theo luật pháp, chỉ cần lấy di sản thừa kế của người đã khuất chia đồng đều cho các đồng thừa kế. Để hiểu rõ hơn, các bạn hãy xem qua ví dụ dưới đây:
Ông T mất, để lại tổng giá trị tài sản là 300 triệu đồng. Ông T có 3 người con là C, D, E và người vợ còn sống tên M. Việc đầu tiên cần xác định đó là con dù trên hay dưới 18 tuổi đều sẽ được hưởng di sản. Từ đó, di sản của ông A sẽ được chia như sau:
M = C = D = E = 300 triệu : 4 = 75 triệu đồng.
Chia di sản thừa kế theo di chúc
Nếu trong trường hợp chia di sản thừa kế theo di chúc, các bạn cần phải xác định người được hưởng trong di chúc là ai? Còn sống hay đã mất? Nếu người được hưởng di chúc mất trước thời điểm mở di chúc thì phần thừa kế này sẽ được chia theo pháp luật. Các bạn có thể xem qua ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn:
Bà A để lại di chúc cho 3 người con của mình là B, C, D với số tiền bằng nhau (40 triệu đồng). Tuy nhiên, người con C lại mất trước khi bà A mất nên phần di sản mà bà A để lại cho C sẽ được chia theo pháp luật.
Còn nếu người con C không mất thì cả 3 người sẽ đều được hưởng di sản thừa kế là 40 triệu theo di chúc mà bà A để lại.
Trên đây là tất cả những quy định mới nhất về luật thừa kế tài sản mới nhất, nội dung về thừa kế khi không có di chúc và trong trường hợp có di chúc. Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!