Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Nhiều khách hàng có thắc mắc không biết lựa chọn hình thức nào và sự khác nhau giữa hai hình thức trên. Trong bài viết này, Luật Trần và Liên danh sẽ tư vấn chi tiết Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hồ Chí Minh.
Khái niệm địa điểm kinh doanh
Căn cứ theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Tại sao phải thành lập địa điểm kinh doanh?
Một số ưu điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh có ưu thế hơn trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh so với văn phòng đại diện.
Có thể thành lập ở nhiều địa điểm khác nhau, không cần cùng tỉnh hoặc thành phố với công ty mẹ
Khi không có nhu cầu kinh doanh nữa thì thủ tục chấm dứt hoạt động gọn nhẹ và tiết kiệm thời gian
Địa điểm kinh doanh chỉ đóng thuế môn bài cho hoạt động kinh doanh của mình (mức thuế môn bài chỉ 1 triệu 1 năm cho một địa điểm kinh doanh, tính theo năm tài chính của doanh nghiệp).
Chủ thể nào có quyền thành lập địa điểm kinh doanh?
Theo pháp luật hiện hành thì tất cả các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đều có thể tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh theo thủ tục luật định.
Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hồ Chí Minh – Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh
Cách đặt tên địa điểm kinh doanh
Quy định về tên địa điểm kinh doanh được quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp/chi nhánh kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt cho địa điểm kinh doanh.
Địa chỉ đăng ký kinh doanh
Để được cấp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp cần lưu ý 2 điều sau:
Địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh có thể khác với địa chỉ của trụ sở chính hoặc chi nhánh. Doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính hoặc chi nhánh chủ quản.
Địa chỉ đặt điểm kinh doanh không được là địa chỉ nhà chung cư hoặc căn hộ tập thể.
Ngoài ra, xét về góc độ kinh tế, thì doanh nghiệp cũng nên cân nhắc những yếu tố sau khi lựa chọn một nơi làm địa điểm kinh doanh, cụ thể:
Vị trí thuận lợi, dễ thấy, dễ tiếp cận khách hàng mục tiêu như mặt đường lớn, gần các khu trung tâm thương mại, mua sắm, khu dân cư, mặt tiền rộng rãi, có chỗ để xe…
Giao thông thuận tiện, đường 2 chiều dễ quay đầu, ít bị kẹt xe, ngập lụt…
Gần các nhà cung cấp: Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán thực phẩm, đồ dùng thiết yếu thì đặc biệt cần chú ý.
An ninh khu vực đảm bảo an toàn.
Ngành nghề của địa điểm kinh doanh
Do địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc hoàn toàn của công ty mẹ hoặc chi nhánh chủ quản nên ngành nghề của địa điểm kinh doanh phải được đăng ký hoạt động theo ngành nghề của công ty mẹ.
Tức là địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề công ty mẹ đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành nghề cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.
Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hồ Chí Minh – Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh theo pháp luật
Lưu ý về thực hiện thủ tục
Địa điểm kinh doanh chỉ được thành lập sau khi công ty được thành lập. Do đó, không thể song song thực hiện thủ tục thành lập công ty cùng thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.
Lưu ý về tên của địa điểm kinh doanh:
Theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 20 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tên của địa điểm kinh doanh được quy định như sau:
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên của địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Tên địa điểm kinh doanh không được đặt trùng, gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tên của tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh,văn phòng đại diện.
Lưu ý về địa điểm thành lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh phải có trụ sở và trụ sở tuân theo quy định của pháp luật. Địa chỉ trụ sở của địa điểm kinh doanh không được là nhà tập thể, nhà chung cư.
Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với địa chỉ đăng ký trụ sở chính, nơi mà chưa có chi nhánh thay vì chỉ được lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra của doanh nghiệp vì vậy ngành nghề kinh doanh tại địa điểm kinh doanh phải lấy từ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Lưu ý về biển hiệu:
Khi làm biển hiệu thì tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Chi phí trọn gói Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hồ Chí Minh của Luật Trần và Liên danh
Hiện tại, Luật Trần và Liên danh đã và đang cung cấp dịch vụ mở địa điểm kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp trên toàn quốc. Trong đó:
►Tổng chi phí thành lập địa điểm kinh doanh trọn gói là 1.000.000 đồng. Bao gồm:
100.000đ – Phí công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
200.000đ – Lệ phí công chứng ủy quyền cho Luật Trần và Liên danh thực hiện thủ tục.
700.000đ – Phí tư vấn, soạn hồ sơ, trình doanh nghiệp ký, nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT, bàn giao kết quả tận nơi cho doanh nghiệp.
►Tại các tỉnh thành còn lại, chi phí mở địa điểm kinh doanh có thể có chênh lệch ít nhiều, doanh nghiệp có thể liên hệ Luật Trần và Liên danh để được tư vấn và báo phí cụ thể.
Thời gian hoàn thành thủ tục mở địa điểm kinh doanh
Tùy theo nhu cầu, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 gói dịch vụ sau của Luật Trần và Liên danh:
Gói dịch vụ cơ bản: Bàn giao GPKD trong vòng 5 – 7 ngày làm việc
1 ngày: Luật Trần và Liên danh tư vấn chi tiết về địa điểm kinh doanh, soạn đầy đủ hồ sơ, trình doanh nghiệp ký và nộp lên sở KH&ĐT.
3 – 5 ngày: Sở KH&ĐT xét duyệt hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận hoạt động địa điểm kinh doanh.
1 ngày: Luật Trần và Liên danh trả kết quả tận nơi cho doanh nghiệp.
Gói dịch vụ nhanh: Bàn giao GPKD trong vòng 1 – 2 ngày làm việc
Trong vòng 24h hoặc 48h kể từ khi doanh nghiệp đăng ký mở địa điểm kinh doanh, Luật Trần và Liên danh sẽ hoàn thành thủ tục và bàn giao GPKD tận nơi cho doanh nghiệp. Liên hệ Luật Trần và Liên danh để được tư vấn và báo phí cụ thể.
Thông tin doanh nghiệp cần cung cấp
Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp 3 thông tin sau:
Mã số thuế công ty mẹ.
Thông tin địa điểm kinh doanh: Tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động.
CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hồ Chí Minh – Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện sau:
Tên của địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. Ví dụ: Địa điểm kinh doanh số 1 – Công ty TNHH Tư vấn Luật Trần và Liên danh.
Địa điểm kinh doanh không được đặt tại tòa nhà chung cư, nhà tập thể (theo quy định của Luật nhà ở).
Ngành nghề của địa điểm kinh doanh phải lấy từ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề yêu cầu về giấy phép con (ví dụ: kinh doanh thực phẩm), Luật Trần và Liên danh sẽ tư vấn và hỗ trợ làm giấy phép con sau khi thành lập địa điểm kinh doanh nếu doanh nghiệp có nhu cầu.
Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hồ Chí Minh – Hồ sơ, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Quy trình thành lập địa điểm kinh doanh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh (ĐĐKD)
Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:
Thông báo lập địa điểm kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký nếu ĐĐKD trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký nếu ĐĐKD trực thuộc chi nhánh).
Giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ.
Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh.
Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời hạn giải quyết hồ sơ: 5-7 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ và nộp lại.
Bước 4: Đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải thực hiện công bố về việc thành lập địa điểm kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh theo Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hồ Chí Minh
Một doanh nghiệp có thể mở nhiều địa điểm địa kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh, thành phố.
Địa điểm kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí môn bài là 1.000.000đ/năm.
Treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Trường hợp không treo biển hiệu doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính hoặc đóng mã số thuế.
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu về dịch vụ sau thành lập địa điểm kinh doanh hoặc cần tư vấn chi tiết, doanh nghiệp hãy liên hệ Luật Trần và Liên danh để được hỗ trợ nhanh nhất, chính xác nhất.
Một số câu hỏi thường gặp về Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hồ Chí Minh
Địa điểm kinh doanh có được sử dụng con dấu không?
Trả lời: Đại điểm kinh doanh không được phép đăng ký, sử dụng con dấu.
Địa điểm kinh doanh có phải đóng thuế không?
Trả lời: Địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài (1.000.000 vnđ/năm)
Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hồ Chí Minh – Đăng ký tài khoản trên trang đăng ký doanh nghiệp để hồ sơ như thế nào?
Bước 1: Bạn vào trang https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Bước 2: Dịch vụ công, vào mục Đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.
Bước 3: Bạn vào tạo tài khoản mới,
Bước 4: Bạn điền những thông tin liên quan đến tài khoản của bạn. Rồi bạn đăng ký.
Bước 5: Vào email bạn đăng ký với hệ thông mở link để kích hoạt tài khoản của bạn đã đăng ký.
Bước 6: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét vào kịch hoạt tài khoản của bạn trong vòng 2-3 ngày làm việc.
Trên đây là bài viết tư vấn về Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hồ Chí Minh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.