Công nghệ ngày càng phát triển cũng là lúc nhiều thủ tục hành chính được chuyển đổi số. Trong đó, có thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Việc đơn giản hóa thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp – Làm lý lịch tư pháp online – đem lại nhiều thuận tiện không chỉ đối với người dân mà còn đối với cơ quan có thẩm quyền.
Vậy cụ thể, làm lý lịch tư pháp online là gì và thực hiện như thế nào? So với cách làm truyền thống thì làm lý lịch tư pháp online có ưu điểm gì vượt trội?
Ở bài viết này, Luật Trần và Liên Danh xin phép chia sẻ đến Quý khách hàng thông tin liên quan đến dịch vụ lý lịch tư pháp online.
Làm lý lịch tư pháp online – Lý lịch tư pháp trực tuyến (lltptructuyen) là gì?
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan có thẩm quyền về quản lý cơ sở dữ liệu tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Hiện nay, có hai loại Phiếu lý lịch tư pháp là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Vậy xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp này thế nào? Có thể xin lý lịch tư pháp trực tuyến được không?
Làm lý lịch tư pháp online (lý lịch tư pháp trực tuyến) là việc cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tiến hành đăng ký qua hệ thống dịch vụ trực tuyến. Cụ thể, cá nhân sẽ tiến hành kê khai thông tin trên hệ thống, thay vì kê khai trực tiếp tại cơ quan tư pháp như trước đây. Cá nhân cũng có thể đăng ký dịch vụ bưu điện nộp hồ sơ/trả kết quả tại nhà mà không cần trình diện trực tiếp trước bộ phận tiếp nhận hồ sơ.
Ưu điểm của việc làm lý lịch tư pháp online – Lý lịch tư pháp trực tuyến (lltptructuyen)
Có thể dễ dàng thấy được, so với cách làm truyền thống thì làm lý lịch tư pháp online có những ưu điểm nổi bật sau đây:
- Đối với cá nhân yêu cầu cấp lý lịch tư pháp:
Thứ nhất, người yêu cầu cấp lý lịch tư pháp trực tuyến sẽ không cần có mặt trực tiếp tại Cơ quan cấp lý lịch tư pháp. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí di chuyển của từng cá nhân. Đặc biệt, đối với những cá nhân học tập và công tác xa, không có điều kiện đi lại, thì đây là một giải pháp vô cùng hữu hiệu.
Thứ hai, nếu không thành thạo công nghệ thì đây không phải là điều đáng lo ngại. Bởi lẽ, cá nhân có thể nhờ người khác tiến hành đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến.
Thứ ba, có thể sửa thông tin tờ khai đã nhập trên hệ thống. Tuy nhiên chỉ trong trường hợp bộ phận tiếp nhận chưa thực hiện tiếp nhận hồ sơ. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhiều lần.
Thứ tư, người nước ngoài muốn xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thể thực hiện trực tuyến. Bởi lẽ, hiện nay hệ thống dịch vụ đã hỗ trợ cả phiên bản tiếng Anh.
- Đối với cơ quan có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp:
Thứ nhất, thuận lợi trong quá trình tiếp dân. Thời gian nhập dữ liệu cho từng cá nhân sẽ được giảm thiểu đáng kể. Bởi lẽ, cá nhân đã tiến hành kê khai trước trên hệ thống trực tuyến.
Thứ hai, nâng cao chất lượng, tạo điều kiện đơn giản hóa công tác xử lý hồ sơ. Từ đó tiến tới cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo công tác tiếp dân hiệu quả.
Một số hạn chế của việc làm lý lịch tư pháp online
Dù có nhiều ưu điểm vượt trội, làm lý lịch tư pháp online vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể:
Thứ nhất, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hoàn thành việc đăng ký trực tuyến, hồ sơ gốc cần được nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Điều này dẫn đến nếu nhân viên bưu điện không nhận và gửi hồ sơ kịp thời, hoàn toàn có khả năng sẽ phải khai báo lại.
Do đó, để hạn chế tình trạng này, cá nhân yêu cầu cấp lý lịch tư pháp trực tuyến nên chủ động mang hồ sơ đến bưu cục. Việc này đảm bảo thời gian chuyển phát và tránh tình trạng phải khai báo lại hồ sơ trên hệ thống.
Thứ hai, một số nhân viên bưu điện chưa được đào tạo chuyên môn. Nhiều trường hợp chữ ký của cá nhân xin cấp lý lịch tư pháp chưa đúng khiến hồ sơ phải gửi nhiều lần. Điều này gây tốn thời gian, khiến kết quả được trả chậm, gây nhiều bức xúc cho người dân.
Thứ ba, có trường hợp người dân nộp hồ sơ không đầy đủ, cần nộp bổ sung. Dẫn đến bên vận chuyển phải đi lại nhiều lần để hoàn thiện hồ sơ.
Làm lý lịch tư pháp online như thế nào?
Trước đây, khi có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cá nhân phải trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ và chờ ngày hẹn nhận kết quả. Quy trình này tương đối rắc rối vì nhiều trường hợp cá nhân khai thông tin thiếu, không đầy đủ dẫn đến hồ sơ phải bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần.
Khắc phục những bất cập này, thủ tục làm lý lịch tư pháp online đã được triển khai đồng bộ tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Cụ thể, quy trình làm lý lịch tư pháp online – Lý lịch tư pháp trực tuyến (lltptructuyen) được tiến hành như sau:
BƯỚC 1: Truy cập trang web đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/
BƯỚC 2: Xác định đối tượng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến.
- Chọn đối tượng nộp hồ sơ
Có 05 nhóm đối tượng được liệt kê bao gồm:
Một là, công dân Việt Nam thường trú/tạm trú ở trong nước.
Hai là, công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài.
Ba là, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Bốn là, công dân Việt Nam không xác định nơi thường trú/tạm trú.
Năm là, người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
- Chọn nơi thường trú hoặc tạm trú
Trường hợp cá nhân có yêu cầu cấp lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú/tạm trú hoặc là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì không cần nhập thông tin tại mục này.
Ví dụ, đối tượng nộp hồ sơ dưới đây là công dân Việt Nam thường trú/tạm trú ở trong nước, cụ thể là Thành phố Hà Nội. Sau khi hoàn thành thông tin liên quan đến đối tượng, giao diện sẽ chuyển sang trang thông tin dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền tương ứng. Trong trường hợp này là Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội.
BƯỚC 3: Nhập thông tin tờ khai
Chọn mục “NHẬP TỜ KHAI” Sau đó, tiến hành hoàn thiện thông tin Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Cụ thể, các thông tin cần kê khai bao gồm:
Thông tin cơ bản, Thông tin về cha, mẹ, vợ (chồng). Lưu ý, những trường thông tin đánh dấu (*) là khối thông tin bắt buộc phải nhập.
Quá trình cư trú. Nhấp vào mục “Nhập thông tin cư trú” để điền vào các ô trống.
Sau khi nhập xong một quãng thời gian cư trú, nhấn “Nhập thông tin cư trú” để tiếp tục điền. Lưu ý, chỉ có thể nhập tối đa 15 bản ghi thông tin về quá trình cư trú.
Thông tin khác. Dù khối thông tin này không được đánh dấu (*) nhưng vẫn cần điền đầy đủ.
– Mục đích cấp phiếu;
– Số lượng phiếu cấp thêm;
– Thông tin án tích;
– Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay số 2;
– Có yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản hay không?
– Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. Tại mục này, cá nhân cần xác định mình thuộc đối tượng đóng phí nào để tích cho đúng. Có ba mức bao gồm: đóng phí thông thường, được giảm phí hoặc miễn phí.
Chứng minh nhân dân (scan 2 mặt);
– Hộ khẩu thường trú (scan đầy đủ trang bìa và các trang thông tin liên quan đến bản thân);
– Biên nhận nộp tiền.
Dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và chuyển phát kết quả.
Cá nhân có quyền lựa chọn dịch vụ bưu điện hoặc không sử dụng. Nếu chọn dịch vụ này, cá nhân được lựa chọn Đăng ký nộp hồ sơ tại nhà (nhân viên bưu điện sẽ đến nhà để thu hồ sơ) và Đăng ký trả kết quả tại nhà (nhân viên bưu điện sẽ đến nhà để trả kết quả). Hoặc có thể chỉ chọn một trong hai dịch vụ.
Cá nhân đăng ký dịch vụ nào thì phải nhập địa chỉ lấy hồ sơ/trả kết quả tương ứng.
Chú ý: Công dân không nhập địa chỉ nộp hồ sơ và trả kết quả ngoài lãnh thổ Việt Nam!
Cuối cùng, tích vào ô “Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai, các dịch vụ đã đăng ký của mình” và ấn “Tiếp tục”.
BƯỚC 4: Xác nhận thông tin kê khai
Lúc này, hệ thống hiện ra Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dựa trên các thông tin đã khai trước đó. Cá nhân cần kiểm tra lại toàn bộ thông tin đã nhập và sửa lại nếu có sai sót.
Nếu không có vấn đề gì với khối thông tin đã kê khai, nhập mã xác nhận và ấn “Tiếp tục”.
BƯỚC 5: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Hệ thống sẽ trả về mã số đăng ký trực tuyến. Cá nhân cần ghi nhớ mã số và chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Trường hợp đăng ký dịch vụ bưu điện, nhân viên bưu điện sẽ liên hệ và đến địa chỉ đã đăng ký để thu hồ sơ và phí. Hoặc có thể nộp hồ sơ yêu cầu trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (in dựa trên phần đã kê khai);
Trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu điện, Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải được chứng thực.
– Bản chụp (xuất trình bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Bản chụp (xuất trình bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu. Hoặc giấy chứng nhận thường trú/tạm trú, thẻ thường trú/tạm trú. Riêng giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú có thể nộp bản chính.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp online bạn đọc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn những thủ tục pháp lý chất lượng hàng đầu tại Hà Nội!