Phí đăng ký bản quyền tác giả

phí đăng ký bản quyền tác giả

Chi phí đăng ký bản quyền tác giả là khoản phí mà chủ sở hữu tác phẩm, tác giả tác phẩm sẽ phải nộp cho cơ quan đăng ký khi tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền tác giả. Với mỗi loại hình tác phẩm khác nhau sẽ có lệ phí khác nhau, để khách hàng tham khảo không chỉ là cách tính lệ phí đăng ký bản quyền. Trong nội dung bài viết ngày ngoài việc tư vấn Phí đăng ký bản quyền tác giả, chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tác giả để khách hàng tham khảo.

Điều kiện đăng ký bản quyền

Để tác phẩm có thể đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm đó phải là đối tượng được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: 1 bài hát có thể đăng ký bản quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm âm nhạc; 1 phần mềm máy tính có thể được đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm phần mềm máy tính hay còn gọi là đăng ký bản quyền phần mềm

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả. Do đó, khi có ý định đăng ký, khách hàng nên tham khảo quy định về việc những đối tượng nào sẽ được bảo hộ và những đối tượng nào không được bảo hộ.

Lợi ích từ việc đăng ký bản quyền

Đăng ký bản quyền tác giả đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức, cá nhân như:

Đăng ký quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.

Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, tác giả hoặc chủ sở hữu chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.

Đảm bảo quyền sở hữu đối với tác giả khi có tranh chấp xảy ra;

Hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ;

Thuận lợi cho việc tác giả chuyển nhượng các tác phẩm do mình sáng tạo ra, tạo niềm tin tuyết đối với người nhận chuyển nhượng.

phí đăng ký bản quyền tác giả

phí đăng ký bản quyền tác giả

Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả

Đăng ký bản quyền tác giả là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có sự xâm phạm và là cơ sở chứng minh thời điểm phát sinh quyền.

Loại hình tác phẩm được đăng ký bản quyền 

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bản quyền tác giả bao gồm:

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác: là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu: phần mềm máy tính,…

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. Theo đó tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó;

Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm: Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh; Công trình kiến trúc.

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian.

Các đối tượng không được bảo hộ và đăng ký bản quyền tác giả

Tin tức thuần túy đưa tin (các thông tin báo chí ngắn hàng ngày chỉ thuần túy mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo).

Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và bản dịch chính thức của văn bản đó bao gồm: văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Thời hạn giải quyết

Căn cứ Điều 52 VBHN 07/VBHN-VPQH 2019 quy định như sau:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn

Lệ phí

STT

Loại hình tác phẩm

Phí, lệ phí (VNĐ)

1

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);

– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

– Tác phẩm báo chí;

– Tác phẩm âm nhạc;

– Tác phẩm nhiếp ảnh.

100.000

2

– Tác phẩm kiến trúc;  

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

300.000

3

– Tác phẩm tạo hình;

– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

400.000

4

– Tác phẩm điện ảnh;

– Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

500.000

5

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính.

600.000

Chi phí đăng ký quyền liên quan

Cuộc biểu diễn được định hình trên:

Bản ghi âm: 200.000 VND

Bản ghi hình: 300.000 VND

Chương trình phát sóng: 500.000 VND

Bản ghi âm: 200.000 VND

Bản ghi hình: 300.000 VND

Chương trình phát sóng: 500.000 VND

Phạm vi phạm liên quan đến bản quyền tác giả

Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với một sốvi phạm quyền tác giảnhư sau:

Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm:

Hành vi

Mức phạt

Sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

02 – 03 triệu đồng

Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

03 – 05 triệu đồng

Xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu, biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu.

05 – 10 triệu đồng

Biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

10 – 15 triệu đồng

Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

15 – 30 triệu đồng

Sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

15 – 35 triệu đồng

Trên đây là một số chia sẻ về phí đăng ký bản quyền tác giả của Luật Trần và Liên danh, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chi phí đăng ký bản quyền tác giả. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh nhất. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139