Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì? Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại ra sao? Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại như thế nào?
Tất cả những thắc mắc sẽ có trong bài viết về hợp đồng nhượng quyền của Luật Trần và Liên danh.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại: Là hoạt động thương mại; theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
Việc mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá; tên thương mại; bí quyết kinh doanh; khẩu hiệu kinh doanh; biểu tượng kinh doanh; quảng cáo của bên nhượng quyền;
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Hình thức mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận. Trong các trường hợp do pháp luật quy định.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ. Thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Chuyển giao quyền thương mại:
Bên nhận quyền được chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác; khi đáp ứng được các điều kiện sau đây.
a) Bên dự kiến nhận chuyển giao đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định;
b) Được sự chấp thuận của Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình. (sau đây gọi tắt là Bên nhượng quyền trực tiếp).
Bên nhận quyền phải gửi yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao quyền thương mại cho Bên nhượng quyền trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Bên nhận quyền; Bên nhượng quyền trực tiếp phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ:
a) Chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền;
b) Từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền theo các lý do do pháp luật quy định.
Trong thời hạn 15 ngày nêu trên; nếu Bên nhượng quyền trực tiếp không có văn bản trả lời thì được coi là chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền.
Bên nhượng quyền trực tiếp chỉ được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền khi có một trong các lý do sau đây:
a) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà bên dự kiến nhận chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
b) Bên dự kiến nhận chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của Bên nhượng quyền trực tiếp;
c) Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống nhượng quyền thương mại hiện tại;
d) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của Bên nhận quyền theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
đ) Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhượng quyền trực tiếp, trừ trường hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho Bên nhận quyền.
Bên chuyển giao quyền thương mại mất quyền thương mại đã chuyển giao. Mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền thương mại của Bên chuyển giao được chuyển cho Bên nhận chuyển giao; trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:
a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.
Trên đây là bài viết về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nếu có vấn đề cần tư vấn hỗ trợ về dịch vụ pháp lý. Vui lòng liên hệ với Công ty Luật Trần và Liên danh theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH Trần và Liên Danh
Điện thoại: 024-6292- 6678
Di Động: 0969-078- 234
Email: lienhe@luatsutran.vn
Website: luatsutran.vn
Địa chỉ: Phòng 11.11, Tòa nhà C37 Bộ Công An, Số 17 Tố Hữu, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác vui lòng gọi hotline để được tư vấn.