Dịch vụ thành lập công ty trọn gói mới nhất

thành lập công ty trọn gói

Bạn đang muốn tìm một dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín, bài viết sau đây Luật Trần và Liên danh sẽ giới thiệu cho quý khách các quy định của pháp luật về thành lập công ty và dịch vụ công ty trọn gọi của Luật Trần và Liên danh.

Thủ tục thành lập công ty trọn gói sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp trước khi thành lập

Thủ tục thành lập công ty đầu tiên mà mọi cá nhân, tổ chức cần thực hiện chính là xác định loại hình công ty. Việc làm này đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng xuyên suốt đến quá trình thành lập và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, mọi người nên cân nhắc và xác định cho mình một loại hình phù hợp.

Theo Luật doanh nghiệp ban hành, có 5 loại hình công ty chính gồm:

(I)Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Đây là một trong những loại hình công ty phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Trong đó được chia thành hai loại hình nhỏ là:

Công ty TNHH một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ

(II) Công ty cổ phần

Loại hình doanh nghiệp này được thành lập bởi vốn của nhiều cá nhân/tổ chức. Số vốn góp sẽ được quy đổi bằng cổ phần và người góp vốn sẽ được gọi là cổ đông. Công ty cổ phần bắt buộc có số cổ đông tối thiểu là 3 người. Thủ tục thành lập công ty cổ phần cũng tương tư như các loại hình công ty khác, chỉ khác một số hồ sơ chuẩn bị.

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại Luật này.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

thành lập công ty trọn gói
thành lập công ty trọn gói

(III) Doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn, tự làm chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp ý, không được phát hành chứng khoán, không được góp vốn, mua cổ phần của Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

(IV) Công ty hợp danh

Tại Việt Nam, loại hình công ty hợp danh ít được nhắc đến. Loại hình công ty này phải có ít nhất 2 hai chủ sở (thành viên hợp danh) cùng kinh doanh bằng một tên gọi. Sau khi hoàn tất thành lập doanh nghiệp, loại hình này sẽ có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, điểm bất cập của loại hình này là không được phát hành chứng khoán.

Đối với mỗi loại hình công ty, chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Do đó, quý khách hàng hãy xem xét dựa trên định hướng phát triển của công ty để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Bước 2: Chọn tên khi thành lập công ty hoặc thành lập doanh nghiệp

Mọi người dành rất nhiều tâm huyết, công sức khi đặt tên cho công ty. Có người lựa chọn theo sở thích, có người lựa chọn theo phong thủy, lại có người lựa chọn theo một ý nghĩa ẩn dụ nào đó. Tuy nhiên dù lựa chọn theo bất kỳ ý đồ nào thì điều kiện bắt buộc vẫn phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Đặt tên công ty nghe có vẻ đơn giản, vậy nhưng đây lại là thủ tục thành lập công ty khiến không ít cá nhân, tổ chức đau đầu.

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

Loại hình doanh nghiệp;

Tên riêng.

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Bước 3. Đăng ký địa chỉ trụ sở chính khi thành lập doanh nghiệp, công ty

Quy định tại điều 43 Luật Doanh nghiệp, trụ sở chính là địa điểm liên lạc của công ty. Thông tin trụ sở phải được xác định rõ thôn/xóm/số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

Trụ sở chính quý khách hàng khai trong thủ tục thành lập công ty phải có quyền sử dụng hợp pháp. Điều đó có nghĩa, quý khách hàng sẽ phải là chủ sở hữu địa điểm đăng ký trụ sở. Hoặc trường hợp trụ sở chính là địa điểm thuê, mượn… cần phải có hợp đồng theo đúng pháp luật.

Một vấn đề nữa liên quan đến trụ sở chính khi thực hiện thủ tục mở công ty mà Luật Trần và Liên danh hay nhận được chính là vấn đề  chung cư. Trên quy định, các chung cư dùng để ở sẽ không được quyền làm trụ sở công ty. Trừ trường hợp tầng trệt, từng 1, tầng 2… chung cư được chủ đầu tư xin phép xác định là có chức năng kinh doanh.

Bước 4: Đăng ký vốn điều lệ khi thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp

Lẽ ra trước khi giới thiệu mục vốn điều lệ, Luật Trần và Liên danh sẽ phải trình bày với quý khách hàng về vấn đề ngành nghề kinh doanh. Nhưng vì trước khi có ý định thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, chắc chắn 100% cá nhân, tổ chức đều đã xác định rõ vấn đề này. Chỉ cần kiểm tra và điều chỉnh lại theo đúng bảng mã ngành nghề kinh doanh quy định. Nên thiết nghĩ, chúng tôi sẽ không cần phải đề cập đến vấn đề này nữa.

Quay trở lại vấn đề chính trong mục này là vốn điều lệ. Mọi người có thể hiểu đơn giản vốn điều lệ là số tiền mà chủ sở hữu, thành viên, cổ đông góp vào khi thành lập công ty, hoặc cam kết góp vào theo thời gian quy định rõ trong Điều lệ. Vốn điều lệ được xem là cơ sở để phân định rõ quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông góp vốn. Tất nhiên, đối với những công ty như trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu sẽ phải góp 100% vốn điều lệ.

Vốn điều lệ còn là yếu tố tác động đến thuế môn bài mà công ty sẽ phải đóng với cơ quan nhà nước. Do vậy, quý khách hàng không nên chọn bừa bãi một số vốn điều lệ. Thay vào đó nên hỏi ý kiến của mọi người đi trước hoặc nhận sự tư vấn của công ty Luật để lựa chọn số vốn điều lệ phù hợp.

Bước 5: Quyết định người đại diện theo pháp luật công ty

Trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng sẽ cần phải kê khai người đại diện theo pháp luật là Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị. Các quy định về người đại diện theo pháp luật được nêu rõ tại Điều 13, 14, 15, 16 Luật Doanh nghiệp. Theo đó:

– Người đại diện theo pháp luật phải cư trú tại Việt Nam. Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện nhưng phải xuất cảnh khỏi Việt nam sẽ phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác.

– Người đại diện có quyền và nghĩa vụ trong các giao dịch của công ty. Đồng thời là đại diện cho công ty trước pháp luật.

– Có thể có hơn một người đại diện theo pháp luật đối với Công ty TNHH và Công ty Cổ phần

Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, người đại diện theo pháp luật sẽ cần phải có những điều chỉnh đặc biệt.

Bước 6: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh thích hợp.

Ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh. Nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Bạn cần chuẩn bị những ngành nghề kinh doanh mà bạn dự định thực hiện kinh doanh và những ngành nghề mà bạn dự tính thực hiện kinh doanh sau này.

Ngành nghề kinh doanh sẽ phải áp dụng theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện để được thành lập, như về giấy phép kinh doanh, về vốn pháp định,…

Bước 7: Soạn thảo hồ sơ cho công ty gồm văn bản đơn đăng ký, danh sách các thành viên hoặc cổ đông trong công ty, điều lệ.

Bước 8: Khắc con dấu đại diện theo khuôn khổ mẫu và phải công bố công khai con dấu sử dụng.

Bước 9: Đăng ký, thông báo thông tin trên cổng thông tin quốc gia.

Bước 10: Kê khai thuế và mua hóa đơn hoặc phát hành hóa đơn điện tử.

Trên đây bài viết của Luật Trần và Liên Danh về thành lập doanh nghiệp trọn gói. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139