Các bước thành lập công ty cổ phần

các bước thành lập công ty cổ phần

Nếu bạn muốn thành lập công ty cổ phần thành công 100%, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về lựa chọn đối tác để hợp tác, chuẩn bị ngành nghề hoạt động kinh doanh, mức vốn đăng ký kinh doanh, địa chỉ dự định đặt công ty…

Dưới đây là một số thông tin cung cấp cho các bạn tìm hiểu để tiến hành các bước thành lập công ty cổ phần nhanh chóng, đơn giản mà không phải mất nhiều thời gian tư đi tìm hiểu về thủ tục pháp lý.

Sau khi tìm hiểu nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì vui lòng liên hệ ngay dịch vụ thành lập công ty cổ phần trọn gói của Luật Trần và Liên Danh. Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh chúng tôi chuyên thực hiện dịch vụ thành lập công ty cổ phần giá rẻ trọn gói uy tín hàng đầu Việt Nam.

Điều kiện thành lập công ty cổ phần là gì?

Cũng giống như các loại hình khác, điều kiện thành lập công ty cổ phần có những yêu cầu về pháp lý sau:

Tên công ty: Không được đặt tên trùng hay gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký trước trong phạm vi cả nước.

Trụ sở đại diện kinh doanh: Đây là yêu cầu bắt buộc phải có trụ sở giao dịch, không được đặt tại các khu tập thể hay trung cư không có chức năng kinh doanh.

Đăng ký ngành nghề kinh doanh: Khi đăng ký giấy phép kinh doanh công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân.

Đối với những ngành nghề có điều kiện buộc phải thỏa mãn những điều kiện để được thành lập. tùy thuộc theo bắt buộc của khách hàng, luật sư sẽ tư vấn các điều kiện cụ thể về từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Lưu ý: Ngoài nhưng quy định trên, điều kiện để thành lập công ty cổ phần cần lưu ý thêm các yêu cầu như:

Giám đốc/ Tổng giám đốc trong công ty cổ phần không từng giữ chức vụ giám đốc hay tổng giám đốc

Thành lập công ty cổ phần buộc phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa

Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng.

Vốn tối thiểu thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu?

–  Câu trả lời là còn tuỳ vào doanh nghiệp đó sẽ đăng ký ngành nghề kinh doanh gì?

+ Nếu công ty của bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường, mà ngành đó không yêu cầu mức vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty cổ phần.

Vì danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh khá nhiều nên bạn có thể tham khảo danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh dưới đây:

– Trong thực tế có nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ thành lập công ty cổ phần là 1 triệu đồng, hoặc đăng ký vài chục triệu đồng.

Điều này quy định pháp luật không cấm. Tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp như vậy thì khi đi giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, cơ quan thuế thì họ thường không tin tưởng và rất hạn chế giao dịch.

Chính vì vậy đó là một trở ngại lớn khi đăng ký mức vốn điều lệ công ty cổ phần quá thấp. Cho nên cần đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp thực tế để thuận tiện hơn cho giao dịch kinh doanh.

– Còn nếu công ty cổ phần của bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty cổ phần chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

– Nếu các bạn muốn tìm hiểu về mức vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH 1 Thành Viên, 2 thành viên, DNTN thi mời bạn tham khảo đầy đủ thông tin tại bài viết:” Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?

Các bước thành lập công ty cổ phần

Nắm các bước để thành lập công ty cổ phần chuẩn theo quy định pháp luật. Tuy các bước thành lập công ty đều có điểm chung, tuy nhiên công ty cổ phần có những lưu ý sau.

các bước thành lập công ty cổ phần
các bước thành lập công ty cổ phần

Bước tìm hiểu các thông tin để chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Các thông tin cần lưu ý khi thành lập công ty cổ phần là: Tên công ty cổ phần, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ…

Thông tin về tên công ty cổ phần

Tên công ty cổ phần gồm tên tiếng Việt, tên nước ngoài và tên viết tắt. 

Tên tiếng Việt của công ty cổ phần

Tên tiếng Việt phải đảm bảo có 2 thành tố theo thứ tự:

+ Tên loại hình doanh nghiệp: “Công ty cổ phần” hoặc “Công ty CP” 

+ Tên riêng: Tên riêng của công ty được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Các cổ đông sáng lập sẽ ngồi lại, bàn bạc với nhau và quyết định tên công ty cổ phần. Tên công ty phải được ghi trong biển hiệu của công ty. Và trước khi đặt tên, công ty nên tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty cổ phần

Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty cổ phần có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng.

Tên bằng tiếng nước ngoài của công ty cổ phần cũng phải được ghi tên trên biển hiệu. Thường thì tên tiếng Anh dịch từ “công ty cổ phần” thường là “join stock company”.

Tên viết tắt của công ty cổ phần được viết tắt từ tên bằng Tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Những điều cấm khi đặt tên công ty cổ phần thường là:

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp. Trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thông tin về trụ sở chính của công ty cổ phần

Các cổ đông sáng lập sẽ tìm địa điểm dự định đặt trụ sở chính công ty cổ phần. Trụ sở chính của công ty cổ phần là địa điểm liên lạc của công ty trên lãnh thổ Việt Nam. Có địa chỉ được xác định.

Gồm: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có thể thêm số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Thông tin về ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Hiện nay, có một số ngành nghề phải đáp ứng các điều kiện mới được kinh doanh. Đây hầu như các các ngành nghề vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Do đó, trước khi thành lập công ty cổ phần, khách hàng cần lưu ý về ngành nghề kinh doanh của công ty mình.

Xem có vi phạm về ngành nghề kinh doanh bị cấm kinh doanh hay không? Hay ngành nghề đó có thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện không? cần phải đáp ứng các điều kiện gì?

Để đảm bảo công ty tổ phần hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi và phát triển. Các cổ đông sáng lập nên tìm hiểu thị trường kinh doanh, khảo sát thị trường, nghiên cứu thị trường.

Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực mới công ty cổ phần của mình. Để từ đó sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh, phương án kinh doanh cho công ty cổ phần của mình. 

Thông tin về người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần có thể là một người hoặc nhiều người. Các cổ đông sáng lập sẽ ngồi lại với nhau, cùng nhau bàn bạc và quyết định ai là người đại diện theo pháp luật cho công ty. 

Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Khi đã quyết định ai là người đại diện theo pháp luật, cổ đông sáng lập phải lưu giữ thông tin, cũng như bản sao, chứng thực các giấy tờ, tài liệu liên quan đến người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần.

Thông tin về vốn điều lệ của công ty cổ phần

Khi thành lập công ty cổ phần, vốn điều lệ là một trong những vấn đề quan trọng cần phải nhắc tới. là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty là bao nhiêu theo Luật doanh nghiệp năm 2014 thì không quy định.

Vốn điều lệ của công ty sẽ phụ thuộc vào ngành nghề mà công ty dự định kinh doanh. Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu cần có vốn pháp định.

Một số ngành nghề yêu cầu cần phải ký quỹ với ngân hàng. Do đó, các cổ đông sáng lập cũng nên phải lưu ý về vấn đề này.

Điều lệ công ty cổ phần

Trước khi quyết định soạn thảo Điều lệ công ty, các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần sẽ thống nhất với nhau về các vấn đề: tên công ty, trụ sở chính, vốn điều lệ…Nội dung điều lệ chủ yếu:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty. Tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có)

+ Ngành, nghề kinh doanh.

+ Tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần

+ Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập.

+ Quyền và nghĩa vụ của cổ đông đối với công ty cổ phần.

+ Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần.

+ Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần.

+ Thể thức thông qua quyết định của công ty. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

+ Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý, hội đồng quản trị  và Kiểm soát viên;

+ Những trường hợp cố đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần.

+ Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh.

+ Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty.

+ Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Trên đây cung cấp thông tin hữu ích về các bước thành lập công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.

Nếu còn thắc mắc hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại công ty luật chúng tôi, vui lòng liên hệ để được hướng dẫn và tư vấn hỗ trợ.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139