Để thành lập doanh nghiệp chế xuất cần nhiều điều kiện hơn so với các doanh nghiệp thông thường. Vậy thì điều kiện cần và đủ để thành lập doanh nghiệp chế xuất là gì? Quy định của pháp luật về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp chế xuất như thế nào?
Luật Trần và Liên Danh sẽ gửi tới bạn đọc qua bài viết tham khảo dưới đây:
Khu chế xuất là gì?
Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.
Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành.
Thế nào là doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng trong mục đích xuất khẩu thị trường nước ngoài và phải nằm trong khu chế xuất. Các loại hàng hóa do doanh nghiệp đó sản xuất khẩu phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải khai báo với cơ quan Hải quan để trở thành doanh nghiệp chế xuất.
DN chế xuất đóng vai trò then chốt trong việc phát triển của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Điều kiện thành lập nhận giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp chế xuất
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp chế xuất như sau:
Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý các khu công nghiệp và khu kinh tế có quy định cụ thể về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất như sau:
Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa. Và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu.
Hàng hóa sản xuất đều phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài.
Chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam.
Và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất.
Hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.
Doanh nghiệp chế xuất phải đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát của Hải Quan và các cơ quan chức năng.
Phải có văn bản đồng ý của hải quan chấp thuận thành lập doanh nghiệp chế xuất.
Theo Khoản 8 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 quy định miễn thuế đối với hàng hóa sản xuất.
Gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.
Theo Mục 55 Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Thì khu chế xuất thuộc địa bàn đặc biệt ưu đãi đầu tư, cụ thể là địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên, không vì thế mà khẳng định rằng, chỉ có nhà đầu tư nước ngoài mới được thành lập doanh nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp chế xuất không phải là một loại hình doanh nghiệp riêng. Mà chỉ là tên gọi nhằm thể hiện địa điểm đặt doanh nghiệp và tính chất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đó là loại hình doanh nghiệp chuyển sản xuất để xuất khẩu.
Do vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất cũng tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác. Điểm khác biệt cơ bản, là doanh nghiệp chế xuất luôn có địa chỉ đặt trong khu chế xuất hoặc khu kinh tế.
Hoặc khu vực đặc biệt khác mà pháp luật cho phép. Thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập là Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Dưới đây là thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp chế xuất cơ bản gồm các bước như sau:
Bước 01: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:
Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Bước 02: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp chế xuất:
Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau:
Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
Bước 03: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.
Bước 04: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
(i) Ngành, nghề kinh doanh;
(ii) Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Bước 05: Khắc dấu của doanh nghiệp
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép.
Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
Bước 06: Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Ưu đãi dành cho doanh nghiệp EPE
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Thì Doanh nghiệp chế xuất được hưởng thuế suất ưu đãi 17% trong vòng 10 năm (đối với các dự án đầu tư mới từ ngày 1/1/2016).
Bên cạnh đó, theo Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC thì Doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế 02 năm đầu tiên. Và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo.
Trừ trường hợp Doanh nghiệp chế xuất tại quận nội thành của đô thị loại đặc biệt. Đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Ưu đãi tiền sử dụng đất:
Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP. Thì dự án đầu tư của Doanh nghiệp chế xuất được miễn tiền thuê đất 07 năm.
Ưu đãi thuế xuất nhập khẩu
Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 cũng như Luật thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu 2016 thì quan hệ mua bán giữa khu chế xuất với nước ngoài sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Ngoài ra, các Doanh nghiệp chế xuất còn có thể được hưởng các ưu đãi tùy theo chính sách riêng của mỗi tỉnh, thành phố.
Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp chế xuất cũng tương tự như Giấy chứng nhận đầu tư của các loại hình doanh nghiệp khác.
Nếu có, thì chỉ khác nhau về thẩm quyền cấp, địa chỉ doanh nghiệp và các quy định về ưu đãi đầu tư ghi nhận trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Kế toán trong doanh nghiệp chế xuất
Chế độ và hệ thống kế toán của doanh nghiệp chế xuất được thực hiện theo quy định chung đối với doanh nghiệp. Tùy thuộc loại hình tương ứng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ, bạn cũng cần lưu ý thêm một số điểm sau đây:
Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan. Trừ ưu đãi riêng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
Để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu.
Và hải quan đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại.
Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu.
Hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất. Khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan.
Những lưu ý của doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa. Và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam.
Phải mở sổ kế toán hoạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Và bố trí khu lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa.
Phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất. Hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.
Trên đây là toàn bội nôi dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh. Trong trường hợp còn có vấn đề nào thắc mắc cần giải đáp hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh qua địa chỉ hotline để được tư vấn chi tiết nhất.