Hợp đồng đặt cọc thuê nhà

hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà đảm bảo được trách nhiệm, quyền lợi, tránh rủi ro cho các bên, đặc biệt là đối với người đi thuê nhà để chắc chắn thuê được căn nhà đó. Vậy, mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà như thế nào? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh theo dõi bài viết dưới đây.

 Vì sao cần giao kết hợp đồng đặt cọc thuê nhà?

Giao dịch thuê nhà được xác lập khi người cho thuê đồng ý cho thuê nhà và người đi thuê đồng ý thuê nhà. Tuy nhiên, nếu chỉ hứa “miệng” mà không có vật gì làm “tin” thì tình trạng bội tín rất có thể xảy ra.

Để tạo tâm lý vững chắc, yên tâm, tránh sự bội tín giữa các bên khi giao kết, thực hiện hợp đồng thuê nhà, hợp đồng đặt cọc ra đời và thường được sử dụng khi bên thuê nhà chưa dọn đến ở ngay nhưng vẫn đặt cọc trước để giữ nhà và đảm bảo sẽ thuê nhà, tránh trường hợp bên cho thuê nhà cho người khác thuê. 

Các loại hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Dựa vào mục đích, chức năng của hợp đồng có thể chia thành các loại như sau: Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng thuê nhà, để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thuê nhà hoặc để đảm cho cả hai mục đích giao kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà. 

Các tên gọi khác của hợp đồng đặt cọc mua bán nhà

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Thỏa thuận đặt cọc thuê nhà

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà kéo dài bao lâu?

Nếu các bên thỏa thuận mục đích của hợp đồng đặt cọc là để giao kết hợp đồng thì hợp đồng đặt cọc chấm dứt sau khi các bên đã hoàn tất việc ký kết hợp đồng thuê nhà.

Nếu thỏa thuận đặt cọc được phát sinh sau khi hợp đồng đã được giao kết thì mục đích của đặt cọc chỉ có thể là nhằm thực hiện hợp đồng và thỏa thuận đặt cọc kéo dài cho đến khi các bên hoàn thành việc thực hiện hợp đồng.

Đối với trường hợp các bên thỏa thuận mục đích của đặt cọc là vừa nhằm giao kết hợp đồng, vừa nhằm thực hiện hợp đồng thì hiệu lực của thỏa thuận đặt cọc kéo dài từ khi các bên giao kết thỏa thuận đặt cọc đến khi giao kết hợp đồng và hoàn thành việc thực hiện hợp đồng.

Làm thế nào để bạn viết một hợp đồng đặt cọc thuê nhà?

Cốt lõi của Hợp đồng đặt cọc là xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó quy định rõ vấn đề xử lý tài sản đặt cọc khi các bên vi phạm vấn đề giao kết, thực hiện Hợp đồng thuê nhà.

Trong trường hợp, hợp đồng thuê nhà được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Trường hợp hợp đồng đặt cọc chỉ nhằm mục đích giao kết hợp đồng thuê nhà. Nếu bên nhận cọc từ chối giao kết hợp đồng hoặc có những hành vi làm cản trở việc giao kết hợp đồng thì ngoài phải trả lại số tiền cọc cho bên đặt cọc và chịu phạt một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trong dân gian thường hay gọi là phạt cọc gấp đôi).

Ngược lại, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (hay còn gọi là bị mất cọc).

Trường hợp mục đích hợp đồng đặt cọc còn nhằm thực hiện hợp đồng thuê nhà thì sau khi các bên ký kết hợp đồng thuê nhà, nếu một trong các bên vi phạm điều khoản trong hợp đồng thuê nhà sẽ dẫn đến bị phạt tiền cọc như trên.

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
(V/v : Đặt cọc thuê nhà)

– Căn cứ qui định tại Bộ luật dân sự, Luật nhà ở.
– Theo sự thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm 20….
Tại :

Chúng tôi gồm:

Bên đặt cọc : CÔNG TY TNHH KIMKIM
Địa chỉ: xxx Đinh Tiên Hoàng, Phường Đakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: Fax: Email:
Giấy CNĐKKD số:
Mã số thuế:
Số tài khoản: Ngân Hàng:
Đại diện: Ông NGUYỄN MINH LÊ, chức vụ: Giám Đốc .
Sau đây gọi là Bên A.

Bên nhận đặt cọc :
Ông PHÙNG HOÀNG MẠNH
Số CMND/hộ chiếu: cấp ngày tại TP. Hồ Chí Minh.
Bà LÊ VŨ VÂN
Số CMND/hộ chiếu: cấp ngày tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngụ tại : yyy Phạm Viết Chánh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: – Email:
Sau đây gọi là Bên B.

Sau khi trao đổi, thỏa thuận, hai bên cùng nhau ký kết hợp đồng đặt cọc này với nội dung như sau:

Điều 1: TIỀN ĐẶT CỌC, MỤC ĐÍCH & THANH TOÁN

1.1. Theo đề nghị của bên A, bên B đồng ý sẽ cho bên A thuê căn nhà số XXX Trần Hưng Đạo, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM do mình là chủ sở hữu.
1.2. Để bảo đảm việc ký kết Hợp đồng thuê nhà dự kiến vào ngày 20-6-2010, nay bên A đồng ý đóng cho bên B một số tiền là 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) gọi là tiền đặt cọc.
1.3. Mục đích đặt cọc : bảo đảm thực hiện việc ký kết hợp đồng thuê nhà.
1.4. Thời gian đặt cọc : ngay sau khi hai bên cùng ký hợp đồng đặt cọc này.
1.5. Hình thức thanh toán : tiền mặt. Sau khi nhận tiền, bên B ghi rõ “đã nhận đủ 30 triệu đồng“ vào cuối hợp đồng này.

Điều 2: THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TIỀN ĐẶT CỌC
2.1. Đối với bên A :
– Giao tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận.
– Nếu trong thời gian từ khi ký hợp đồng này đến ngày 20-6-2010 mà thay đổi ý định, không muốn thuê nhà nữa thì phải chịu mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc.
– Nếu đến hết ngày 20-6-2010 ( là ngày dự kiến ký hợp đồng thuê nhà) mà bên B không liên hệ để ký hợp đồng thuê nhà thì cũng xem như đã tự ý không muốn thuê nhà nữa. Ngoại trừ trường hợp có lý do chính đáng, báo trước tối thiểu 2 ngày và được bên B chấp nhận bằng văn bản.
– Được nhận lại toàn bộ số tiền đã đặt cọc sau khi hai bên chính thức ký hợp đồng thuê nhà tại Phòng công chứng. Trừ trường hợp hai bên có sự thỏa thuận khác về số tiền này (sẽ được ghi rõ trong hợp đồng thuê nhà).
– Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên đặt cọc theo qui định tại Bộ luật dân sự.

2..2. Đối với bên B:
– Được nhận số tiền đặt cọc theo thỏa thuận tại Điều 1.
– Được sở hữu và sử dụng toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận nếu bên A thay đổi ý kiến (không thuê nhà nữa) hoặc đến hết ngày 20-6-2010 bên A không liên hệ để ký kết hợp đồng thuê nhà.
– Nếu từ ngày ký hợp đồng này đến hết ngày 20-6-2010 mà bên B thay đổi ý kiến (không cho bên A thuê nhà nữa) thì bên B phải trả lại cho bên B toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận và bồi thường cho bên B thêm một khoản tiền khác tương đương một số tiền đặt cọc đã nhận (tổng cộng 60 triệu đồng).
– Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên nhận đặt cọc theo qui định tại Bộ luật dân sự.

Điều 3: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
3.1. Hai bên xác định hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng này, cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm túc những điều đã thỏa thuận trên đây.
3.2. Nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc hòa giải, cùng có lợi. Nếu không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Bên thua kiện phải chịu trả toàn bộ các chi phí liên quan đến vụ kiện, kể cả chi phí thuê luật sư cho bên thắng kiện.
3.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi hai bên cùng ký, được lập thành 02 (hai) bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

BÊN ĐẶT CỌC BÊN NHẬN ĐẶT CỌC
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên
và ghi rõ ”đã nhận đủ số tiền 30 triệu đồng“)

hợp đồng đặt cọc thuê nhà
hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi tiền đặc cọc thuê nhà?

Thưa luật sư, Tôi hiện là nhân viên văn phòng. Vụ việc của chúng tôi như sau: Tháng 6 Năm 2012 vợ chồng chúng tôi có đi thuê một căn nhà, khi thuê chúng tôi có làm hợp đồng tuy nhiên, chủ nhà không công chứng, thời hạn thuê là 1 năm.

và Chúng tôi có đặt tiền cọc 20tr đồng, Trong hợp đồng có điều khoản nếu trả nhà trước thời hạn kết thúc hợp đồng thì sẽ mất tiền cọc.

Sau thời gian thuê 6 tháng, do an ninh khu vực phức tạp, nhà chúng tôi bị trôm cạy cửa 3 lần (tuy chưa trộm được gì) nên chúng tôi có thỏa thuận với chủ nhà việc trả nhà sớm. Khi thỏa thuận, chủ nhà đồng ý và hứa sẽ trả lại tiền cọc sau khi chúng tôi dọn đi.

Sau khi chúng tôi dọn đi, có liên hệ lại với chủ nhà thì họ cố tình dây dưa không trả, sau đó 1 tháng thì họ nói không trả tiền cọc nữa.

Tôi có làm đơn thưa lên UBND phường, phía Phường cũng mời họ lên hòa giải nhưng họ không lên, không hợp tác. UBND phường sau đó yêu cầu chúng tôi nếu tiếp tục thì nên kiện ra tòa.

Xin quý Luật sư cho hỏi: vụ việc của chúng tôi có thể kiện ra tòa án được không? (hồ sơ chứng minh chỉ có bản hợp đồng không công chứng. và lời hứa trả tiền của chủ nhà qua tin nhắn điện thoại). Thủ tục thực hiện như thể nào?

Xin chân thành cám ơn luật sư.

Trả lời:

Bạn thân mến, thắc mắc của bạn được giải quyết như sau:

Căn cứ pháp lý:Bộ luật dân sự năm 2005; Nghị định số 163/2006 NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

Thứ nhất: Theo quy định tại Điều 492 BLDS năm 2005 thì:

“Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 402 quy định về hình thức hợp đồng dân sự:

“Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng thuê nhà để ở từ 6 tháng trở lên phải được công chứng, chứng thực, nêu hợp đồng không được công chứng chứng thực thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu.

Trường hợp của bạn là hợp đồng thuê nhà trong vòng một năm; do đó, hợp đồng của bạn phải được công chứng, chứng thực. Như vậy hợp đồng thuê nhà của bạn đã bị vô hiệu ngay từ đầu.

Thứ hai: Theo quy định tại Điều 137 BLDS năm 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 15 NĐ 163/2006 NĐ-CP về giao dịch bảo đảm có quy định “Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Hợp đồng thuê nhà của bạn vô hiệu nhưng bạn đã thực hiện hợp đồng này được 6 tháng; trong hợp đồng bạn thỏa thuận đã có điều khoản là “nếu trả nhà trước thời hạn kết thúc hợp đồng thì sẽ mất tiền cọc”.

Do đó, bạn chấm dứt hợp đồng thuê nhà vào thời điểm này thì bạn sẽ mất toàn bộ tiền đặt cọc. Tuy nhiên, bạn lại cho biết tới thời điểm bạn trả nhà thì lại được thỏa thuận lại là được trả tiền đặt cọc qua tin nhắn điện thoại.

Tại BLDS năm 2015 có quy định:

“Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”.

Do đó, dữ liệu bằng tin nhắn có thể được chấp nhận là một hình thức giao dịch. Nếu bạn kiện ra tòa án thì bạn có thể sử dụng dữ liệu này làm chứng cứ để bạn giải quyết công việc của mình.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về thắc mắc liên quan tới hợp đồng đặt cọc thuê nhà.

Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài Tư vấn ly hôn qua HOTLINE của Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn cụ thể và giải đáp thắc mắc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139