Doanh nghiệp FDI là gì? Trình tự và thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ra sao? Phương thức thành lập như thế nào? Là vấn đề được nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Bởi vì việc huy động được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho doanh nghiệp. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về những vấn đề trên, vậy thì đừng bỏ qua bài viết về lập công ty FDI tại Đồng Tháp sau đây của Luật Trần và Liên danh.
Thành lập công ty FDI có vốn nước ngoài bằng hình thức đầu tư gián tiếp
Đối với phương thức này thì chủ đầu tư nước ngoài tiến hành mua cổ phần, vốn góp của công ty ở Việt Nam. Đây là cách thức đơn giản để một chủ đầu tư của nước ngoài có thể mở công ty tại Việt Nam. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thực hiện theo 2 bước sau:
– Bước 1: Doanh nhân ngoại quốc tiến hành đăng ký mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp của Việt Nam. Hồ sơ đăng ký góp vốn như sau:
- Nội dung cụ thể về việc đăng ký góp vốn, mua bán cổ phần, phần vốn góp với công ty Việt Nam. Trong bản nội dụng phải nếu rõ thông tin chi tiết của công ty mà chủ đầu tư đến từ nước ngoài dự định góp vốn cũng như tỉ lệ vốn muốn góp, cổ phần, phần vốn muốn mua, sở hữu sau khi hai bên ký kết hợp đồng.
- Bản sao có công chứng và xác nhận của lãnh sự các giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân của chủ đầu tư từ nước ngoài như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu và tài liệu xác minh tổ chức đầu tư là cơ quan hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, ví dụ giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện thực hiện nếu doanh nhân ngoại quốc không tự mình thực hiện các thủ tục, hồ sơ này.
– Bước 2: Làm thủ tục chuyển nhượng, mua bán vốn góp, cổ phần theo quy định.
05 bước thành lập công ty FDI
Bước 1: thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài – tìm địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở chính
Không phải tất cả địa điểm, nhà riêng và cao ốc văn phòng đều có thể được sử dụng để đăng ký địa chỉ công ty.
Địa chỉ công ty phải có hợp đồng thuê nhà/đất một cách chính thức và hợp pháp.
LƯU Ý: Có nhiều nhà đầu tư không thể xin giấy phép kinh doanh do hợp đồng thuê nhà/văn phòng không phù hợp, trong khi đã đầu tư ban đầu vào việc thiết kế thi công văn phòng và các cơ sở vật chất khác.v.v…
Bước 2: chuẩn bị hồ sơ giấy tờ theo qui định
Cần lập một checklist về danh mục các giấy tờ cần chuẩn bị.
Một số giấy tờ từ nước ngoài cần được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật.
Trong một số trường hợp, một vài yêu cầu có thể được linh động.
Nhà chức trách có thể đánh giá khả năng chấp nhận hoặc từ chối dựa trên các giấy tờ đã nộp.
LƯU Ý: Quý khách cần nắm được danh sách và yêu cầu pháp lý của từng loại giấy tờ và chuẩn bị mọi thứ chính xác ngay từ ban đầu.
Bước 3: xin giấy phép đầu tư và đăng ký kinh doanh
Có thể mất vài tháng để xin được giấy phép kinh doanh các loại liên quan đến việc thành lập công ty con / công ty vốn đầu tư nước ngoài.
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và phương thức đăng ký, quý khách có thể cần có một hoặc tất cả giấy phép sau: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh.
Quý khách cần theo dõi và trả lời bất kỳ câu hỏi hoặc phản hồi nào từ cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết, quý khách có thể phải liên hệ với các cơ quan khác để được giải thích và xin phê duyệt.
Trong trường hợp hồ sơ của quý khách bị từ chối, quý khách phải tu chỉnh và nộp lại hồ sơ!
LƯU Ý: Thời gian xử lý hồ sơ có thể dao động từ 30 ngày đến 6 tháng. Đôi khi, thời gian này còn phụ thuộc vào năng lực – độ thạo nghề của người tư vấn. Theo đó có thể thu xếp trong vòng 5 đến 10 ngày nếu thực sự cần thiết.
Bước 4: thủ tục tuân thủ ban đầu sau khi xin được giấy phép
Khắc và đăng ký lưu hành sử dụng con dấu hợp pháp cho công ty con / công ty vốn đầu tư nước ngoài.
Mở tài khoản vốn, tài khoản thanh toán và góp đủ vốn điều lệ trong vòng 90 ngày.
Khai thuế ban đầu, kê khai lao động
Và hoàn tất tối thiểu 05 hạng mục tuân thủ khác cho một doanh nghiệp mới thành lập.
LƯU Ý: Không hoàn thành đúng các nghĩa vụ này, doanh nghiệp của quý khách sẽ không thể hoạt động! Một số nhà đầu tư đã bỏ qua các bước tuân thủ này và phải đối mặt với các khoản tiền phạt không hề nhỏ từ cơ quan có thẩm quyền.
Bước 5: quản lý các thủ tục tuân thủ định kỳ theo qui định địa phương
Kê khai các loại thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Lập, đăng ký và quản lý hợp đồng lao động, bảng lương và bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Thực hiện thủ tục tuân thủ cho người lao động nước ngoài hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Và phải quản lý việc tuân thủ ít nhất 06 loại công việc khác theo qui định.
LƯU Ý: Chủ doanh nghiệp cần kiểm soát việc thực hiện các thủ tục tuân thủ dựa trên hệ thống quản lý nội bộ và quy trình kiểm toán nội bộ. Việc tuân thủ nếu được làm đúng ngay từ đầu sẽ giúp phòng ngừa được rất nhiều rủi ro về sau và tối ưu các chi phí tuân thủ phải nộp.
Với 5 bước thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài trên, chủ doanh nghiệp nên liên hệ với một nhà tư vấn tại địa phương về việc thành lập công ty FDI, theo đó chủ doanh nghiệp có thể có được giải pháp toàn diện cho 5 bước trên với chi phí hợp lý và dịch vụ chuyên nghiệp.
Quy trình thành lập doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI sẽ gồm hai bước cơ bản như sau:
Bước 1: Nộp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Tiến hành nộp giấy đề nghị chứng nhận đăng ký đầu tư. Thời gian để cơ quan nhà nước cấp giấy là 15 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ lên cơ quan.
Muốn tiến hành cấp giấy chứng nhận thì doanh nghiệp phải chứng minh được tính hợp pháp và khả thi của dự án với cơ quan quản lý nhà nước dựa trên những vấn đề sau:
- Khả năng tài chính: Nghĩa là vốn đầu tư dự kiến, nguồn nhân công phục vụ thực hiện dự án và hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
- Mặt pháp lý: Cần có cam kết của cơ quan nhà nước Việt Nam về luật đầu tư 2014, gia nhập WTO, Luật doanh nghiệp 2014 và những quy định luật pháp khác liên quan.
Bước 2: Nộp giấy đăng ký kinh doanh
- Khi doanh nghiệp đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh ngay.
- Trong thời hạn 5 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký để thành lập doanh nghiệp FDI.
Các trường hợp bị hạn chế vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài
Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp FDI ở Việt Nam là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn điều lệ nhất định. Thực tế nhà đầu tư sẽ không bị hạn chế về số vốn điều lệ nếu thể hiện dưới dạng tổ chức kinh tế cố 100% vốn nước ngoài. Chỉ trừ những trường hợp sau:
- Với công ty niêm yết, công ty đại chúng hay các tổ chức tiến hành kinh doanh về quỹ đầu tư, chứng khoán thì số vốn điều lệ của doanh nghiệp phải tuân theo quy định về luật chứng khoán.
- Với doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi hoặc cổ phần hóa sở hữu các hình thức được luật pháp quy định. Thì tỷ lệ vốn điều lệ ở các doanh nghiệp sẽ tiến nhành như các quy định cổ phần hóa của nhà nước.
- Nếu là trường hợp khai thác hai trường hợp trên thì số vốn điều lệ mà nhà đầu tư nước ngoài cần được tuân thủ theo các quy định của luật pháp chuyên ngành hay các điều ước Việt Nam đã tham gia ký kết.
Những vấn đề cần lưu ý khi lập công ty FDI tại Đồng Tháp
Các nhà đầu tư nước ngoài trước khi muốn thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam theo hình thức đầu tư trực tiếp, cần lưu ý một số vấn đề như:
+ Nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu 1% đến 100% vốn tại VN tùy vào từng lĩnh vực quy định tại cam kết WTO hoặc pháp luật chuyên ngành có liên quan;
+ Các giấy tờ để chứng minh về tư cách pháp lý của nhà đầu tư đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng dịch thuật;
+ Số vốn đầu tư tối thiểu theo quy định là 20.000 USD trở lên;
+ Địa chỉ đăng ký dự án đầu tư phải có hợp đồng thuê trụ sở hợp pháp theo quy định;
+ Người đại diện theo pháp luật của công ty FDI có thể là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam nhưng phải thường trú tại Việt Nam;
+ Trước khi công ty được phép đi vào hoạt động cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và tùy thuộc vào ngành nghề cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn để xin cấp thêm các giấy phép con khác;
+ Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế được thực hiện như các công ty Việt Nam.
Quá trình lập công ty FDI tại Đồng Tháp qua hình thức đầu tư trực tiếp tại Việt Nam
Thủ tục lập công ty FDI tại Đồng Tháp được thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 01. Thực hiện kê khai trực tuyến thông tin trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nộp hồ sơ bản cứng sẽ được cấp tài khoản để truy cập hệ thống nhằm mục đích theo dõi quá trình xử lý hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, cơ quan đăng ký đầu tư cũng sử dụng hệ thống này để tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư.
Bước 02. Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư thực hiện xin cấp phép cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
+ Đề xuất dự án đầu tư;
Kèm theo hồ sơ cần có các giấy tờ sau:
+ Đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài: Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với số vốn dự định thành lập;
+ Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc các tài liệu khác tương đương xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất; hồ sơ chứng minh trụ sở công ty;…
Bước 03. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhà đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cần tiến hành thủ tục tiếp theo là xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư để được kiểm tra, xem xét hồ sơ.
Bước 04. Khắc con dấu, thông báo mẫu dấu và Công bố thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 05. Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở công thương đối với các doanh nghiệp có thực hiện quyền bán lẻ hàng hóa.
Bước 06. Thực hiện mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp
Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định cần thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần thực hiện mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp.
Bước 07. Các công việc khác cần thực hiện: Sau khi hoàn thành các công việc trên, công ty/doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản. mua chữ ký số, kê khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn,..
Dịch vụ lập công ty FDI tại Đồng Tháp của Luật Trần và Liên danh
Luật Trần và Liên danh tự hào với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý, trong đó có dịch vụ thành lập công ty sẽ giúp các nhà đầu tư nhanh chóng có trên tay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Chúng tôi với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn tâm huyết, giàu kinh nghiệm, luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên trên. Do vậy, Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm, tin tưởng khi lựa chọn Luật Trần và Liên danh là đơn vị đồng hành thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Đến với dịch vụ pháp lý của chúng tôi, Quý khách hàng sẽ không phải mất quá nhiều thời gian, công sức đi lại. Chỉ cần liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, ký hợp đồng dịch vụ, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thành công thủ tục này cho đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, sau khi thành lập, chúng tôi sẽ hỗ trợ cùng khách hàng các thủ tục pháp lý khác nếu khách hàng có yêu cầu.
Trên đây là bài viết tư vấn về lập công ty FDI tại Đồng Tháp của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.ết dưới đây về nhé!