Hiện nay kinh doanh hộ cá thể được nhiều cá nhân, hộ gia đình quan tâm, đặc biệt khi mọi người chỉ muốn mở một quán, một địa điểm kinh doanh nhỏ lẻ thì đây là loại hình phù hợp và thuận tiện nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tự mình thực hiện thủ tục này. Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh hướng dẫn cụ thể các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Phú Yên.
Muốn đăng ký hộ kinh doanh, phải chuẩn bị hồ sơ gì?
Hiện quy định của pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh cá thể là gì. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có đề cập đến khái niệm này như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Theo đó, có thể hiểu, hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh mà trong đó có một cá nhân hoặc một nhóm các cá nhân (thành viên của hộ gia đình) đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vớ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể đó.
Để đăng ký hộ kinh doanh, theo tư vấn dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Phú Yên, chủ hộ cần phải chuẩn bị hồ sơ nêu tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (bản chính).
– Giấy tờ pháp lý của: Chủ hộ và các thành viên trong hộ kinh doanh (nếu có) gồm: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (có chip hoặc không có chip) hoặc hộ chiếu còn thời hạn; sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú.
– Biên bản họp thành viên hộ gia đình (bản sao – nếu có các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cá thể).
– Văn bản uỷ quyền:
+ Các thành viên gia đình trong hộ uỷ quyền cho chủ hộ (nếu hộ gia đình có các thành viên khác cùng đăng ký hộ kinh doanh – bản sao).
+ Chủ hộ uỷ quyền cho cá nhân khác thực hiện thay thủ tục nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền (nếu có – bản sao).
Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cần hồ sơ gì?
Bên cạnh việc thành lập mới, một nội dung được quan tâm không kém liên quan đến hộ kinh doanh cá thể là việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Trước đây, tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP (đã hết hiệu lưc) không quy định mốc thời gian phải thực hiện thủ tục thay đổi cũng như hồ sơ cụ thể của vấn đề này.
Tuy nhiên, đến Nghị định 01/2021/NĐ-CP cụ thể là tại khoản 1 Điều 90 Nghị định này, thời hạn để chủ hộ kinh doanh phải thực hiện thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là 10 ngày kể từ ngày hộ kinh doanh cá thế đó có thay đổi về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Để thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đưa ra các hồ sơ, giấy tờ sau đây:
Thay đổi chủ hộ kinh doanh
– Thông báo thay đổi chủ hộ gia đình (chủ hộ kinh doanh cũ và mới đều phải ký vào Thông báo này hoặc nếu thay đổi do thừa kế thì chủ hộ mới ký).
– Hợp đồng mua bán hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán (nếu bán hộ kinh doanh) hoặc hợp đồng tặng cho (nếu tặng cho hộ kinh doanh) hoặc Văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (nếu thay đổi chủ hộ do thừa kế).
– Biên bản họp thành viên hộ gia đình về vấn đề này (bản sao).
– Văn bản uỷ quyền (nếu có).
Thay đổi nội dung trụ sở khi chuyển địa chỉ trụ sở sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác
– Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh (chủ hộ ký).
– Biên bản họp thành viên hộ gia đình (bản sao – nếu hộ kinh doanh có các thành viên khác).
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân chủ hộ, thành viên hộ gia đình (nếu có) gồm: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú (nếu có) …
Các trường hợp khác
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (chủ hộ kinh doanh ký).
– Biên bản họp thành viên hộ gia đình về vấn đề này (bản sao và nếu có các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh).
Lưu ý: Nếu chủ hộ kinh doanh không tự mình trực tiếp nộp hồ sơ được thì phải lập văn bản uỷ quyền. Trong đó, khi nộp văn bản uỷ quyền cần phải nộp kèm theo giấy tờ nhân thân của người được uỷ quyền gồm Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn (bản sao).
7 lưu ý cần biết để tránh rủi ro trong thủ tục đăng ký HKD theo tư vấn dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Phú Yên
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi nói khái quát thì đơn giản hơn thành lập doanh nghiệp vì nó ít gò bó ở một khuôn khổ nhất định. Nhưng khi tiến hành quy trình gặp nhiều cản trở hơn. Bởi việc có khuôn khổ thì đã có văn bản quy định, còn không có khuôn khổ thì tùy thuộc vào yếu tố con người.
Điển hình như trong quá trình thành lập hộ kinh doanh, tùy cán bộ xử lý hồ sơ mà một số vấn đề sẽ có cách giải quyết khác nhau. Như trong nghị định không hề quy định cấm đặt tên hộ kinh doanh bằng tiếng Anh, nhưng đến UBND nào cũng vậy, tên tiếng Anh sẽ không được chấp nhận. Không phải UBND nào cũng hướng dẫn cách sửa lại tên bằng cách thêm dấu chấm vào giữa các ký tự.
Dựa trên kinh nghiệm đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho hàng ngàn khách hàng từ Bắc vào Nam, Luật Trần và Liên danh lưu ý bạn 7 điều sau để đăng ký HKD cá thể thành công.
Cụ thể như sau:
Lưu ý về đối tượng được đăng ký
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu rõ, các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Một người chỉ đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã là chủ một hộ kinh doanh trước đó, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng vẫn chưa tiến hành giải thể thì người này không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới (muốn đăng ký hộ kinh doanh mới phải giải thể hộ kinh doanh cũ).
Lưu ý về cách đặt tên hộ kinh doanh
Cũng giống như thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng có tên gọi riêng.
- Tên hộ kinh doanh bao gồm 2 thành tố: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”.
- Tên hộ kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” vì dễ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp.
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
- Không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho HKD. Nếu sử dụng phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm đi kèm.
Ví dụ: Hộ kinh doanh E.M.I.L.Y.
Thực tế, đối với các cửa hàng buôn bán tự phát (chưa thông qua việc đăng ký hộ kinh doanh) khi thực hiện thủ tục đăng ký HKD thì tên cửa hàng cũ có thể phải thay đổi hoặc không. Thay đổi trong trường hợp tên cửa hàng đã được một HKD khác đăng ký trước và ngược lại, nếu tên cửa hàng chưa có HKD nào đăng ký thì bạn vẫn được quyền đăng ký tên đó. Để chắc chắn tên HKD của mình có được chấp thuận không thì khi nộp hồ sơ lên UBND quận/huyện sẽ rõ.
Lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập HKD ở đây chưa? Nếu có thì họ đã giải thể HKD này chưa? Để xác minh được điều này, cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để hỏi. Trường hợp có HKD mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND quận yêu cầu giải thể HKD này với lý do chủ HKD đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.
>> Địa chỉ đăng ký HKD tuyệt đối không được là chung cư (trừ trường hợp hộ kinh doanh với mục đích cho thuê nhà để ở).
>> Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập HKD.
Lưu ý về vốn điều lệ khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi tham gia dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Phú Yên
Hiện nay luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với HKD. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc khả năng của mỗi người và quy mô, ngành nghề người đăng ký hướng đến. Tuy nhiên cần lưu ý: Việc chịu trách nhiệm về rủi ro của HKD là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Nên khi quyết định đăng ký HKD thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.
Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:
- Vốn cao hay thấp;
- Địa điểm kinh doanh thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm;
- Mặt hàng của hộ kinh doanh thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.
Bạn có thể xem thêm về các loại thuế và cách tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể, thường phụ thuộc vào doanh thu hàng năm chứ không có một mức cố định.
Lưu ý về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh
Theo quy định trước đây, số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 9 lao động. Tuy nhiên, với Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động nữa.
Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh qua tư vấn dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Phú Yên
Hộ kinh doanh được quyền đăng ký nhiều ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Hộ kinh doanh được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng phải đảm bảo đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Muốn kinh doanh ngành nào thì khi đăng ký thành lập, ghi ngành nghề, nghề đó trên giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hoặc lựa chọn mã ngành nghề muốn đăng ký nếu làm thủ tục đăng ký online.
Lưu ý về giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh
- Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian;
- Sao y công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- 2 bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có);
- Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng).
Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Phú Yên của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.