Biểu thuế lũy tiến thu nhập cá nhân

biểu thuế lũy tiến thu nhập cá nhân

Là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế nói chung, thế nhưng ít ai hiểu chính xác bản chất là ý nghĩa của biểu thuế lũy tiến. Đó là một cơ sở quan trọng trong nghiệp vụ tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Vậy biểu thuế lũy tiến hoạt động ra sao? Cách tính biểu thuế lũy tiến thu nhập cá nhân? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thật kỹ qua bài viết này nhé.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập nộp vào ngân sách Nhà nước, trích từ tiền lương, tiền công hoặc từ các nguồn thu khác sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.

– Vai trò của Thuế thu nhập cá nhân:

+ Thuế thu nhập cá nhân góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước huy động một phần của cải trong xã hội để tạo ra nguồn thu cho Ngân sách.

+ Thuế thu nhập cá nhân giúp giảm phân hóa giàu nghèo, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trường hợp các loại thuế như thuế giá trị gia tăng đánh vào các khoản chi của tất cả mọi người, thì thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập của những người có thu nhập từ mức khá trở lên. Tính chất lũy tiến của loại thuế này giúp thu hẹp về khoảng cách thu nhập của các cá nhân.

+ Thuế thu nhập cá nhân góp phần giúp Nhà nước kiểm soát nguồn thu nhập và phát hiện các nguồn thu bất hợp pháp như: Buôn bán hàng cấm, hối lộ, hàng trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Các phân loại của biểu thuế lũy tiến

Biểu thuế lũy tiến thường được phân thành hai loại phổ biến, bao gồm biểu thuế lũy tiến từng phần và toàn phần. Tìm hiểu chi tiết hơn cách phân biệt từng loại qua thông tin sau:

Biểu thuế lũy tiến từng phần

Đó là biểu thuế lũy tiến bao gồm nhiều bậc khác nhau, tương ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất. Trên cơ sở này, bậc thuế tăng lên thì mức thuế suất cũng tăng lên. Cách tính thuế được tính từng phần theo bậc thuế, và tương ứng với từng bậc là các mức thuế suất cụ thể.

Tổng ngân sách cần chi trả để nộp vào thuế là tổng số thuế tính cho từng bậc thuế. Ví dụ như loại biểu thuế lũy tiến này áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, từ kinh doanh, từ tiến công trực tiếp đã được Luật thuế TNCN quy định rõ.

– Thứ nhất, về trường hợp áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú có thu nhập tiền công, tiền lương.

– Thứ hai, về bậc thuế áp dụng: Trên cơ sở phần thu nhập tính thuế trung bình một tháng mà bậc thuế được áp dụng bao gồm 7 bậc. Bao gồm: thuế suất 5% đối với thu nhập 5 triệu, 15% đối với thu nhập từ 10 – 18 triệu, 10% đối với thu nhập trên 5 – 10 triệu, 25% đối với thu nhập trên 32 – 52 triệu, 20% đối với thu nhập trên 18 – 25 triệu, 20% đối với thu nhập trên 18 – 32 triệu, 35% đối với thu nhập trên 80 triệu, 30% đối với thu nhập trên 52 – 80 triệu.

– Thứ ba, về cách tính biểu thuế lũy tiến từng phần: Như đã nói, tính theo từng bậc và trên cơ sở thuế suất tương ứng với bậc đó. Công thức: thuế suất tương ứng với bậc thu nhập x thu nhập tính thuế của bậc thu nhập.

Biểu thuế lũy tiến toàn phần

Biểu thuế lũy tiến toàn phần tương tự như từng phần, vì trên thực tế, chúng cũng được tính trên cơ sở nhiều bậc thuế khác nhau.

Mỗi bậc sẽ tương ứng với một mức thuế suất, khi cơ sở tính thuế tăng thì thuế suất cũng tăng dần theo đó. Thế nhưng, khác ở chỗ, mức thuế mà một cá nhân phải thực hiện đóng sẽ được tính bằng cách lấy tất cả căn cứ quy định thuế áp dụng với thuế suất ở mức tương ứng với bậc thuế. Theo đó, thuế suất toàn phần sẽ được tính bằng một thuế suất thống nhất x với tổng thu nhập thuế.

– Thứ nhất, về trường hợp áp dụng: Đối với các khoản thu nhập từ bản quyền, đầu tư vốn, từ trúng thưởng, từ nhượng phần vốn góp, từ quà tặng, thừa kế, từ nhượng quyền thương mại,..

– Thứ hai, về bậc thuế áp dụng: Chỉ có một mức thuế suất duy nhất. Chẳng hạn như 5% đối với thu nhập từ đầu tư vốn, 20% đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp, 10% đối với thu nhập từ quà tặng, thừa kế, trúng thưởng.

– Thứ ba, về cách tính biểu thuế lũy tiến toàn phần: Lấy thuế suất x với thu nhập tính thuế. Chẳng hạn như: Một cá nhân trúng tiền thưởng 100 triệu đồng, thì thu nhập tính thuế sẽ là 90 triệu. Cá nhân này phải đóng thuế TNCN là 9 triệu theo công thức 10% x 90.

Thuế lũy tiến và ưu nhược điểm của thuế lũy tiến

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong về biểu thuế lũy tiến. Thuế lũy tiến là một hình thức thuế đánh thuế cao hơn đối với những cá nhân có thu nhập cao hơn. Đó là bởi vì những cá nhân có thu nhập thấp hơn thường duy trì mức sống của họ bằng cách sử dụng một tỷ lệ ngân sách lớn hơn trong tổng thu nhập của mình. Những cá nhân có thu nhập cao hơn hoàn toàn có thể mua được những thứ cơ bản trong cuộc sống.

Ưu điểm của thuế lũy tiến

– Thứ nhất, thuế lũy tiến là hệ thống thuế mà có thể làm giảm gánh nặng về thuế đối với những cá nhân có ít năng lực tài chính nhất. Và hệ thống này cũng để lại nhiều tiền hơn trong tổng ngân sách của những cá nhân có mức thu nhập thấp – ho là những người có thể tiêu hết số ngân sách đó và thúc đẩy nền kinh tế.

– Thứ hai, hệ thống thuế lũy tiến cũng có thể thu được số lượng thuế nhiều hơn đối với thuế lũy thoái và thuế phẳng. Bởi khi thu nhập tăng thì thuế suất mới tăng. Loại thuế này cũng cho phép những cá nhân sở hữu lượng tài nguyên lớn tài trợ cho toàn bộ dịch vụ mà xã hội sử dụng chung như các công trình, dịch vụ công cộng.

Ngoài ra, tại nước Mỹ, hệ thống thuế này đã được xác nhận trong luật và có hiệu lực từ năm 2018. Theo đó, có tổng cộng 7 khung hay 7 bậc thuế khác nhau trên cơ sở tình trạng khai thuế và thu nhập của các cá nhân. Các mức thuế bao gồm 37%, 35%, 32%, 24%, 22%, 12% và 10%.

Nhược điểm của thuế lũy tiến

Bên cạnh những ưu điểm, thuế lũy tiến cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.

– Thứ nhất, những cá nhân không ủng hộ hình thức thuế này xem chúng là cách phân biệt và đối xử với những cá nhân có thu nhập cao hoặc những cá nhân giàu có.

– Thứ hai, những nhà phê bình tin rằng hình thức thuê này của Mỹ thực sự là một công cụ phân phối lại thu nhập. Trên cơ sở giả định cho rằng đa phần các hình thức thuế được dùng để tài trợ cho các hoạt động, sự kiện hay chương trình phúc lợi vì cộng đồng. Thế nhưng, chỉ một phần nhỏ trong ngân sách của Nhà nước được dành cho các khoản thanh toán phúc lợi.

Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân

– Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế:

+ Quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo năm.

+ Kê khai: Có theo tháng hoặc theo quý (Tùy theo điều kiện của doanh nghiệp).

+ Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi chi trả thu nhập.

+ Tính theo tháng (đối với các lao động hưởng lương tháng) hoặc theo thời điểm chi trả thu nhập (đối với các lao động thời vụ, khoán việc).

– Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân:

Có 03 cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công dành cho 03 đối tượng khác nhau:

+ Đối tượng 1:

Ký hợp đồng lao động có thời hạn 03 tháng trở lên thì tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiền từng phần (từng phần thu nhập sẽ có các mức thuế khác nhau, thu nhập càng cao mức thuế suất tính thuế cũng cao theo).

+ Đối tượng 2:

Ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng bị tính 10% trên tổng thu nhập.

+ Đối tượng 03:

Cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.

biểu thuế lũy tiến thu nhập cá nhân
biểu thuế lũy tiến thu nhập cá nhân

Phân biệt giữa thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần và thuế suất theo biểu thuế toàn phần?

Để phân biệt thuế suất lũy tiến từng phần và thuế suất lũy tiến toàn phần, chúng ta căn cứ vào những tiêu chí được nêu trong bảng sau đây:

Tiêu chí

Thuế suất theo Biểu thuế lũy tiến từng phần

Thuế suất theo Biểu thuế toàn phần

Khái niệm

Biểu thuế lũy tiến từng phần là biểu thuế gồm nhiều bậc khác nhau, ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất tương ứng. Thuế suất sẽ tăng dần theo từng bậc thuế. Thuế sẽ được tính từng phần theo bậc thuế và mức thuế suất tương ứng với từng bậc, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính cho từng bậc.

Thuế lũy tiến toàn phần cũng giống với thuế luỹ tiến từng phần vì cũng được tính gồm nhiều bậc khác nhau. Mức thuế suất sẽ ứng với mỗi bậc và thuế suất sẽ dần tăng lên khi cơ sở tính thuế tăng. Tuy nhiên, số thuế bạn phải đóng sẽ được tính bằng cách lấy toàn bộ cơ sở quy định thuế áp dụng với mức thuế suất tương ứng.

Trường hợp áp dụng

Theo Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014, việc áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần vào tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động trong trường hợp sau:

Áp dụng đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Mức thuế suất toàn phần áp dụng đối với các thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014. Cụ thể như sau:

  • Thu nhập từ đầu tư vốn;
  • Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại;
  • Thu nhập từ trúng thưởng;
  • Thu nhập từ thừa kế, quà tặng;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

Bậc thuế

Có 07 bậc thuế. Căn cứ vào phần thu nhập tính thuế/tháng mà có các bậc thuế sau:

  • Thu nhập tính thuế/tháng đến 05 triệu đồng thuế suất 5%;
  • Trên 10 – 18 triệu đồng/tháng thuế suất 15%;
  • Trên 05 – 10 triệu đồng thuế suất 10%;
  • Trên 32 – 52 triệu đồng/tháng thuế suất 25%;
  • Trên 18 – 32 triệu đồng/tháng thuế suất 20%;
  • Trên 52 – 80 triệu đồng/tháng thuế suất 30%;
  • Trên 80 triệu đồng/tháng thuế suất 35%.

Chỉ có 01 mức thuế suất. Ví dụ:

  • Thu nhập từ đầu tư vốn là 5%;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là 20%;
  • Thu nhập từ trúng thưởng là 10%;
  • Thu nhập từ thừa kế, quà tặng là 10%.

Cách tính

Tổng số thuế phải nộp được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng.

Được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Thuế suất lũy tiến toàn phần tính toán đơn giản hơn. Để tính được thuế suất toàn phần lấy tổng thu nhập thuế (x) với một thuế suất thống nhất.

Ví dụ

Ví dụ: Gia đình chị Hoa kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà, với thu nhập 28 triệu đồng/tháng. Tiến hành tính thuế thu nhập từ cho thuê nhà 28 triệu đồng, ta dùng bậc thuế lũy tiến từng phần từ 18 – 32 triệu đồng, thuế suất 20%. Nhưng chú ý, các bậc thuế suất ở bậc trước sẽ thấp hơn bậc sau nên sẽ khác nhau:

  • Tính thuế bậc 1: 5 triệu đồng, thuế suất 5% => Thuế bắt buộc phải nộp là 250.000 đồng.
  • Tính thuế bậc 2: Trên 5 đến dưới 10 triệu đồng, thuế suất 10% => Thuế phải nộp là 500.000 đồng. Do trừ đi 5 triệu đồng đã nộp ở bậc 1, nên còn 5 triệu đồng x 10%. Tính tương tự với các bậc còn lại.

Ví dụ: Anh A trúng thưởng 100 triệu đồng, thì thu nhập tính thuế là 90 triệu đồng (thu nhập tính thuế từ quà tặng là giá trị vượt trên 10 triệu đồng).

Thuế thu nhập cá nhân mà anh A phải nộp là 90 x 10% = 09 triệu đồng.

Còn nếu áp dụng thuế lũy tiến từng phần thì phải lấy tổng (x) với số thuế suất ở mỗi bậc; và ở mỗi bậc lại cho ra những kết quả khác nhau. Như vậy, cách tính có phần phức tạp hơn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về biểu thuế lũy tiến thu nhập cá nhân Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139