Nhà đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Nhiều nước trên thế giới không phân biệt vốn đầu tư trong nước với vốn đầu tư nước ngoài và bởi vậy, không có khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; họ gọi các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức tổ chức pháp lí của chúng, ví dụ: công tỉ trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…
Các Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thể là các cá nhân (còn gọi là doanh nhân) hoặc tổ chức, công ty nước ngoài, không bị hạn chế về tư cách nhà đầu tư là cá nhân hay công ty.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn có quy định một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có các yêu cầu đầu tư cụ thể (về tư cách đầu tư phải là cá nhân hay công ty,…), có thể xác định qua tổng hợp các điều kiện đầu tư đối với toàn bộ các lĩnh vực/ngành nghề đăng ký đầu tư, trên cơ sở phạm vi cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và các quy định của pháp luật Việt Nam nếu có.
Ngành nghề đầu tư kinh doanh
Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có các quy định, điều lệ riêng trong kinh doanh để phù hợp với tình hình và thực trạng tại quốc gia mình. Theo quy định của Luật đầu tư 2020, công ty có vốn đầu tư nước ngoài có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm, không trái với các văn bản pháp luật, và phải đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Tuy nhiên, có rất nhiều ngành nghề kinh doanh ở nước ngoài nhưng chưa có tại Việt Nam. Trong khi theo quy định, nhà đầu tư phải đăng ký mã ngành kinh doanh theo hệ thống ngành nghề kinh doanh quốc gia, CPC và cũng có nhiều ngành các nhà đầu tư muốn kinh doanh nhưng lại không thực hiện được, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài nên lựa chọn các lĩnh vực đầu tư, ngành nghề đầu tư cần và đủ để thực hiện. Tốt nhất nên đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghề đã được Việt Nam cam kết rõ ràng trong các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương để tránh gặp rủi ro bị từ chối khi đăng ký các ngành nghề, lĩnh vực chưa được mở cửa thị trường.
Khi thành lập công ty vó vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cũng sẽ phải đáp ứng các điều kiện nhất định khi kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
Về vốn đầu tư và góp vốn đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Một số lĩnh vực kinh doanh Việt Nam yêu cầu về điều kiện hạn mức đầu tư của dự án thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, như giáo dục, kinh doanh bất động sản, lữ hành,… Một số cơ quan quản lý và phê duyệt các dự án đầu tư vẫn lựa chọn vốn đầu tư như một tiêu chí để xem xét tính khả thi, khả năng sinh lợi và duy trì hoạt động của dự án đầu tư, cũng như quy mô của dự án và sự ảnh hưởng của dự án đến kinh tế, xã hội địa phương. Để xác định được lượng vốn đầu tư, vốn điều lệ phù hợp, nhà đầu tư cần xác định được tổng hợp các điều kiện hạn mức đầu tư nếu có đối với toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề đầu tư nếu có và kế hoạch tài chính cụ thể đảm bảo tính khả thi khi triển khai dự án, tránh đăng ký quá ít dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần gây tốn thời gian và chi phí. Trong một số trường hợp, mặc dù đầu tư vào những ngành, nghề tuy không yêu cầu về vốn đầu tư theo quy định pháp luật, nhưng nhà đầu tư nước ngoài vẫn sẽ đối mặt với nguy cơ từ chối cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan cấp phép sẽ tính toán các chi phí đầu vào khi thành lập dự án như: thuê địa điểm, mua sắm trang thiết bị (nếu có), tuyển dụng và sử dụng lao động, trả lương… và khả năng duy trì dự án đầu tư trong một thời gian nhất định.
Việc góp vốn đầu tư và vốn điều lệ cần thực hiện đúng theo thời hạn đã đăng ký thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Điều lệ công ty và pháp luật Việt Nam. Theo đó, cần lưu ý, thời hạn góp vốn đầu tư của các Nhà đầu tư đồng thời là góp vốn điều lệ của Công ty tại Việt Nam, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
Trong trường hợp, thời hạn góp vốn không đúng với cam kết, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các chế tài liên quan, bao gồm cả việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. Có một số trường hợp việc chậm tiến độ góp vốn vì lý do khách quan nên Nhà đầu tư cần dự trù thời hạn góp vốn cũng như thời hạn thực hiện dự án để tránh trường hợp bị cơ quan chức năng thanh tra, phạt vi phạm và phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư liên quan đến thời hạn góp vốn mới để chuyển vốn đầu tư.
Địa điểm, trụ sở công ty có vốn đầu tư nước ngoài dự định thành lập
Trụ sở là địa điểm liên lạc, địa điểm giao dịch, hoạt động của doanh nghiệp. Phải có địa chỉ công ty cụ thể, xác định gồm: số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nhà đầu tư nước ngoài chọn bên cho thuê có đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu; hoặc quyền cho thuê; quyền cho thuê lại nếu có. Địa điểm, trụ sở thuộc diện được phép cho thuê, được thiết kế và xây dựng đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không đang trong tình trạng có tranh chấp. Văn phòng thuê cần thuộc khu vực được thiết kế và xây dựng phục vụ chức năng văn phòng trên cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đã cấp phép xây dựng.
Ngoài ra, không đặt địa chỉ tại chung cư nhà tập thể chỉ có mục đích để ở. Khi lựa chọn trụ sở của mình ở chung cư, doanh nghiệp cần chú ý:
– Trường hợp căn hộ nằm trong nhà chung cư có mục đích để ở thì doanh nghiệp không được phép đặt làm trụ sở doanh nghiệp.
– Trường hợp căn hộ nằm trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp và căn hộ đó thuộc khu vực được phép kinh doanh thì mới có thể sử dụng để làm trụ sở doanh nghiệp.
Khi được phép đặt trụ sở tại căn hộ đó, doanh nghiệp cần xuất trình các tài liệu chứng minh nhà chung cư mà mình đang sử dụng là “nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp”, hợp đồng thuê nhà hoặc bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ … để được Phòng đăng ký kinh doanh xem xét chấp nhận hồ sơ.
Một trong những điều cơ bản doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đó là việc treo biển tại trụ sở. Biển hiệu phải có các nội dung sau:
– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Địa chỉ, điện thoại.
Khi treo biển tại trụ sở, biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của Công ty tại Việt Nam là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty. Đồng thời là đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
Công ty TNHH và công ty cổ phần tại Việt Nam có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp Công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Sử dụng con dấu
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu. Có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.
Muốn thay đổi con dấu, hoặc bị mất con dấu, Công ty tự làm con dấu hoặc đặt làm con dấu theo quy định mà không cần thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như quy định trước đây.
Nghĩa vụ về thuế
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo pháp luật Việt Nam. Giống như các doanh nghiệp, công ty khác công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ đóng lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,… Bên cạnh đó, còn phải thực hiện nộp các lệ phí, phí khác theo quy định pháp luật
Việt Nam cũng có nhiều quy định ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư trong các ngành nghề được ưu đãi đầu tư hoặc đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, còn phải thực hiện nộp các lệ phí, phí khác theo quy định pháp luật.
Báo cáo dự án đầu tư
Công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam được lập theo dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo dự án đầu tư. Phải đăng ký tài khoản và thực hiện chế độ báo cáo dự án thông qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này trước khi thực hiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Khách hàng quan tâm có thể sử dụng dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài của Công ty TNHH Trần và Liên Danh.
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!