Văn phòng công chứng là nơi để việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc được cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng. Cùng tìm hiểu về công chứng online ngay trong bài viết dưới đây.
Công chứng, chứng thực, công chứng online là gì?
Khoản 1, Điều 2, Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
Khoản 8 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: “Văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP”. Theo đó, có 4 hoạt động chứng thực sau: Cấp bản sao từ sổ gốc; Chứng thực bản sao từ bản chính; Chứng thực chữ ký; Chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Thủ tục, quy trình sao y công chứng online, công chứng online
Trong xu thế nền kinh tế phát triển như hiện nay việc thực hiện thủ tục online trở nên phổ biến. Về cơ bản, thủ tục, quy trình sao y công chứng online, công chứng online là thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính. Theo đó, bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có thể đặt lịch hẹn với cơ quan có thẩm quyền thực hiện chứng thực
Đăng nhập vào cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG)/thủ tục hành chính: “ Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận’”/cơ quan có thẩm quyền thực hiện chứng thực (điền đầy đủ thông tin tỉnh, huyện, xã) và đặt lịch hẹn.
Khi thực hiện chứng thực, tổ chức, cá nhân mang bản chính giấy tờ cần chứng thực và các giấy tờ liên quan tới trực tiếp cơ quan có thẩm quyền thực hiện chứng thực để yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính Sau khi được tiếp nhận bản chính để chứng thực, tổ chức, cá nhân nộp lệ phí chứng thực trực tiếp tại nơi thực hiện chứng thực.
Bước 2: Công chức thực hiện công tác chứng thực kiểm tra bản chính cần chứng thực, thực hiện tiếp nhận hồ sơ
Với trường hợp tổ chức, cá nhân đặt lịch hẹn: Công chức thực hiện công tác chứng thực chọn lịch hẹn trong danh sách lịch hẹn (thông tin tổ chức, cá nhân được tự động lấy từ thông tin tài khoản)
Với trường hợp tổ chức, cá nhân không đặt lịch hẹn, Công chức thực hiện công tác chứng thực nhập thông tin của tổ chức, cá nhân (nếu tổ chức, cá nhân có tài khoản đăng nhập tài khoản DVCQG, thông tin tổ chức, cá nhân được tự động điền theo thông tin tài khoản; nếu tổ chức, cá nhân không có tài khoản DVCQG thì nhập thông tin thư điện tử tổ chức, cá nhân cung cấp).
Sau đó, Công chức thực hiện công tác chứng thực tạo bản scan, đính kèm file scan bản chính lên hệ thống, nhập lời chứng và thực hiện chuyển hồ sơ trình lãnh đạo ký.
Bước 3: Lãnh đạo đăng nhập vào Cổng DVCQG
Kiểm tra hồ sơ chứng thực đang trình, ký số lên bản scan.
Bước 4: Nhận kết quả
Cán bộ quản lý con dấu cơ quan đăng nhập vào cổng DVCQG, cấp số chứng thực điện tử do hệ thống cấp tự động theo Sổ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, ký số cơ quan lên bản scan, hoàn thiện quy trình chứng thực bản sao điện tử từ bản chính. Bản sao điện tử đã chứng thực từ bản chính được đồng bộ về tài khoản cổng DVCQG (trong trường hợp thông tin đăng ký trùng với thông tin tài khoản DVCQG) hoặc gửi về email cho người đăng ký theo email người đăng ký cung cấp.
Đặc điểm của văn phòng công chứng
+ Văn phòng công chứng có con dấu riêng
+ Văn phòng công chứng có tài khoản ngân hàng riêng
+ Tự chủ về tài chính, lấy từ nguồn phí, thù lao khi công chứng và một số nguồn thu khác hợp pháp.
+ Văn phòng công chứng thì không có thành viên tham gia góp vốn
Vai trò của văn phòng công chứng
Vai trò của văn phòng công chứng được chia ra thành vai trò của các bên như sau:
+ Vai trò đối với các bên khi tham gia giao dịch:
Văn phòng công chứng đã giúp cho việc thực hiện các giao dịch của những cá nhân, tổ chức trở nên nhanh chóng, thuận lợi, đúng pháp luật; qua đó những quyền và lợi ích hợp pháp của họ được đảm bảo một cách tối ưu.
+ Vai trò đối với nhà nước:
Văn phòng công chứng ra đời đã giảm bớt được gánh nặng về số lượng công việc phải là của cơ quan nhà nước liên quan đến vấn đề này; không những thế văn phòng công chứng còn góp phần đẩy mạnh quá trình pháp chế chủ nghĩa xã hội cũng như phát huy tối đa các nguồn lực pháp lý trong toàn xã hội.
+ Vai trò đối với chính bản thân văn phòng công chức:
Văn phòng công chứng được phép thu các khoản phí, thù lao khi thực hiên các hoạt động công chứng theo như đã quy định.
Chức năng cơ bản của các văn phòng công chứng
Để hiểu rõ hơn về văn phòng công chứng bạn cần biết chức năng và vai trò của chúng. Theo đó chức năng của văn phòng công chứng bao gồm:
+ Văn phòng công chứng có chức năng là xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc một số giấy tờ khác, v.v …
+ Bên cạnh đó, văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch.
Qua đây, sẽ giảm thiểu cũng như phòng ngừa những tranh chấp có thể xảy ra ở mức thấp nhất; đồng thời các quyền và lợi ích hợp pháp của những tổ chức, cá nhân cũng được hỗ trợ bảo vệ; góp phần xây dựng nền kinh tế – xã hội phát triển một cách ổn định và bền vững.
Cơ cấu tổ chức của văn phòng công chứng
– Văn phòng công chứng để được phép đi vào hoạt động thì cần có từ 02 công chứng viên hợp danh trở lên.
– Trưởng văn phòng công chứng sẽ đồng thời là người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng đó.
Điều kiện để trở thành Trưởng văn phòng công chứng là bạn phải là một trong những công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã có từ hai năm kinh nghiệm, hành nghề trong lĩnh vực công chứng trở lên.
Thủ tục thành lập và hoạt động văn phòng công chứng online
– Đầu tiên, các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
– Sau khi nhận được quyết định cho phép thành lập, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập. Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
Những lưu ý khi thành lập văn phòng công chứng online
– Về điều kiện về tên gọi
Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định, tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Về điều kiện về trụ sở
Theo điều 17 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng 2014, trụ sở văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
– Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng nộp các giấy tờ chứng minh về trụ sở tại thời điểm đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.
– Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng khi thực hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng.
– Về điều kiện về con dấu
Theo điều 22 Luật Công chứng 2014, Văn phòng công chứng phải có con dấu riêng, con dấu này không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu. Hiện nay, việc đăng ký mẫu dấu Văn phòng công chứng sẽ áp dụng theo quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP, theo đó Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm đăng ký mẫu con dấu với tổ chức do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cấp giấy phép hoạt động. Như vậy, cơ quan đăng ký mẫu dấu của Văn phòng công chứng thuộc thẩm quyền của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Về nghĩa vụ Thuế
Vì Văn phòng công chứng được xác định là doanh nghiệp tư nhân thực hiện dịch vụ công nêu cũng chịu sự điều chỉnh của các sắc Thuế cho Doanh nghiệp bao gồm những loại thuế sau: lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Thông qua việc kiểm toán, hóa đơn thanh toán dịch vụ để Cơ quan Thuế tiến hành thu Thuế.
– Về đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng online
Theo Điều 26 Luật công chứng 2014 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:
+ Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
+ Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng;
+ Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.
Văn phòng công chứng có được mở thêm chi nhánh không?
Để giải đáp câu hỏi này thì Luật Trần và Liên danh sẽ trình bày cho bạn đọc về các hành vi bị nghiêm cấm đối với văn phòng công chứng. Theo đó, tổ chức hành nghề công chứng bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
+ Văn phòng công chứng tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà không được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định được phép tiết lộ thông tin về nội dung công chứng. Văn phòng công chứng sử dụng thông tin về nội dung đã công chứng để thực hiện các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
+ Mặc dù mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch là trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, tạo điều kiện cho các bên hoặc một bên tham gia hợp đồng, giao dịch tiến hành giao dịch giả tạo, trốn tránh nghĩa vụ hoặc hành vi gian dối khác mà vẫn tiến hành công chứng
+ Tiến hành công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của cá nhân mình hoặc liên quan đến vợ hoặc chồng; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi của mình hoặc của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột của mình hoặc của vợ hoặc chồng; cháu.
+ Dù không có lý do chính đáng mà vẫn từ chối yêu cầu công chứng hoặc tiến hành công chứng nhưng lại gây khó khăn, sách nhiễu cho người yêu cầu công chứng;
+ Ngoài phí công chứng đã quy định, thỏa thuận mà tiến hành nhận thêm hoặc đòi thêm tiền hoặc lợi ích vật chất, phi vật chất từ người yêu cầu công chứng hoặc người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.
+ Có hành vi ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của văn phòng công chứng; cấu kết, thông đồng với cá nhân, cơ quan, tổ chức làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
+ Đe dọa gây áp lực, đe dọa hoặc tiến hành hành vi mà pháp luật không cho phép, trái đạo đức xã hội để giành ưu thế cho mình hoặc cho văn phòng công chứng.
+ Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và văn phòng công chứng của mình
+ Ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng đã đăng ký thì tổ chức hành nghề công chứng còn tiến hành mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm giao dịch khác; hoặc kinh doanh, sản xuất, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký.
+ Công chứng viên hành nghề cùng lúc từ hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc đảm nhiệm, thực hiện công việc thường xuyên khác.
+ Công chứng viên đang thực hiện quản lý doanh nghiệp khác, môi giới, đại lý, có chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch đã tiến hành công chứng;
+ Thực hiện đã hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng mà pháp luật đã quy định.
Đối chiếu với các hành vi mà pháp luật cấm đối với văn phòng công chứng thì văn phòng công chứng không được lập chi nhánh ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng đã đăng ký. Việc thành lập chi nhánh là trái với quy định và các cơ quan, tổ chức, cá nhân công chứng tại các địa điểm này không được công nhận. Chỉ trong các trường hợp pháp luật quy định thì việc công chứng mới được thực hiện ngoài trụ sở đã đăng ký, bao gồm:
Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng mà người yêu cầu công chứng không thể tự đến trụ sở của văn phòng công chứng để thực hiện việc công chứng.
Trên đây là bài viết tư vấn về công chứng online của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.