Giấy phép hoạt động

giấy phép hoạt động

Giấy phép kinh doanh là gì ? Quy định về giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối tượng, điều kiện và nội dung GPKD. Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu bài viết dưới đây để thấy rõ hơn các quy định của pháp luật về giấy phép hoạt động kinh doanh doanh nhé!

Hoạt động kinh doanh là gì?

– Mỗi doanh nghiệp đều dựa trên các hoạt động khác nhau trong đó chuyên môn hóa. Các hoạt động của doanh nghiệp giúp mang lại năng suất và sự phát triển của công ty. Mọi doanh nghiệp đều đưa ra sự kết hợp của các chính sách và chương trình để vận hành các hoạt động này một cách suôn sẻ.

– Hoạt động kinh doanh bao gồm bất kỳ hoạt động nào mà doanh nghiệp tham gia với mục đích chính là tạo ra lợi nhuận. Đây là một thuật ngữ chung bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế được thực hiện bởi một công ty trong quá trình kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh, bao gồm các hoạt động điều hành, đầu tư và tài trợ, đang diễn ra liên tục và tập trung vào việc tạo ra giá trị cho các cổ đông.

Phân loại các hoạt động kinh doanh

– Có ba loại hoạt động kinh doanh chính: điều hành, đầu tư và tài trợ. Các luồng tiền được sử dụng và tạo ra bởi mỗi hoạt động này được liệt kê trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hiểu là sự đối chiếu giữa thu nhập ròng trên cơ sở dồn tích với dòng tiền. Thu nhập ròng được lấy từ phần cuối của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tác động tiền mặt của những thay đổi trong bảng cân đối kế toán được xác định để điều chỉnh trở lại dòng tiền vào và ra thực tế.

Kinh doanh là điều cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Sự hiện diện của họ cho phép chúng ta tận hưởng một mức sống tốt hơn mức có thể nếu chúng ta độc lập. Họ sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta cần. Nếu không có họ, chúng ta có thể phải quay trở lại nền kinh tế truyền thống. Chúng tôi phải sản xuất tất cả các nhu cầu của riêng mình.

Bởi vì doanh nghiệp tồn tại, chúng tôi chỉ phải bỏ tiền để có được nhiều mặt hàng khác nhau, chẳng hạn như quần áo, xe hơi và máy tính xách tay. Hơn nữa, thông qua các dịch vụ kinh doanh, chúng ta cũng có thể chuẩn bị cho việc nghỉ hưu tốt hơn.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của chúng tôi mà doanh nghiệp còn cung cấp việc làm và thu nhập cho chúng tôi. Chúng tôi làm việc trong các công ty để kiếm tiền, nhờ đó chúng tôi có thể mua nhiều hàng hóa khác nhau và tận hưởng các dịch vụ khác nhau, bao gồm nhu cầu thiết yếu hàng ngày, tài chính, phương tiện đi lại và các kỳ nghỉ. Sau đó, khi tiến hành các hoạt động, doanh nghiệp thực hiện một số hoạt động. Nó có thể khác nhau rất nhiều giữa các doanh nghiệp. Và, nói một cách khái quát, chúng ta có thể nhóm chúng thành ba loại chính: khai thác / thu hoạch tài nguyên thiên nhiên, chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng (sản xuất) và cung cấp dịch vụ.

Quy định chung về hoạt động kinh doanh

Pháp luật của nhiều nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ “commerce” (kinh doanh/thương mại) theo nghĩa rộng để chỉ một cách tổng hợp các hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ và có sự phân biệt với thuật ngữ “trade” để chỉ riêng hoạt động mua bán hàng hoá thuần tuý.

Ở Việt Nam, thuật ngữ kinh doanh được sử dụng trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Hoạt động kinh doanh được nhận biết thông qua các dấu hiệu:

1) Hoạt động phải mang tính nghề nghiệp, nghĩa là chúng được tiến hành một cách chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục và hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện chúng;

2) Hoạt động phải được thực hiện một cách độc lập. Các chủ thể nhân danh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Họ tự quyết định mọi vấn đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình;

3) Hoạt động được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thường xuyên.

Giấy phép kinh doanh là gì ?

Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo khoản 1 điều 8 luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.). Trên thực tế chúng ta hay gọi tắt tất cả các loại giấy này gọi tắt là giấy phép kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay theo chúng ta vẫn hay gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không hẳn là giấy phép kinh doanh. Vì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là việc cá nhân, tổ chức đi đăng ký. Còn giấy phép kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức đi xin phép.

Đối tượng cấp Giấy phép kinh doanh

Đối tượng cấp giấy phép kinh doanh là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Tổ chức doanh nghiệp trong nước kinh doanh có điều kiện 

Tổ chức doanh nghiệp trong nước nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó mới được phép kinh doanh.

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

Bán lẻ rượu phải xin giấy phép bán lẻ rượu

Cơ sở kinh doanh thực phẩm, quán cà phê, nhà hàng phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Rất nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải có giấy phép trước khi kinh doanh. Kính mời bạn đọc tham khảo: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, GPKD được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động sau:

– Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, trừ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

– Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn;

– Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

– Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

– Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

– Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

– Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

– Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh tuỳ vào đối tượng cấp và ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

giấy phép hoạt động
giấy phép hoạt động

Đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước

Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng để được cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên các điều kiện chủ yếu thường là:

Điều kiện về cơ sở vật chất như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Điều kiện về chứng chỉ hành nghề như: Văn phòng công chứng, công ty luật 

Điều kiện về vốn pháp định như: Kinh doanh bất động sản vốn pháp định 20 tỷ

Đối với tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài

Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định các điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh cụ thể như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

– Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp GPKD;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Để được cấp Giấy phép kinh doanh, các đối tượng thuộc trường hợp này phải:

– Đáp ứng điều kiện:

+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

– Đáp ứng tiêu chí sau:

+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Một số lưu ý 

– Các điều kiện này cũng áp dụng đối với dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí cũng phải đáp ứng các điều kiện này. Trong đó:

+ Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động: sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam; sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

+ Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

Nội dung Giấy phép kinh doanh

Nội dung giấy phép kinh doanh sẽ tuỳ vào ngành nghề kinh doanh, loại giấy mà bạn định xin phép. Thông thường GPKD bao gồm các nội dung sau:

– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

– Hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm kinh doanh, phân phối;

– Phạm vi các hoạt động kinh doanh;

– Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

– Thời hạn của giấy phép;

– Các nội dung khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về giấy phép hoạt động kinh doanh. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139