Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 số lượng người lao động thất nghiệp tăng cao theo đó bảo hiểm thất nghiệp năm 2022 nhận được sự quan tâm đặc biệt của người lao động. Cụ thể, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động có những thay đổi như thế nào, thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp thế nào?

Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu về BHTN và trình tự thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp trong bài viết dưới đây.

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định) Mẫu số 03: Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;

– Sổ BHXH

– 2 ảnh 3 x 4

– CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu

Trình tự, thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

– Bước 1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

– Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ:

+ Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động (NLĐ) chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

+ Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho NLĐ.

+ Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

– Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

+ Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

+ Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không  nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.

Ví dụ:

Ngày 1/10/2016 NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN tại TT GTVL.

Ngày 20/10/2016 TT GTVL ra Quyết định hưởng TCTN

Ngày bắt đầu tính hưởng TCTN là 16/10/2016

Ngày chi trả TCTN tháng đầu của cơ quan BHXH: Từ 20 – 25/10/2016

Ngày chi trả TCTN tháng thứ 2: Từ 16/11 – 27/11/2016

Ngày chi trả TCTN tháng thứ 3: Từ 16/12 – 27/12/2016

– Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ

Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp chưa tìm được việc làm (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp).

 
thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp
thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

Điều kiện nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động để nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng thì cần đáp ứng được 04 điều kiện theo đúng quy định tại Điều 49 của Luật việc làm 2013 đó là:

Thứ nhất: Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Thứ hai: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp:

– Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn;

– Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

Lưu ý: Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng trợ cấp thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục, được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thứ ba: Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập;

Thứ tư: Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:

– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Chết.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì người lao động chuẩn bị hồ sơ để nộp đến trung tâm dịch vụ việc làm. Tuy nhiên chúng tôi có một số lưu ý liên quan đến việc nhận quyết định trợ cấp thất nghiệp không đúng thời gian:

– Trước đây, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người lao động vẫn được nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP đó là:

+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Song cho đến thời điểm hiện tại quy định trên đã bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 61/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/7/2020, do đó nếu người lao động trễ hẹn ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp vì bất kỳ lý do gì thì người lao động không được nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên với trường hợp trễ hẹn khai báo thất nghiệp thì hiện tại vẫn căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định: Nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp đang trong khoảng thời gian thuộc một trong các trường hợp sau thì người lao động không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm:

– Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

– Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

– Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

– Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Riêng đối với các trường hợp không trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm thì chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định, người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện.

Các cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, hàng tháng, người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng trợ cấp với mức:
 

Mức trợ cấp thất nghiệp

=

60%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Lưu ý: Mức trợ cấp hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Cụ thể, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính như sau:

* Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.

* Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

  • Mức lương tối thiểu vùng của vùng I là 4,42 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 4,42 triệu đồng/tháng = 22,1 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương tối thiểu vùng của vùng II là 3,92 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,92 triệu đồng/tháng = 19,6 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương tối thiểu vùng của vùng III là 3,43 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,43 triệu đồng/tháng = 17,15 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương tối thiểu vùng của vùng IV là 3,07 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,07 triệu đồng/tháng = 15,35 triệu đồng/tháng. 

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

Cũng tại Luật này, cụ thể khoản 2 Điều 50 có nêu:

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Ví dụ 1:

Ông A đóng bảo hiểm thất nghiệp được 52 tháng với mức lương bình quân 06 tháng cuối cùng là 05 triệu đồng/tháng.

Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông A như sau:

– 36 tháng đầu tiên, ông A được hưởng 03 tháng trợ cấp.

– 12 tháng tiếp theo, ông A được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.

– 04 tháng dư còn lại, ông A sẽ được cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.

Như vậy, ông A sẽ được hưởng 04 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng sẽ là 5 triệu đồng/tháng x 60% = 3 triệu đồng/tháng.

Hình thức nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp?

Theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH tại Chương IV Điều 9 về Tổ chức chi trả BHTN có quy định về các hình thức nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp đó là:

– Nhận tiền mặt trực tiếp tại Trung tâm dịch vụ việc làm hoặc các địa điểm tiếp nhận hồ sơ.

– Nhận qua thẻ ngân hàng tức Chi qua tài khoản cá nhân của người lao động. Đối với tháng đầu tiên, chuyển tiền ngay khi nhận được danh sách chi trả. Từ tháng hưởng trợ cấp thứ hai, chuyển tiền trong vòng 05 ngày kể từ ngày bắt đầu chi trả ghi tại cột số 1 Danh sách C72b-HD. Lưu ý khi thực hiện thì sẽ Căn cứ chứng từ thu phí phát hành thẻ ATM lần đầu của ngân hàng để thực hiện thanh toán cho người hưởng TCTN.

– Nhận qua bưu điện. Theo đó phòng kế hoạch đầu tư thuộc cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện Chuyển danh sách chi bằng tiền mặt theo mẫu số C72b-HD cho Bưu điện tỉnh để tổ chức chi trả TCTN cho người lao động qua hệ thống bưu điện theo Hợp đồng đã ký theo đúng ngày chi trả ghi trong danh sách.

Ngay sau khi chuyển Danh sách, Hệ thống tự động nhắn tin đến từng người trong danh sách chi trả TCTN thông báo về ngày bắt đầu chi trả và địa điểm chi trả của tháng hưởng TCTN với người hưởng TCTN.

Song hiện nay chúng tôi thấy phổ biến nhất hình thức nhận tiền thất nghiệp đó là chi trả thông qua thẻ ngân hàng vào trực tiếp tài khoản cá nhân của người lao động luôn. Hình thức nhận tiền này vừa giúp người lao động tiết kiệm được tiền bạc, công sức và thời gian đi lại.

Trên đây là một số nội dung về thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp, nếu có vấn đề gì thắc mắc về nội dung  này, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139