Thuế thu nhập vãng lai

thuế thu nhập vãng lai

Thu nhập vãng lai là cụm từ để chỉ về các khoản thu nhập không thông qua hợp đồng lao động, không mang tính chất thường xuyên, thu nhập vãng lai thường xuyên được người dân sử dụng trong các trường hợp nói về các khoản thu nhập, tiền lương, tiền công được nhận không thông qua ký kết hợp đồng lao động. Vậy thuế thu nhập vãng lai là gì? cách tính thuế thu nhập vãng lai hiện nay được pháp luật quy định ra sao? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cơ sở pháp lý

  • Thông tư số 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân;
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

Thu nhập vãng lai là gì?

Thu nhập vãng lai là cụm từ để chỉ về các khoản thu nhập không thông qua hợp đồng lao động, không mang tính chất thường xuyên, thu nhập vãng lai thường xuyên được người dân sử dụng trong các trường hợp nói về các khoản thu nhập, tiền lương, tiền công được nhận không thông qua ký kết hợp đồng lao động.

Xem xét trong các văn bản quy phạm pháp luật thì thuật ngữ thu nhập vãng lai không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành.

Để hiểu cụ thể thu nhập vãng lai gồm những khoản thu nhập nào thì ta có thể xem tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định những khoản chịu thuế như sau: Tiền thu lao nhận được dưới những hình thức như tiền hoa hồng môi giới, tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền tham gia các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, tiền tham gia hoạt động giảng dạy, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, thể dục, thể thao, tiền nhuận bút, tiền dịch vụ và quảng cáo và các khoản thù lao khác.

Thu nhập vãng lai có chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Theo Điểm c, Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, các khoản thu nhập chịu thuế được quy định bao gồm thu nhập từ tiền lương, tiền công và những khoản tiền thù lao được nhận dưới các hình thức:

  • Tiền hoa hồng môi giới;
  • Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa;
  • Tiền tham gia các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;
  • Tiền tham gia hoạt động giảng dạy, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, thể dục thể thao.
  • Tiền nhuận bút
  • Tiền dịch vụ và quảng cáo;
  • Một số khoản thù lao khác.

Như vậy, thu nhập vãng lai thuộc danh mục nêu trên sẽ phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Thu nhập vãng lai có phải quyết toán thuế không?

Theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 26 của thông tư số Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau: cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau:

  • Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
  • Cá nhân, hộ kinh doanh chỉ có một nguồn thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán.
  • Cá nhân, hộ gia đình chỉ có thu nhập từ việc cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất đã thực hiện nộp thuế theo kê khai tại nơi có nhà, quyền sử dụng đất cho thuê.
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê, có quyền sử dụng đất cho thuê nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

Theo đó, trừ các trường hợp bên trên, cá nhân phải quyết toán TNCN phải quyết toán thuế.

Thu nhập vãng lai được ủy quyền quyết toán thuế TNCN khi nào?

Theo quy định tại điểm d.2, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập như sau:

  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thời điểm quyết toán thuế đang làm việc thực tế tại nơi đó (kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm). Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ nơi khác đến thì thực hiện ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương, ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và vào thời điểm quyết toán thuế đang làm việc thực tế tại nơi đó (kể cả trường hợp không làm đủ 12 tháng trong năm), đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân trong năm không quá 10 triệu đồng, đã được khấu trừ thuế TNCN 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế TNCN với phần thu nhập này.

Tại Điểm d.2, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, cá nhân có thu nhập vãng lai phải trực tiếp thực hiện khai thuế TNCN với cơ quan thuế trong trường hợp cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

Cách tính thuế TNCN đối với thu nhập vãng lai

Tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định khấu trừ thuế là việc cá nhân, tổ chức trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế vào thu nhập vãng lai trước khi trả thu nhập cho người lao động. Theo đó:

  • Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức thu nhập từ 2.000.000 đồng/ lần trở lên cần phải khấu trừ thuế trước khi trả cho cá nhân, mức khấu trừ thuế là 10% trên thu nhập;
  • Trường hợp ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi đã trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế và cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng cần phải khấu trừ thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành) gửi tổ chức trả thu nhập nhằm cho tổ chức trả thu nhập vãng lai làm căn cứ tạm thời chưa tính khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Cá nhân cần chịu trách nhiệm về cam kết của mình, trường hợp cá nhân có gian lận thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định của Luật quản lý thuế. Tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế thu nhập vãng lai trong trường hợp này.

thuế thu nhập vãng lai
thuế thu nhập vãng lai

Tổ chức trả thu nhập lập danh sách thu nhập của các cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế để nộp cho cơ quan thuế vào thời điểm kết thúc năm tính thuế.

Tổ chức và cá nhân trả thu nhập vãng lai sau khi đã khấu trừ thuế thu nhập vãng lai phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ.

Hồ sơ làm quyết toán thuế TNCN

Tùy vào hình thức quyết toán thuế mà hồ sơ quyết toán thuế TNCN trong từng trường hợp sẽ khác nhau, nhưng thông thường sẽ bao gồm:

  • Tờ khai quyết toán thuế 02/QTT-TNCN (theo Thông tư 92/2015/TT-BTC). Bảng kê đăng ký người phụ thuộc (Nếu có);
  • Chứng từ khấu trừ thuế (Lấy tại đơn vị có đóng thuế TNCN trong năm quyết toán);
  • Thư xác nhận thu nhập của cả hai nơi.

Cách lập bảng cam kết để không bị khấu trừ 10%

Điều kiện làm cam kết để không bị khấu trừ 10%: Theo quy định trên, người có thu nhập vãng lai có tổng thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên nhưng tạm thời sẽ không bị khấu trừ 10% tại nguồn nếu có đủ điều kiện sau và có nộp cam kết:

  • Tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên;
  • Cá nhân không cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng;
  • Chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng khấu trừ thuế;
  • Ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau giảm trừ gia cảnh chưa đạt đến mức phải nộp thuế (132 triệu đồng/năm trở xuống với trường hợp không có người phụ thuộc);
  • Đã có mã số thuế đăng ký tại thời điểm lập cam kết.

Mẫu cam kết để không bị khấu trừ 10% sử dụng biểu mẫu 02/CK-TNCN.

Các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản

– Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.

– Quyết định việc đầu tư dự án bất động sản không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản.

– Gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản.

– Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết.

– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

– Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của Luật này.

– Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.

Mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu nên việc chấp hành theo quy định phụ thuộc nhiều vào tính tự giác của mỗi cá nhân. Với những cá nhân cố tình trốn thuế, không khai nộp thuế, nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo pháp luật (chủ yếu là xử phạt hành chính). Mức độ xử phạt tùy thuộc vào tính chất của hành vi. Cụ thể:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 42, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, quy định phạt vi phạm hành chính về chậm nộp tiền thuế như sau:
Tổ chức, hoặc cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn sẽ bị tính tiền chậm nộp phạt theo mức 0,05%/ngày trên số tiền phạt chậm nộp. Số tiền này sẽ được tính bắt đầu từ ngày kế tiếp ngày hết thời gian nộp tiền phạt, đến ngày liền kề trước ngày nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định của Nhà nước).

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thuế thu nhập vãng lai Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139