Chủ thể không có quyền thành lập doanh nghiệp

chủ thể không có quyền thành lập doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp hiện nay quy định về những đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp, chủ thể không có quyền thành lập doanh nghiệp và điều kiện thành lập doanh nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể dựa trên nguyên tắc doanh nghiệp được phép kinh doanh mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Bài viết dưới đây phân tích cụ thể:

Đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020, Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp trừ những trường hợp dưới đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm:

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Lưu ý: Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp cho phép tạo lập mới một chủ thể kinh doanh. Khi tham gia vào thị trường, doanh nghiệp sẽ trở thành chủ thể của các giao dịch dân sự, thương mại, lao động…, tạo ra và chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ tài sản. Do vậy, đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp phải là tổ chức, cá nhân có đủ khả năng và điều kiện phù hợp để chịu trách nhiệm về doanh nghiệp do mình khởi tạo.

Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là những tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận quyền thành lập doanh nghiệp. Trường họp đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là cá nhân thì cá nhân đó phải có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập.

Nếu đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân, vì rằng, tổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó. Điều này là phù hợp và logic khi luật pháp của nước ta quy định “có tài sản độc lập” là điều kiện bắt buộc của một pháp nhân.

Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, quyền thành lập doanh nghiệp của một số cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự và của một số tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ bị loại bỏ. Có thể kể đến các trường hợp phổ biến bị cấm thành lập doanh nghiệp sau đây:

– Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang bị cấm thành lập doanh nghiệp vì các lý do phòng chống tham nhũng, phòng chống cạnh tranh không lành mạnh, phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến công vụ và chức trách đã được trả lương của họ;

– Cá nhân đang trong thời gian bị mất, bị hạn chế quyền công dân;

– Tổ chức sử dụng sai mục đích các nguồn ngân sách nhà nước được cấp, nhằm thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị;

– Một số trường hợp khác theo quy định pháp luật hiện hành (Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014)…

Pháp luật doanh nghiệp của mỗi quốc gia có quy định các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp với phạm vi cấm đoán khác nhau, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý đối với mỗi nền kinh tế.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Điều kiện về kinh tế

Muốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị điều kiện vật chất cần thiết để doanh nghiệp ra đời, như nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, máy móc thiết bị… Công việc này do các nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở góp vốn đầu tư ở dạng tiền mặt, hiện vật hay tài sản khác. Tùy thuộc lĩnh vực kinh doanh và khả năng tài chính của nhà đầu tư, vốn đầu tư thành lập ở mỗi doanh nghiệp có quy mô rất khác nhau. Cân nhắc một lượng vốn cần và đủ để tồn tại, cạnh tranh và phát triển là công việc của nhà đầu tư. Sai số ở khâu tính toán này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bị đào thải do không đủ sức cạnh tranh.

Từ triết lý đó, luật pháp đa số các nước đều không can thiệp vào qúy mô vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp và để các nhà đâu tư tự quyết định trong sự điều tiết của thị trường. Chỉ trong một số ngành, nghề nhất định, xét thấy cần kiểm soát điều kiện vật chất tối thiểu cho hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn, nhà nước có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp. Mức vốn này được gọi là mức vốn pháp định, theo đó, vốn điều lệ của doanh nghiệp phải bảo đảm từ mức vốn pháp định trở lên. Một số ngành, nghề cần đáp ứng quy định về mức vốn pháp định như chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ mua bán nợ…

Điều kiện về pháp lý

Điều kiện pháp lý để thành lập doanh nghiệp gồm những điều kiện pháp luật quy định mà chủ đầu tư cần đáp ứng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích quản lý nhà nước ở mỗi thời điểm, các điều kiện thành lập doanh nghiệp được kiểm soát theo chế độ tiền kiểm hoặc hậu kiểm.

“Tiền kiểm” là kiểm tra các điều kiện cần thiết trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chế độ “tiền kiểm” có nội dung là kiểm tra các điều kiện thành lập doanh nghiệp trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cor quan đăng ký kinh doanh thu nhận, thẩm định các giấy tờ liên quan và chỉ kiểm tra các điều kiện thuộc diện “tiền kiểm” để quyết định cấp hoặc từ chối cấp giây chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy định vê điều khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong pháp luật hiện hành là các điều kiện thuộc diện “tiền kiểm” – kiểm tra trước.

“Hậu kiểm” là kiểm tra các điều kiện doanh nghiệp cần tuân thủ sau khi doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và đi vào hoạt động. Các điều kiện thuộc diện hậu kiểm không bị kiểm tra khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp mà sẽ bị kiểm tra, giám sát trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, xử lý vi phạm khi bị phát hiện. Chế độ “hậu kiểm” hình thành do yêu cầu thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính trong thành lập và đăng ký doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam xác định rõ nguyên tắc tự giác, trung thực trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Theo nguyên tắc này, người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 cùa Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).

Khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh không có nghĩa vụ kiểm soát, thẩm định các điều kiện thuộc diện hậu kiểm. Tuy nhiên, cùng với những cơ quan có thẩm quyền khác, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về điều kiện thành lập khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Chế độ “hậu kiểm” có ý nghĩa quan trọng trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính trong thành lập doanh nghiệp, tạo con đường gia nhập thị trường thông thoáng, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh thu hút vốn đầu tư tại Việt Nam.

Ví dụ: Để kiểm tra nhà đầu tư có thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp hay không, cần có các giấy tờ chứng minh độ tuổi, tình trạng sức khỏe, lý lịch tư pháp… của người thành lập doanh nghiệp. Nếu áp dụng cơ chế “tiền kiểm”, nhà đầu tư cần chuẩn bị tất cả các giấy tờ trên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nếu áp dụng cơ chế “hậu kiểm”, nhà đầu tư sẽ tự cam kết và chịu trách nhiệm về quyền thành lập doanh nghiệp của mình. Hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử lý, mức độ nghiêm khắc nhất là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp.

Lịch sử phát triển của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam cho thấy rõ nét quá trình chuyển đổi từ cơ chế “tiền kiểm” sang cơ chế “hậu kiểm”, nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Một số điểm nổi bật của quá trình này là việc bãi bỏ cơ chế xin phép – cấp phép, bãi bỏ quy định về vốn pháp định với đa số ngành, nghề, bãi bỏ quy định về giấy tờ chứng minh người thành lập doanh nghiệp không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, bãi bỏ quy định về chứng chỉ hành nghề trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp …

Theo quy định hiện hành, điều kiện pháp lý mà tổ chức, cá nhân cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, các điều kiện thuộc diện “tiền kiểm”:

+ Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh là yếu tố được rà soát khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm kinh doanh. Danh mục ngành, nghề bị cấm kinh doanh có thể khác nhau ở các quốc gia và có thể thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển. Hiện tại, pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh đối với các hàng hoá, dịch vụ sau đây (Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014, được sửa đổi, bổ sung năm 2016):

– Các chất ma túy (theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư năm 2014);

– Các loại hoá chất, khoáng vật (theo quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư năm 2014);

– Mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư năm 2014;

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

– Hoạt động kinh doanh Hên quan đến sinh sản vô tính trên người;

– Kinh doanh pháo nổ.

+ Điều kiện về tên doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp đặt đúng quy định và không trùng hay gây nhầm lẫn là điều kiện cần thiết và bắt buộc. Các quy định buộc thực hiện khi đặt tên doanh nghiệp nhằm mục tiêu dễ nhận biết sơ bộ về loại hình và đặc tính của doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp phải hiển thị rõ loại hình doanh nghiệp (ví dụ: công ty cổ phần, công ty TNHH…). Bộ phận tên riêng của doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký, hoặc lạm dụng tên tuổi của cơ quan, tổ chức khác. Quy định này nhằm mục đích bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp sau khi thành lập.

+ Điều kiện về hồ sơ và lệ phí:

Đe được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ và nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ hợp lệ là bộ hồ sơ có đủ các giấy tờ theo quy định và các giấy tờ được khai đúng và đầy đủ. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp được thành lập, nhà đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ với các loại giấy tờ khác nhau. Ví dụ: Một hồ sơ thành lập công ty cổ phần cần có đủ các loại giấy tờ sau đây (mỗi loại giấy tờ đều có mục đích cụ thể):

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (thể hiện yêu cầu, nguyện vọng của nhà đầu tư tại cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh);

– Điều lệ công ty (ghi nhận các quy tắc quản lý, hoạt động của doanh nghiệp);

– Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (để kiểm soát số lượng sáng lập viên tối thiểu và số cổ đông nước ngoài và tỉ lệ góp vốn cổ phần của họ);

– Bản sao các giấy tờ: Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người thành lập doanh nghiệp, của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hay đại diện của họ (thẻ căn cước, giấy chúng minh thư nhân dân, hộ chiếu…); giấy tờ chứng thực tổ chức hợp pháp đăng ký thành lập doanh nghiệp (quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần có thêm giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Ngoài ra, nộp đủ lệ phí cũng là điều kiện bắt buộc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thứ hai, điều kiện cần tuân thủ theo chế độ “hậu kiểm”:

chủ thể không có quyền thành lập doanh nghiệp
chủ thể không có quyền thành lập doanh nghiệp

+ Điều kiện về quyền thành lập doanh nghiệp của chủ thể đầu tư vốn:

Điều kiện về chủ thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp là điều kiện thuộc diện “hậu kiểm”. Chủ thể đầu tư vốn phải là tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định các đối tượng sau đây không có quyền thành lập doanh nghiệp:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thắnh lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật vê cán bộ, công chức, viên chức Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vôn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

b) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không cỏ tư cách pháp nhân;

c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Toà án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Nhà đầu tư tự rà soát đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp và đặc điểm nhân thân để xác định quyền thành lập doanh nghiệp cho mình. Nếu thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không được thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp được thành lập bởi tổ chức, cá nhân bị cấm thành lập doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi bị phát hiện trong quá trình hậu kiểm. Trong một số trường hợp, xét thấy cần kiểm tra trước về nhân thân người thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu người đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

+ Điều kiện về vốn pháp định:

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu do pháp luật quy định đối với một sô ngành, nghề kinh doanh, được quy định trong pháp luật chuyên ngành như pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật chứng khoán, pháp luật về các tổ chức tín dụng… Đối với những ngành, nghề cần có đủ vốn pháp định, nhà đầu tư phải bảo đảm mức vốn này từ khi thành lập và phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, vốn pháp định được quy định theo ngành, nghề kinh doanh và hiện tại, vốn pháp định được quy định đối với một số ngành, nghề như kinh doanh vàng, các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ mua bán nợ… Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp không phải nộp giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn pháp định.

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đãng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của pháp luật.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một hình thức đăng ký doanh nghiệp, theo đó, người thành lập doanh nghiệp tiến hành đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục hành chính bắt buộc với mọi doanh nghiệp, được thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh. Ở Việt Nam, cơ quan thực hiện chức năng này là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, có tên gọi là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

Các nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp với yêu cầu chung là “đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Khi các thông tin đăng ký đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chứng minh sự thành lập hợp pháp của doanh nghiệp, là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký mã sô thuế do doanh nghiệp đăng ký.

Các bước cơ bản để đăng ký thành lập doanh nghiệp:

– Nhà đầu tư hoặc đại diện của nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ hợp lệ và nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và đối chiếu các điều kiện cấp giấy đăng ký doanh nghiệp, sau đó quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Công khai thông tin về doanh nghiệp được thành lập frên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xét về bản chất, đăng ký doanh nghiệp không phải là thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp, không thuộc cơ chế xin – cho, không thể hiện quyền lực “ban phát” của cơ quan công quyền. Việc kê khai và công khai thông tin về hoạt động kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh về ngành, nghề kinh doanh, chủ đầu tư, mức vốn, người đại diện, thông tin đăng ký thuế… có tính chất đăng ký việc sử dụng quyền tự do kinh doanh hiến định cho tổ chức, cá nhân. Khi mọi thông tin đăng ký đều đúng pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh phải cấp đăng ký cho doanh nghiệp. Mọi từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đều phải có căn cứ pháp lý cụ thể.

Kết quả của thủ tục đăng ký doanh nghiệp là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp cho doanh nghiệp (trước đây gọi là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Kể từ khi được cấp văn bản này, doanh nghiệp được chính thức thành lập, là một chủ thể kinh doanh có tư cách hợp pháp để tham gia vào các quan hệ kinh tế và pháp lý. Trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật chuyên ngành quy định một số thủ tục thành lập riêng nhưng có ý nghĩa pháp lý tương tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp, ví dụ như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép thành lập ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác theo Luật Các tổ chức tín dụng, Sở Tư pháp cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho các công ty luật theo quy định của Luật Luật sư…

Trong sự so sánh với thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp trước đây, thủ tục đăng ký doanh nghiệp ghi nhận đúng bản chất của quyền tự do kinh doanh, tạo cơ hội cho nhà đầu tư thực hiện quyền hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về chủ thể không có quyền thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139