Thủ tục nhờ luật sư tư vấn bào chữa trong vụ án hình sự

thủ tục nhờ luật sư tư vấn bào chữa trong vụ án hình sự

Khi không may mắc vào một vụ án hình sự, việc nhờ luật sư tư vấn bào chữa là hoàn toàn cần thiết, vậy thủ tục nhờ luật sư tư vấn bào chữa trong vụ án hình sự được quy định như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi này:

Quy định về quyền được có người bào chữa 

Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định tại nhiều điều luật về nội dung bào chữa:

Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định.

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt; bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa (điều 58, 59, 60 BLTTHS 2015).

Trên thực tế, các quy định trên có được thực hiện một cách nghiêm túc hay không lại là một vấn đề rất đáng bàn.

Người bào chữa là ai?

Điều 72 Bộ Luật Tố tụng Hình sự  quy định: Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa, người bào chữa có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Những người sau đây không được bào chữa:

a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Thời điểm người bào chữa được tham gia tố tụng được pháp luật quy định rất rõ tại điều 74 BLTTHS:

Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Trên thực tế, việc luật sư vào làm thủ tục bào chữa ở giai đoạn điều tra là rất khó khăn vì thủ tục rườm rà, phức tạp, phụ thuộc khá nhiều vào ý chí chủ quan của cơ quan điều tra vì sự lệ thuộc, thiếu tự chủ về tinh thần, suy nghĩ của bị can khi bị tạm giam là vô cùng lớn.

Phần lớn các cơ quan điều tra không chấp nhận hồ sơ mời luật sư do người thân thích của người bị tạm giữ để hầu tra mời, còn để có được chữ ký của người bị tạm giữ vào đơn mời luật sư thì luật sư lại không được gặp trực tiếp người bị tạm giữ mà phải chuyển qua cơ quan điều tra. Việc họ có đưa giấy mời luật sư, phổ biến quyền mời luật sư bào chữa cho người bị tạm giữ hay không là vấn đề không ai kiểm soát được.

Rất nhiều trường hợp sau này khi ra tòa, bị cáo mới nói công an dọa không được mời luật sư, nếu mời luật sư sẽ làm cho tội nặng hơn…. do vậy không dám ký đơn hoặc phải buộc lòng ghi vào đơn rằng tôi không có mong muốn được luật sư bào chữa.

Lựa chọn người bào chữa được quy định tại BLTTHS như sau:

1. Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.

2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.

Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.

3. Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.

4. Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

thủ tục nhờ luật sư tư vấn bào chữa trong vụ án hình sự
thủ tục nhờ luật sư tư vấn bào chữa trong vụ án hình sự

Thủ tục nhờ luật sư tư vấn bào chữa trong vụ án hình sự

Bộ Luật Tố tụng Hình sự  2015 quy định chủ thể mời luật sư rộng hơn so với Bộ Luật Tố tụng Hình sự  2003, cụ thể: người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội có quyền mời luật sư, thủ tục đăng ký bào chữa được quy định như sau: 

Bước 1: Khi người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có nhu cầu nhờ luật sư bào chữa (sau đây gọi là người nhờ bào chữa) thì Điều tra viên hướng dẫn viết giấy yêu cầu luật sư.

Bước 2: Trong vòng 24 giờ, Cơ quan Điều tra gửi giấy yêu cầu luật sư bào chữa đến luật sư mà bị can nhờ bào chữa trong trường hợp có chỉ đích danh hoặc gửi giấy nhờ người thân / giấy yêu cầu luật sư bào chữa nhưng không chỉ đích danh đến người thân của bị can để người thân bị can nhờ luật sư bào chữa.

Luật sư khi nhận được giấy yêu cầu luật sư bào chữa thì thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định tại Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Bước 3: Luật sư tiến hành thủ tục đăng ký bào chữa tại cơ quan điều tra.

Bước 4: Trong 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ đăng ký bào chữa từ luật sư thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Theo đó, nếu luật sư đủ điều kiện đăng ký bào chữa sẽ được tham gia các buổi làm việc của Điều tra viên và nắm bắt được thông tin của người nhờ bào chữa cũng như thực hiện các quyền khác của người bào chữa.

Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;

d) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.

Trường hợp chỉ định người bào chữa thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân;

c) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp không được bào chữa và trường hợp người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.

Khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015 quy định về các trường hợp không được bào chữa như sau:

4. Những người sau đây không được bào chữa:

a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp bị đề nghị  thay đổi bởi người bị buộc tội hoặc người thân thích của họ.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề thủ tục nhờ luật sư tư vấn bào chữa trong vụ án hình sự, nếu có thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139