Tự mình bào chữa trong một vụ án hình sự có được không?

tự mình bào chữa trong một vụ án hình sự có được không

Một trong những câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: Một chủ thể có được tự mình bào chữa trong một vụ án hình sự có được không? Ai có quyền được tự mình bào chữa?… Thông qua bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh xin giải đáp tới quý bạn đọc các nội dung trên:

Một người tự mình bào chữa trong một vụ án hình sự có được không?

Theo Điều 60, Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, khi tham gia vụ án hình sự, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Để thực hiện quyền tự bào chữa của mình, bị can bị cáo có quyền:

Được biết nguyên nhân khởi tố; khởi tố với tộ danh gì; được giải thích về quyền và nghĩa vụ: để có thể đưa ra các chứng cứ để chứng minh mình vô tội, có quyền khiếu nại, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại …

Trình bày lời khai khi tham gia phiên đối chất, phiên tòa, đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu: giúp cơ quan điều tra tìm ra sự thật, chứng minh thêm cho lời khai của mình.

Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định.

Như vậy, bị can, bị cáo có thể tự mình bào chữa trong vụ án hình sự.

Những chủ thể nào có quyền tự mình bào chữa trong một vụ án hình sự

Hiện nay là quyền tự mình bào chữa trong một vụ án hình sự chỉ thuộc về bị can, bị cáo chứ không thuộc về đối tượng nào khác và quyền này chỉ giới hạn trong việc bác bỏ một phần hay toàn bộ lời buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, bị cáo.

Đối với việc bảo vệ các quyền và lợi ích khác của bị can, bị cáo không trực tiếp liên quan tới việc bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, bị cáo trong vụ án thì không thuộc về giới hạn của quyền bào chữa. Tuy nhiên, khi đã bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án thì người bào chữa cũng đồng thời giúp bị can, bị cáo trong việc bảo vệ các quyền đó của họ.

Khác với những người tham gia tố tụng khác, bị can, bị cáo tham gia tố tụng chịu sự buộc tội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc buộc tội này thường gắn liền với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Việc phải chịu trách nhiệm hình sự mà thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy không phải mọi trường hợp buộc tội đến với bị can, bị cáo đều chính xác mà vẫn còn có những trường hợp buộc tội oan. Do vậy, quyền bào chữa thuộc về bị can, bị cáo là yêu cầu khách quan trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn.

Người bị tạm giữ không thể coi là đối tượng bị buộc tội mà họ chỉ có thể trở thành đối tượng bị buộc tội nếu có đủ căn cứ để khởi tố họ với tư cách là bị can. Một trong những mục đích của tạm giữ là giúp cơ quan có thẩm quyền bước đầu xác định, làm rõ hành vi của người bị tạm giữ, nếu không đủ căn cứ để khởi tố bị can thì phải ra quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ. Theo quy định của pháp luật thì cũng chưa có văn bản tố tụng nào trực tiếp buộc tội đối với người bị tạm giữ.

Người bị kết án cũng không thể coi là đối tượng bị buộc tội được. Không nên đồng nhất hai khái niệm buộc tội và kết án. Buộc tội chỉ có thể tồn tại trước khi bản án của toà án có hiệu lực pháp luật tức là trước khi kết tội. Theo BLTTHS, sau khi bản án kết tội của toà án có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội rõ ràng đã là người có tội.

Điều 60 BLTTHS 2015 đã quy định cụ thể về bị can như sau:

1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

2. Bị can có quyền:

a) Được biết lý do mình bị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Bị can có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.

tự mình bào chữa trong một vụ án hình sự có được không
tự mình bào chữa trong một vụ án hình sự có được không

Điều 61 BLTTHS quy định về bị cáo, cụ thể:

1. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

2. Bị cáo có quyền:

a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Tham gia phiên tòa;

c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

eTrình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Bị cáo có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Những khó khăn bị can, bị cáo gặp phải khi tự mình bào chữa

Việc tự bào chữa của bị can, bị cáo thường gặp phải nhiều khó khăn:

Bị can, bị cáo bị tạm giam không thể chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chứng cứ chứng minh cho lời khai của mình;

Không hiểu luật, không nắm vững thủ tục tố tụng hình sự dẫn đến bào chữa không tốt, quyền lợi của mình bị hạn chế;

Không nắm được hết quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo;

Các khó khăn khác tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể.

Những khó khăn gặp phải khi tự bào chữa có thể khắc phục được thông qua thủ tục nhờ luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo vì luật sư có kiến thức về pháp luật, không bị hạn chế về việc di chuyển tìm hiểu thông tin,… nên có thể giúp đỡ bị can, bị cáo rất tốt.

Chi phí thuê Luật sư hình sự bào chữa cho Bị can, bị cáo

Thủ tục thuê luật sư bào chữa

Căn cứ Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Để bị can, bị cáo muốn thuê luật sư bào chữa cần phải làm đơn mời luật sư bào chữa.

Nếu như không có đơn thì trong lần đầu tiên lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, lần đầu tiên hỏi cung bị can, nếu có nhu cầu mời luật sư bào chữa, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều sẽ hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bào chữa.

Trong thời hạn từ 12-24 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.

Trường hợp không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân của họ để nhờ luật sư bào chữa.

Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của những người nêu trên có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền thông báo cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến.

Chi phí thuê luật sư bào chữa

Khi thuê luật sư để bào chữa cho thân chủ, người có nhu cầu có thể thỏa thuận với luật sư về việc trả phí theo các cách:

Phí cố định là thực hiện thanh toán theo từng tiến độ giải quyết tranh chấp;

Phí kết quả là thanh toán theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được.

Trên thực tế, tùy vào cụ thể, chi tiết, mức độ khó khăn của từng sự, vụ việc sẽ có mức phí thuê luật sư khác nhau.

Cam kết chất lượng dịch vụ

Trên cơ sở một đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao trong pháp luật hình sự cũng như nắm vững thủ tục tố tụng hình sự, Luật Trần và Liên Danh cam kết có thể đem đến cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ pháp lý tốt nhất, tận tâm với công việc:

Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự;

Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án;

Bào chữa cho bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp.

Trên đây là bài viết về vấn đề tự bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự của chúng tôi. Nếu bạn đọc có khó khăn, thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan, quý bạn đọc có thể liên hệ với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139