Nhiều người không phân biệt được hai đối tượng quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan quân đội mà chỉ biết một người làm việc trong quân đội nên cứ gọi chung là bộ đội. Tuy nhiên đây là hai đối tượng khác nhau, có điểm chung và điểm riêng, không cùng một nhóm. Cùng tìm hiểu hạ sĩ quan có mấy bậc.
Sĩ quan là gì ?
Sĩ quan là cán bộ thuộc Lực lượng Vũ trang (quân đội, cảnh sát/công an) của một quốc gia có chủ quyền, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác được Nhà nước của Quốc gia đó phong, thăng quân hàm cấp Úy, Tá, Tướng.
Sĩ quan tùy theo tính chất nhiệm vụ, tùy vào từng quốc gia thường được phân ra làm hai ngạch: Sĩ quan tại ngũ và Sĩ quan Dự bị.
Tại nhiều quốc gia, dưới cấp sĩ quan thường có cấp Hạ sĩ quan, Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.
Hàm sĩ quan và những chức vụ lãnh đạo, quản li hoặc chỉ huy của sĩ quan được quy định phù hợp với ” đặc thù của tổ chức quân sự, cảnh sát và với truyền thống của lực lượng vũ trang mỗi nước.
Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2000 quy định về sĩ quan như sau: sĩ quan là công dân Việt Nam (Điều 4), hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá và cấp Tướng (Điều 1), đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lí hoặc trực tiếp tham gia một số nhiệm vụ khác (Điều 2). Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam ngay từ khi thành lập (1944) luôn là một lực lượng tin cậy của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Luật sĩ quan cũng xác định sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là người cán bộ của Đảng cộng sản và của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều1).
Hiện nay, áp dụng Luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam đã qua nhiều lần sửa đổi và đang áp dụng bản sửa đổi gần nhất năm 2014 (Bản tổng hợp được áp dụng trong Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH hợp nhất Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành)
Điều kiện trở thành sĩ quan?
Luật sĩ quan Quân đội nhân dân sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định
Điều 12. Tiêu chuẩn của sĩ quan
Tiêu chuẩn chung:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với Nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.
Điều 13. Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Quân nhân chuyên nghiệp là gì?
Khái niệm quân nhân chuyên nghiệp
Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
Quân nhân chuyên nghiệp có những đặc điểm sau:
– Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Được hưởng Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc; Phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
– Là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý;
– Thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.
Tiêu chuẩn tuyển chọn
Điều 8 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định:
Điều 8. Tiêu chuẩn tuyển chọn
Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA); Điều 10 Thông tư số 263/2013/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu, cơ mật trong Quân đội (sau đây gọi chung là Thông tư số 263/2013/TT-BQP) và các quy định sau:
– Có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
– Có năng lực, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia.
– Ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, ý thức cảnh giác cách mạng cao, giữ gìn và bảo vệ bí mật quân sự, bí mật nhà nước.
b) Sức khỏe:
Đủ tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây gọi chung là Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP).
c) Trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đào tạo từ sơ cấp trở lên.
Không tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với người thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA; Điều 11 Thông tư số 263/2013/TT-BQP
Phân biệt sĩ quan quân đội và quân nhân chuyên nghiệp?
Điểm giống nhau
– Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Được hưởng Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc; Phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
Điểm khác nhau
Tiêu chí |
Quân nhân chuyên nghiệp |
Sĩ quan |
Căn cứ |
Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng năm 2015 |
Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam |
Định nghĩa |
Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. |
Là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng. |
Vị trí |
– Là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; – Thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội. |
– Là lực lượng nòng cốt của quân đội; – Là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. |
Tiêu chuẩn tuyển chọn |
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA); Điều 10 Thông tư số 263/2013/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu, cơ mật trong Quân đội (sau đây gọi chung là Thông tư số 263/2013/TT-BQP) và các quy định sau: – Có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân. – Có năng lực, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia. – Ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, ý thức cảnh giác cách mạng cao, giữ gìn và bảo vệ bí mật quân sự, bí mật nhà nước. b) Sức khỏe: Đủ tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây gọi chung là Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP). c) Trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đào tạo từ sơ cấp trở lên. 2. Không tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với người thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA; Điều 11 Thông tư số 263/2013/TT-BQP |
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với Nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm; c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ; d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm. 2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định. |
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hạ sĩ quan có mấy bậc. Hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.