Thị trường có mấy chức năng

thi truong co may chuc nang

Thị trường là nơi buôn bán, giao thương hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội. Vậy chức năng của thị trường là gì? thị trường có mấy chức năng?. Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thị trường là gì?

Thị trường là nơi diễn ra các nhu cầu, hoạt động trao đổi và mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích mang lại giá trị cho các bên. Thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung – cầu, giá cả, giá trị… mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định.  Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hóa; tiền tệ; người mua; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ: hàng hóa – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hóa. Dù là thị trường đơn giản hay thị trường hiện đại đều có sự tác động của các yếu tố cấu thành thị này.

Thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận được thống nhất giữa nhu cầu và nguồn cung bên cạnh các yếu tố quản lý nhà nước. Thông qua đó người mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau nhằm đảm bảo cho các nhu cầu được đáp ứng trên thực tế và những đòi hỏi trong nghĩa vụ tương ứng mà nhà nước đặt ra. Với các hoạt động được thực hiện trên thị trường có thể diễn ra trao đổi hay mua bán. Được gọi chung là tính chất giao dịch. Có các thị trường khác nhau hoạt động trong thị trường lớn của một quốc gia. Với các tính chất tiện ích hay phục vụ nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Ở đó các nhu cầu được phản ánh trước. Nó kéo theo các hoạt động trong sản xuất và kinh doanh kịp thời, hiệu quả nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng từ những mức thấp nhất. Từ đó tìm kiếm các lợi nhuận về cho bên cung ứng sản phẩm. Khi các nhu cầu càng cao, thu nhập càng được cải thiện, có thể tác động tích cực nên thị trường. Khi mà bên cung phải nâng cao năng suất, trình độ và lợi thế của mình để có cạnh tranh thành công.

Thị trường phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi, lưu thông hàng hóa. Đầu tiên trong sản xuất hàng hóa là thị trường sản phẩm, thị trường các tư liệu tiêu dùng. Sau đó là thị trường tư liệu sản xuất, từ thị trường tư liệu sản xuất đến thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Đồng thời, khi quy mô các quan hệ kinh tế được mở rộng, thì thị trường cũng phát triển: từ thị trường địa phương, thị trường khu vực tới thị trường cả nước, sau đó là thị trường quốc tế; từ thị trường cạnh tranh không hoàn hảo tới thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh mang tính độc quyền, độc quyền mang tính cạnh tranh; từ thị trường không có sự điều tiết, tự do vô chính phủ, đến thị trường có sự điều tiết của nhà nước…

 Có thể phân loại thị trường theo nhiều cách khác nhau:

– Theo hình thái vật chất của đối tượng giao dịch, mua bán cụ thể: thị trường từng loại hàng hóa và dịch vụ như thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán…

+ Thị trường hàng hóa: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình.

+ Thị trường các yếu tố sản xuất: là loại thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất xã hội, cụ thể là cung cấp các yếu tố đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Thị trường hàng hóa tiêu dùng: là loại thị trường trao đổi các sản phẩm thông dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân toàn xã hội.

+ Thị trường dịch vụ: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người. Ví dụ: Đối với các sản phẩm cho thuê phòng tại các khách sạn, nhà nghỉ khi đi du lịch

– Theo ý nghĩa và vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch: thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường tư liệu sản xuất, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học – công nghệ, thị trường tư liệu tiêu dùng…

– Theo tính chất và cơ chế vận hành: thị trường tự do, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (thị trường độc quyền mang tính cạnh tranh, thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền), thị trường tự do với sự điều tiết của chính phủ, thị trường độc quyền thuần tuý…

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là hình thái thị trường mà ở đó số lượng người mua và người bán phải đông đảo, để đảm bảo cho mỗi người chỉ chiếm một vị trí rất nhỏ trên thị trường.

+ Thị trường độc quyền: bao gồm cả độc quyền mua và độc quyền bán, được sinh ra khi mỗi bên chỉ có một người mua hoặc một người bán

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái thị trường có sự đan xen giữa cạnh tranh và độc quyền. Sự không hoàn hảo trong cạnh tranh có thể xuất phát từ những lợi thế chi phí sản xuất hoặc do những yếu tố cản trở cạnh tranh khác như: Thương hiệu của doanh nghiệp, giá cả…

– Theo quy mô và phạm vi của các quan hệ kinh tế: Có thị trường địa phương, thị trường khu vực, thị trường trong nước, thị trường nước ngoài,…

– Theo cách biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực thị trường được chia thành 3 loại:

+ Thị trường thực tế: là loại thị trường mà trong đó các khách hàng có nhu cầu đã được đáp ứng thông qua hệ thống cung ứng hàng hóa dịch vụ của các nhà kinh doanh.

+ Thị trường tiềm năng: là bộ phận thị trường mà trong đó khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán nhưng chưa được đáp ứng hàng hóa và dịch vụ.

+ Thị trường lý thuyết: là toàn bộ dân cư nằm trong vùng và thu hút khả năng phát triển của kinh doanh. Trong thị trường lý thuyết bao gồm cả khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng và các nhóm dân cư khác.

Chức năng của thị trường là gì?

– Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa: giá trị sử dụng và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó.

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán, việc hàng hóa được sản xuất ra thì cần phải có người mua để tiêu thụ hàng hóa. Và chức năng này được biểu hiện thông qua việc hàng hóa có bán được hay không, và bán với giá như thế nào. Nếu hàng hóa bán được và bán với giá cả bằng giá trị, có nghĩa là xã hội không chỉ thừa nhận công dụng của nó, mà còn thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó là phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, và giá trị hàng hóa được thực hiện. Ngược lại, nếu hàng hóa không bán được thì hoặc là công dụng của hàng hóa không được thừa nhận, hoặc là do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của xã hội nên xã hội không chấp nhận, cũng có thể do chất lượng kém hoặc quy cách, mẫu mã không phù hợp… Nếu hàng hóa bán được với giá cả thấp hơn giá trị, có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó. Thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa, dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hóa vô dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu… thì sẽ không được thị trường chấp nhận.

thi truong co may chuc nang
thị trường có mấy chức năng

– Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng. 

Chức năng này được biểu hiện thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hóa, giá cả,…Thị trường thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung – cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hóa, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất biết  để họ xem xét nên cung cấp sản phẩm hàng hóa nào, khối lượng bao nhiêu, khi nào, cho ai, ở đâu. Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu nên chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình.

– Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ buộc phải có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế. Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường sẽ dẫn đến chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của xã hội.

Thị trường có mấy chức năng?

Câu hỏiThị trường có mấy chức năng?

1

2

3

4

Đáp án: C

Giải thích: Các chức năng cơ bản của thị trường:

+ Chức năng thực hiện hay thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

+ Chức năng cung cấp thông tin về giá cả, số lượng, chất lượng,…

+ Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho cả người sản xuất và tiêu dùng và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.

Chức năng của thị trường là gì?

Thị trường có 03 chức năng chính, cụ thể như sau:

– Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó.

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán, việc hàng hóa được sản xuất ra thì cần phải có người mua để tiêu thụ hàng hóa. Nếu hàng hóa bán được và bán với giá cả bằng giá trị thì xã hội đã thừa nhận công dụng của nó cũng như thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó. Nếu hàng hóa không bán được thì hoặc là công dụng của hàng hóa không được thừa nhận, hoặc là do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của xã hội nên xã hội không chấp nhận.Nếu hàng hóa bán được với giá cả thấp hơn giá trị thì có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó.

Thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa, dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hóa vô dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu… thì sẽ không được thị trường chấp nhận.

– Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng về cơ cấu hàng hóa, giá cả, chất lượng…

Thị trường thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung – cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hóa, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Thị trường cho người sản xuất biết thông tin nên cung cấp sản phẩm hàng hóa nào, khối lượng bao nhiêu, khi nào, cho ai, ở đâu.Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu nên chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình.

– Chức năng điều tiết, kích thích hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường sẽ dẫn đến chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của xã hội.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thị trường có mấy chức năng gì. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139