Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn

quyen nuoi con tren 7 tuoi khi ly hon

Ly hôn là quyết định cuối cùng để chấm dứt một mối quan hệ hôn nhân. Trong đó vấn đề về con cái luôn là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ.

Việc xác định ai có quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn khiến nhiều cha mẹ luôn phải đắn đo. Luật Trần và Liên Danh sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Nguyên tắc giải quyết quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn

Tại Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, cụ thể là quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn như sau:

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Theo đó, có thể thấy rằng trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con.

Quy định này là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ ở độ tuổi này con cái đã nhận thức rõ được tình cảm, tâm tư nguyện vọng của mình là mong muốn sống với cha hay sống với mẹ.

Bên cạnh đó Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao con cho bố hoặc mẹ trực tiếp nuôi.

Dựa vào các yếu tố về điều kiện kinh tế như thu nhập, chỗ ở ổn định, hay các tài sản của mỗi bên.

Về tinh thần: Mỗi bên phải chứng minh được bản thân có đủ thời gian để chăm sóc, quan tâm, dạy dỗ, giáo dục cho con hay tình cảm với con từ trước đến nay.

Ngoài ra, một trong hai bên có thể cung cấp các chứng cứ để chứng minh người còn lại không có đủ điều kiện để chăm sóc tốt cho con như thu nhập không ổn định, vô tâm với con cái, thường xuyên đánh đập con…

Quy định về việc lấy ý kiến của con khi giải quyết ly hôn

Theo quy định tại đoạn 2 khoản 3 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về việc lấy ý kiến của con trên 7 tuổi khi ly hôn:

Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, thẩm phán sẽ tiến hành lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 7 tuổi trở lên.

Trong trường hợp cần thiết thẩm phán có thể mời đại diện các cơ quan như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến.

Trong vụ án tranh chấp quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, theo quy định về việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác phải đảm bảo thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

Quy định này đưa ra nhằm đảm bảo việc lấy ý kiến của con trên 7 tuổi khi ly hôn được khách quan nhất, tránh các trường hợp ảnh hưởng đến tâm lý của con cái khi đưa ra nguyện vọng của mình.

Giấy tờ cần thiết khi ly hôn cần phải chuẩn bị

Hiện nay có hai hình thức giải quyết ly hôn là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Thủ tục ly hôn thuận tình được hiểu là vợ chồng cùng đồng thuận về việc giải quyết ly hôn, không có tranh chấp về một trong các vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản chung, nợ chung và chỉ yêu cầu Tòa án ghi nhận sự thỏa thuận đó.

Ngược lại, khi một trong hai bên không đồng ý về việc giải quyết ly hôn hoặc có tranh chấp về con chung/ tài sản chung/ nợ chung thì nộp hồ sơ giải quyết ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương.

Trong cả hai trường hợp thuận tình ly hôn hoặc đơn phương ly hôn về cơ bản cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:

Đơn khởi kiện (Về việc ly hôn) – đối với ly hôn đơn phương; hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn – đối với ly hôn thuận tình.

Căn cước công dân/chứng minh nhân dân của 2 vợ chồng (bản sao y chứng thực);

Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao y chứng thực);

Giấy khai sinh của các con (Bản sao y chứng thực);

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( Bản chính);

Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, giấy tờ xe, sổ tiết kiệm…(nếu có và có yêu cầu giải quyết).

Giấy tờ liên quan đến tài sản khác (nếu có).

Mẫu đơn ly hôn đúng quy định

Do có hai hình thức ly hôn với tính chất hoàn toàn khác nhau nên tùy từng hình thức, các cặp vợ, chồng sẽ sử dụng hai loại đơn ly hôn khác nhau để gửi đến Tòa.

– Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình: Sử dụng mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày ….. tháng …. năm ………

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: Công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận về con cái, tài sản)

Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………………………………………..

Họ tên người yêu cầu:

Tên chồng: ………………………………….. Sinh năm: …………………….

Địa chỉ:       

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Tên vợ: ………………………………….. Sinh năm: ………………………….

Địa chỉ        

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Chúng tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân……………….. việc như sau: 

Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:

– Về quan hệ hôn nhân: ………………………………………………………….

– Về con chung:………………………………………………………………………………………….

– Về tài sản chung: ……………………………………………………………………………………

– Về công nợ:…………………………………………………………………………………………….

Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: ………….

Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:…………..

Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyế:………….…………………………………………………………..

Thông tin khác:……………………………………………………………

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:

Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)

Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)

Giấy khai sinh (Bản chứng thực)

Đăng ký kết hôn

Một số giấy tờ khác có liên quan

Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực. 

NGƯỜI YÊU CẦU

 

 

                  Vợ                                                        Chồng

– Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương: Sử dụng mẫu đơn khởi kiện ban hành kèm Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày ….. tháng …. năm ………


ĐƠN KHỞI KIỆN

(v/v: Ly hôn)

 

Kính gửiTÒA ÁN NHÂN DÂN (1) ………………………………….………..

Người khởi kiện: 

Địa chỉ:       

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Người bị kiện:     

Địa chỉ        

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):

Địa chỉ        

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Yêu cầu Toà án nhân dân (1)………… giải quyết những vấn đề sau đối với bị đơn: 

1.Về quan hệ hôn nhân: (2) ………………………………………………………………………..

Về con chung: (3) ……………………………………………………………………………………

3 – Về tài sản : (4) ………………………………………………………………………………………

4 –Về công nợ: (5) ………………………………………………………………………………………

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)

Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)

Giấy khai sinh (Bản chứng thực)

Đăng ký kết hôn

Một số giấy tờ khác có liên quan

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (6) …………………………………………………………………………………………………         

Trên đây là toàn bộ những yêu cầu của tôi, đề nghị tòa án xem xét, giải quyết. Ngoài ra tôi không khiếu nại gì thêm, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Kính mong quý Tòa xem xét giải quyết trong thời hạn luật định.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

NGƯỜI KHỞI KIỆN

                                            

Chú thích:

Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào

Ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

Trình bày lý do, yêu cầu về việc giải quyết ly hôn đơn phương và kết quả của cuộc hôn nhân là: “tình cảm vợ chồng đã không còn, đời sống chung cũng đã mất, mục đích hôn nhân không đạt được”.

Trình bày rõ hai vợ chồng có mấy người con, yêu cầu được nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với từng người con, nhu cầu và quyết định của người con (nếu theo luật phải hỏi ý kiến của cháu bé)….

Khi có tài sản chung, muốn phân chia tài sản như thế nào thì ghi rõ đề nghị tại mục này. Còn nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.

Nếu trong quá trình sinh sống, hai vợ chồng có công nợ chung gì nếu muốn Tòa án phân chia thì cũng nêu rõ. Nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.

Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án

Ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…

quyen nuoi con tren 7 tuoi khi ly hon
quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn

Ghi những nội dung gì trong đơn ly hôn?

Về cơ bản, khi hai vợ, chồng muốn ly hôn thì sẽ yêu cầu giải quyết các vấn đề sau đây:

– Chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ, chồng;

– Giải quyết quyền nuôi con và cấp dưỡng (nếu hai người có con chung);

– Phân chia tài sản chung vợ chồng (nếu hai người có tài sản chung hoặc tài sản chung với gia đình);

– Phân chia công nợ, nợ nần, nghĩa vụ tài sản… của vợ, chồng với người khác (nếu có).

Tuy nhiên, với hai hình thức đơn phương và thuận tình, yêu cầu cụ thể hai vợ, chồng gửi đến Tòa án sẽ khác nhau. Cụ thể:

– Thuận tình ly hôn: Vợ, chồng yêu cầu Tòa án công nhận những thỏa thuận nêu trên của hai vợ, chồng về quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản và công nợ. Đồng nghĩa, những vấn đề cần giải quyết, hai vợ, chồng đã thỏa thuận được với nhau và chỉ yêu cầu Tòa án công nhận điều đó thông qua một quyết định có hiệu lực pháp luật.

– Đơn phương ly hôn: Khi hai vợ, chồng không thỏa thuận được, không có sự thống nhất về các vấn đề nêu trên thì Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để giải quyết có chấp nhận cho hai vợ, chồng ly hôn hay không.

Trên đây là giải đáp về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn. Qua bài viết này chúng tôi mong muốn các bạn có thể hiểu rõ hơn các quy định về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139