Mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng dân sự

mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng dân sự

Theo quy định của luật dân sự hiện nay, thì chủ thể của quan hệ dân sự có thể ủy quyền cho người khác (đại diện theo ủy quyền) để tham gia giải quyết các tranh chấp dân sự phát sinh giữa mình và người khác theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng dân sự theo quy định mới nhất hiện nay.

Ủy quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật

Căn cứ quy định tại Điều 85 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, quy định về người đại diện, cụ thể:

Người đại diện:

  1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
  2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.

  1. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.

Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.

Căn cứ quy định trên, người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Cùng với đó, quy định trên cũng khẳng định người đại diện theo quy định của pháp luật Dân sự cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố dụng dân sự.

Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sung và hoàn thiện thêm về chế định người đại diện của đương sự, đặc biệt liên quan đến các quy định về người đại diện theo ủy quyền.

Trong phạm vi bài viết dưới đây, tác giả trao đổi một số vấn đề xung quanh quy định về ủy quyền và việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền, những vướng mắc nảy sinh từ việc hiểu và áp dụng các quy định của BLTTDS về vấn đề này trong thực tiễn thụ lý và giải quyết các tranh chấp dân sự.

Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị góp phần hoàn thiện về ủy quyền và việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Việc tham gia của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự:

Tương tự như trong pháp luật nội dung (Xem hộp 1), pháp luật tố tụng dân sự (từ Điều 73 đến Điều 78 Bộ luật tố tụng dân sự) phân chia người đại diện ra làm 2 loại là người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.

Việc tham gia tố tụng của người đại diện của đương sự nói chung và người đại diện theo ủy quyền nói riêng trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết các vụ án dân sự, đặc biệt trong trường hợp đương sự không tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình.

Đại diện theo ủy quyền:

  1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
  3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Như vậy, khi hai bên (bên ủy quyền và bên được ủy quyền) thiết lập một quan hệ ủy quyền đồng thời thiết lập một quan hệ hợp đồng với tính chất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Bên ủy quyền phải trả thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền trong phạm vi ủy quyền. Vì vậy, xét về mặt bản chất pháp lý, quan hệ ủy quyền luôn tồn tại 2 quan hệ:

Quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Trong quan hệ này người được uỷ quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi ủy quyền. Người được ủy quyền phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình mà không được ủy quyền lại cho người khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

Quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch. Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba. Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với bên thứ ba của giao dịch.

mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng dân sự
mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng dân sự

Mẫu giấy uỷ quyền tham gia tố tụng dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

GIẤY ỦY QUYỀN

 

– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Căn cứ vào các văn bản Hiến pháp hiện hành;

– Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên.

……….., ngày….. tháng ….. năm……; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN (Bên A):

Họ và Tên: …………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Số căn cước công dân: …………………………………….. Cấp ngày: ………………………….

Nơi cấp: ………………………………………………………… Quốc tịch: ………………………….

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Bên B):

Họ và Tên: ………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Số căn cước công dân: …………………………………….. Cấp ngày: ………………………….

Nơi cấp: ………………………………………………………… Quốc tịch: ………………………….

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

Bằng Giấy ủy quyền này, Bên A ủy quyền cho bên B được thực hiện các công việc sau đây:

Được đại diện cho bên A tham gia tố tụng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theoq uy định của pháp luật về tố tụng và các văn bản pháp luật có liên quan tới tố tụng đối với các vụ việc dân sự tranh chấp mà bên A là đưỡng sự; ký vào các văn bản, giấy tờ nộp tiền án phí, tạm ứng án phí hoặc nhận lại hoàn toàn tạm ứng phí dân sự.

Đại diện cho bên A thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong thi hành án dân sự: Ký Đơn yêu cầu thi hành án, khiếu nại về việc thi hành án dân sự; nộp tiền tạm ứng hoặc nhận lại hoàn toàn tạm ứng phí thi hành án dân sự.

IV. THỜI HẠN ỦY QUYỀN:

Văn bản ủy quyền này có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi được thay thế văn bản ủy quyền khác.

V. CAM KẾT:

Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ….. bản.

 

 

BÊN ỦY QUYỀN                                               BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

    (Ký, họ tên)                                                                  (Ký, họ tên)

 

 

 

Thực tiễn thi hành pháp luật về đại diện ủy quyền trong án dân sự

Thực tiễn xét xử án dân sự, không ít lần giữa VKS và tòa, giữa tòa cấp dưới với tòa cấp trên đã tranh cãi về chuyện ủy quyền của các đương sự. Nguyên nhân là quy định chưa cụ thể, chưa điều chỉnh được một số tình huống mới phát sinh trong đời sống…

Năm 2007, ba nhân viên của một công ty bị bắt, bị khởi tố vì trộm giấy ủy nhiệm chi mà giám đốc công ty ký sẵn (trị giá hơn 3,6 tỉ đồng) rồi mang đến một chi nhánh của Ngân hàng B yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân.

Có cần ghi rõ phạm vi ủy quyền?

Sau đó, Ngân hàng B ủy quyền cho chi nhánh nơi các bị can đến chuyển tiền tham gia phiên tòa sơ thẩm với tư cách là bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau phiên sơ thẩm cuối năm 2010 của TAND TP.HCM, chi nhánh ngân hàng kháng cáo về phần bồi thường dân sự.

Trong phiên phúc thẩm gần đây, đại diện VKSND Tối cao đã đề nghị tòa bác kháng cáo vì theo nội dung giấy ủy quyền thì Ngân hàng B chỉ ủy quyền cho chi nhánh tham gia phiên sơ thẩm chứ không ủy quyền cả việc kháng cáo. Việc kháng cáo của chi nhánh ngân hàng là vượt quá phạm vi ủy quyền.

Tuy nhiên, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM lại cho rằng chi nhánh ngân hàng đã được Ngân hàng B ủy quyền thường xuyên để giải quyết công việc hằng ngày. Vì thế, đại diện chi nhánh ngân hàng có thể tham gia ở bất kỳ giai đoạn tố tụng nào trong một vụ án có liên quan tới mình. Từ đó, tòa tiếp tục xử chứ không bác kháng cáo như đề nghị của đại diện VKS.

Nhận định của tòa phúc thẩm đã gây tranh cãi về mặt pháp lý. Theo Thẩm phán Nguyễn Huy Hoàng (TAND quận Gò Vấp, TP.HCM), quan điểm của đại diện VKSND Tối cao là hợp lý. Thẩm phán Hoàng lý giải: Đương sự phải ghi rõ nội dung ủy quyền vì sơ, phúc thẩm là hai giai đoạn tố tụng độc lập, khác nhau.

Đồng tình, TS Nguyễn Văn Tiến (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM) cũng nhận xét: Mỗi giai đoạn tố tụng bao hàm những thủ tục khác nhau nên cần những yêu cầu khác nhau. Vì lẽ đó, việc đòi hỏi giấy ủy quyền phải ghi rõ từng nội dung ủy quyền không hẳn là vô cớ.

Khi nào phải làm lại giấy ủy quyền?

Tháng 3-2006, bà PTNN khởi kiện yêu cầu người con trai trả lại một phần đất tại huyện Dầu Tiếng (Bình Dương). Tháng 7-2006, TAND huyện Dầu Tiếng xử sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu của bà N. Đầu năm 2007, TAND tỉnh Bình Dương xử phúc thẩm cũng tuyên bà N. thắng kiện…

Sau khi chánh án TAND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, tháng 6-2010, Tòa Dân sự TAND Tối cao đã hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ cho TAND huyện Dầu Tiếng xử sơ thẩm lại. Tháng 8-2011, TAND huyện Dầu Tiếng xử sơ thẩm lần hai với kết quả như lần xử sơ thẩm đầu tiên. Sau đó, người con kháng cáo…

Trong vụ này, điều đáng nói là sau khi thụ lý lại, TAND huyện Dầu Tiếng đã không yêu cầu một người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan làm lại giấy ủy quyền mới mà vẫn giữ nguyên giấy ủy quyền của lần xử sơ thẩm thứ nhất.

Ngoài ra, tòa còn chấp nhận một giấy ủy quyền không hợp lệ về hình thức: Ban đầu, do thiếu hiểu biết nên bà N. cùng bốn người khác đồng đứng đơn kiện rồi ủy quyền cho một người tham gia tố tụng.

Sau đó, tòa xác định chỉ có bà N. là nguyên đơn, bốn người kia có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Lẽ ra phải yêu cầu bà N. làm giấy ủy quyền mới thì tòa lại chấp nhận luôn giấy ủy quyền cũ.

Theo Thẩm phán Nguyễn Huy Hoàng, tòa không yêu cầu các đương sự làm ủy quyền mới là vi phạm tố tụng nghiêm trọng, có thể bị hủy án. Bởi lẽ khi một bản án bị hủy để xử lại thì quá trình tố tụng đương nhiên được quay lại từ đầu nên tòa bắt buộc phải yêu cầu đương sự làm giấy ủy quyền mới.

Chưa kể, ý chí của các đương sự lúc đó có thể khác với trước. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho đương sự, tòa có thể linh động mời các bên đến hỏi xem họ có đồng ý giữ nguyên nội dung ủy quyền cũ hay không.

Thậm chí ngay tại lúc mở đầu phiên xử, tòa cũng có thể hỏi như trên rồi lập biên bản ghi nhận.

Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) lại cho rằng nên chia thành hai dạng cụ thể: Nếu giấy ủy quyền cũ chỉ ghi chung chung thì khi thụ lý lại vụ án, tòa phải yêu cầu đương sự làm ủy quyền mới để tránh vi phạm tố tụng.

Nếu giấy ủy quyền cũ có ghi đầy đủ nội dung, thời gian, phạm vi, thời hạn ủy quyền, mặt khác bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền không có gì thay đổi thì nó vẫn có nguyên giá trị. Bởi lẽ việc hủy án xử lại chỉ là trình tự tố tụng, còn việc ủy quyền liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đương sự. Hai việc này hoàn toàn khác nhau…

Như vậy, mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng, đã được chúng tôi cung cấp phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích một số quy định của pháp luật liên quan tới đại diện ủy quyền, từ đó cũng cấp thêm tới quý bạn đọc một số vấn đề mới để quý bạn đọc hiểu thêm về đại diện ủy quyền theo quy định của pháp luật Dân sự.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139