Ly hôn là việc hệ trọng của một đời người, nên việc ly hôn đơn phương lại khó khăn, phức tạp hơn so với ly hôn thuận tình.
Khó khăn hơn bởi vì người không đồng ý ly hôn nếu họ không hợp tác với Tòa án, thì thời gian giải quyết sẽ bị kéo dài, quy trình thủ tục phức tạp hơn và đặc biệt người xin ly hôn đơn phương phải có lý do ly hôn và đủ điều kiện thì Tòa án mới cho ly hôn đơn phương.Vậy đơn phương ly hôn hiện nay được giải quyết theo trình tự nào, luật ly hôn đơn phương được quy định ra sao?
Trình tự khởi kiện đơn phương ly hôn
Hồ sơ khởi kiện
– Đơn khởi kiện đơn phương ly hôn (theo mẫu của Tòa án);
– Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao có sao y) của hai vợ chồng;
– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn khởi kiện.
– Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
– Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
– Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu.
– Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn…
Trình tự thực hiện
– Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND có thẩm quyền
Hình thức nộp có thể nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của TAND hoặc gửi qua đường bưu điện tới TAND. Thông thường, TAND có thẩm quyền bao gồm: TAND cấp huyện hoặc TAND cấp tỉnh nơi cư trú của bị đơn tương ứng với vụ án không có hoặc có yếu tố nước ngoài.
Ngoài ra, trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết (thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn – Điều 40 BLTTDS năm 2015).
– Bước 2: Xem xét đơn khởi kiện
Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây, luật ly hôn đơn phương:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
– Bước 3: Giải quyết vụ việc
Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự và hôn nhân gia đình thì là 04 – 06 tháng tùy thuộc vào tính chất vụ án, kể từ ngày thụ lý vụ án. Trong đó, Tòa án triệu tập các đương sự, tiến hành hòa giải, công khai tiếp cận chứng cứ để các bên thỏa thuận hướng giải quyết toàn bộ vụ án.
Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán được phân công ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
– Bước 4: Xét xử sơ thẩm và tuyên án
Thời hạn giải quyết: khoảng 6 – 8 tháng tùy theo tính chất vụ việc và quá trình phát sinh tại Tòa án.
Muốn nuôi tất cả các con khi đơn phương ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn ly hôn với chồng tôi vì chồng tôi hay ghen vô cớ hăm dọa ảnh hưởng tới cuộc sống và tinh thần của tôi và tôi có 2 người con đứa lớn 9 tuổi đứa nhỏ 5 tuổi tôi muốn nuôi con tôi hết có được không? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn thường hay ghen vô cớ, hăm dọa ảnh hưởng đến cuộc sống tinh thần của bạn, bạn muốn ly hôn.
Trong trường hợp này, nếu chồng bạn cũng đồng ý ly hôn và hai vợ chồng bạn thỏa thuận được các vấn đề liên quan đến ly hôn: chia tài sản, quyền nuôi con… thì vợ chồng bạn yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp vợ chồng bạn không thống nhất được các về đề về ly hôn thì có thể giải quyết theo trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Sau khi ly hôn việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 với nội dung sau khi ly hôn cả cha và mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Tuy nhiên, vợ chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con với từng trường hợp như sau:
– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Nếu con tử đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi thì căn cứ chính vào điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, con của các bên để giao con cho người có điều kiện tốt hơn trực tiếp nuôi.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Đối chiếu theo các quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn có hai con ở hai khoản độ tuổi khác nhau, do đó nếu hai vợ chồng bạn không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên những cơ sở nêu trên, cụ thể:
– Bé 09 tuổi sẽ được hỏi ý kiến để xem xét nguyện vọng của con;
– Bé 05 tuổi thì phải xem xét mọi mặt về điều kiện của 2 vợ chồng bạn khi nuôi con để quyết định, cụ thể như: khả năng tài chính của mỗi bên, điều kiện về môi trường sống, chỗ ở hợp pháp, tư cách đạo đức để nuôi con của mỗi bên, khả năng trông nom, chăm sóc, giáo dục con cái…
Nếu bạn muốn nuôi con thì đối với con lớn của bạn, bạn cần xem xét ý kiến của cháu có đồng ý để bạn trực tiếp nuôi dưỡng, đối với cháu nhỏ, bạn cần chứng minh bạn có các điều kiện tốt hơn chồng bạn để nuôi con.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.
Quy định về quyền nuôi con khi đơn phương ly hôn
Thứ nhất, về vấn đề giành quyền nuôi con khi đơn phương ly hôn, luật ly hôn đơn phương
Căn cứ điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3.Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Nếu vợ bạn muốn làm thủ tục ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi con tòa án sẽ căn cứ vào sự thống nhất của vợ chồng bạn về việc ai sẽ là người được trực tiếp nuôi con. Nếu vợ chồng không có sự thỏa thuận về vấn đề nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào độ tuổi và điều kiện nuôi con của hai bạn để tòa quyết định.
Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
Hiện tại con bạn còn rất nhỏ mới chỉ 14 tháng tuổi khả năng cao vợ bạn sẽ được quyền nuôi con chỉ ngoại trừ trường hợp bạn đưa ra được những căn cứ để chứng minh bạn không có đủ điều kiện nuôi con về mặt vật chất và tinh thần: không có công việc ổn định, không có nhà cửa ổn định, không có thời gian chăm sóc con, thiếu trách nhiệm với con nhỏ…
Thứ hai, về vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn
Căn cứ tại điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.
“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1.Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2, Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3.Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4.Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5.Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6.Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”
Như vậy, khoản vay 100 triệu nếu với mục đích hình thành tài sản chung vợ chồng được xác định là nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng, khi vợ chồng ly hôn nghĩa vụ chung này cũng phải được phân chia.
Cũng như việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn, việc phân chia nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng cũng được Tòa án khuyến khích hai bên thỏa thuận, nếu hai bên đã thỏa thuận và không có sự vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội thì Tòa án hoàn toàn tôn trọng ý kiến thỏa thuận của hai bên và không giải quyết thêm nữa.
Việc hai vợ chồng bạn không thống nhất được về khoản nợ này thì hai bạn sẽ cùng gánh vác nghĩa vụ, mỗi bên sẽ đứng ra thanh toán một nửa khoản nợ.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về quy định của luật ly hôn đơn phương, gia đình về thủ tục đơn phương ly hôn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ Luật Trần và Liên Danh.