Trong quan hệ hôn nhân, gia đình, các bên thường ứng xử và tự giải quyết với nhau theo tình cảm gia đình và truyền thống dân tộc.
Tuy nhiên, đối với các vấn đề có sự xung đột về quan điểm và quyền lợi hoặc những vụ việc phức tạp mà pháp luật buộc phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định thì việc nhờ một luật sư tư vấn luật ly hôn về những giải pháp phòng ngừa tranh chấp và đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình cùng các thành viên khác trong gia đình là điều cần thiết và nên làm.
Căn cứ ly hôn
Căn cứ ly hôn là những tình tiết (điều kiện) được quy định trong pháp luật và chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó, Tòa án mới được xử cho ly hôn.
Việc giải quyết ly hôn cần dựa trên các điều kiện nhất định. Theo quy định thì căn cứ để Tòa xem xét cho ly hôn là:
Khi xem xét yêu cầu ly hôn, Toà án xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
Cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dàiđược xác định căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như đã hướng dẫn ở trên.
Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
Vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.
Thủ tục ly hôn
Thủ tục ly hôn phải thông qua bước hòa giải tại Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
Các giấy tờ, tài liệu cần thiết phải nộp khi nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án:
Hồ sơ xin ly hôn tại Tòa án bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
– Đơn xin ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu)
– Bản sao chứng minh nhân dân (Hộ chiếu); sổ hộ khẩu (chứng thực).
– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.
– Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
-Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
– Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu.
– Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.
Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.
Để giành quyền nuôi con, bạn cần chứng minh được bạn đủ những điều kiện sau đây:
Điều kiện về vật chất để giành quyền nuôi con:
+ Chứng minh thu nhập thực tế của bạn.
+ Có công việc ổn định, môi trường sinh hoạt, điều kiện học tập cho con, có nhà ở hợp pháp.
Để có thể chứng minh được điều kiện vật chất của mình, cần có mức thu nhập cao hơn người kia để đảm bảo nuôi dưỡng tốt cho con. Ngoài ra, để giành quyền nuôi con cần cung cấp các giấy tờ chứng thực đi kèm như: hợp đồng lao động, sổ đỏ…
Điều kiện về mặt tinh thần để giành quyền nuôi con:
Với điều kiện này sẽ xét trên tình cảm dành cho con cái, nhân cách đạo đức, thời gian dạy dỗ, chăm sóc con, thời gian vui chơi cùng con…của bố hoặc mẹ.
Chính vì vậy, để có thể giành quyền nuôi con, cần chứng minh được bạn có đầy đủ điều kiện về mặt vật chất và tinh thần.
Nếu người mẹ không đủ điều kiện hoặc người bố không đủ điều kiện, hoặc không có tài sản nào, việc đó đồng nghĩa với việc không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con cũng như giành quyền nuôi con. Lúc này, quyền lợi sẽ dành cho người đủ điều kiện hơn.
Một số lưu ý khi giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Bên cạnh những điều kiện cho con về mặt vật chất và tinh thần, cũng có một số lưu ý khi giành quyền nuôi con sau ly hôn mà bạn cần biết.
Với trường hợp bạn muốn giành quyền nuôi con, ngoài việc chứng minh với Tòa án khả năng và điều kiện vật chất, tinh thần của mình thì bạn cũng phải chứng minh được đối phương hoàn toàn không nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho con cái, ví dụ: đối phương có những hành vi bạo lực với con, hay những thái độ không quan tâm, bỏ mặc con, để có thể giành quyền nuôi con.
Ly hôn, tài sản chung luôn được chia đôi?
Điều 59 Luật HN&GĐ nêu rõ:
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
Như vậy, dù chia theo thỏa thuận hay luật định thì trước hết tài sản chung vợ chồng đều được ưu tiên chia theo thỏa thuận của hai vợ, chồng.
Chỉ khi không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào các yếu tố sau đây để chia đôi tài sản chung:
– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: Tình trạng sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng, các thành viên khác.
– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung: Là đóng góp tài sản riêng, thu nhập, công việc và lao động của vợ, chồng vào tài sản chung.
Đặc biệt, người vợ, chồng ở nhà nội trợ cũng là lao động có thu nhập tương đương người đi làm.
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp: Là chia tài sản chung nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp được tiếp tục để tạo ra thu nhập…
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Việc một trong vợ chồng có lỗi khi thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình như về tình nghĩa vợ chồng; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người còn lại…
Theo đó, nếu người nào không có lỗi, đóng góp nhiều hơn, hoàn cảnh khó khăn hơn… thì có thể được chia nhiều hơn. Bởi vậy, khi có một trong những yếu tố nêu trên thì có thể tài sản chung không được “chia đôi”.
Ly hôn nhiều năm vẫn được chia tài sản chung vợ chồng?
Tài sản chung vợ chồng nêu tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (viết tắt là Luật HN&GĐ 2014) gồm:
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ trường hợp đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;
– Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;
– Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Trong đó, Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định cụ thể các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:
– Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp trừ các khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng nhận về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng;
– Tài sản mà vợ, chồng xác lập với vật vô chủ, bị chôn giấu, bị chìm đắm, bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;
– Thu nhập hợp pháp khác.
Khi ly hôn, ngoài yêu cầu giải quyết quan hệ hôn nhân, cấp dưỡng, con cái… vợ, chồng có thể yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung theo nguyên tắc nêu tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016:
Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định
Như vậy, việc chia tài sản chung vợ chồng có thể được giải quyết theo thỏa thuận của vợ, chồng hoặc do Tòa án quyết định. Hai vợ, chồng có thể yêu cầu phân chia tài sản ngay trong đơn ly hôn.
Ngược lại, nếu trong đơn không đề cập đến vấn đề này thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung vợ chồng.
Do đó, dù đã ly hôn, nếu có yêu cầu hoặc tranh chấp về tài sản chung thì một trong hai bên hoặc cả hai bên đều có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc về luật ly hôn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn qua HOTLINE của Luật Trần và Liên Danh.