Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự là một công việc khó khăn, phức tạp, một loại hình lao động đặc thù của Thẩm phán, không chỉ đòi hỏi Thẩm phán phải lao tâm khổ tứ, không chỉ đòi hỏi Thẩm phán phải có kiến thức xã hội, kiến thức pháp luật sâu sắc mà còn đòi hỏi một cái tâm trong sáng. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan đến kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Vụ án dân sự là gì?
Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì cá nhân, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Kỹ năng chung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự là gì?
Nghiên cứu đơn khởi kiện
Đối với bất kỳ hồ sơ vụ án dân sự nào (vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình…) tài liệu mà Thẩm phán phải nghiên cứu đầu tiên là đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn khởi kiện của cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác.
Dù trước khi thụ lý, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hoặc người có thẩm quyền khác (có thể là Thẩm phán, có thể là Chánh án) đã xem xét, xử lý đơn theo yêu cầu của Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, bổ sung sau khi đơn đã đáp ứng đúng quy định của Điều 189 nêu trên và nguyên đơn đã xuất trình biên lai nộp tạm ứng án phí (đối với trường hợp phải nộp tạm ứng án phí, không được miễn) thì Tòa án mới thụ lý.
Dù vậy, qua công tác giám đốc thẩm cho thấy không phải đơn khởi kiện của tất cả các vụ án dân sự đều đã được xử lý tốt. Có vụ đơn khởi kiện không thể hiện đầy đủ, rõ ràng yêu cầu của đương sự, hoặc đơn khởi kiện không thuộc thẩm quyển, … vẫn được thụ lý.
Do đó, khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán phải đọc kỹ đơn khởi kiện để biết được yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Trong trường hợp Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ thấy yêu cầu của nguyên đơn chưa được thể hiện rõ trong đơn khỏi kiện thì phải ghi chép lại để kiểm tra quá trình tố tụng tiếp theo (bản tự khai, biên bản ghi lời khai của nguyên đơn) đã được khắc phục chưa?
Nếu chưa được khắc phục thì Thẩm phán cần yêu cầu đương sự trình bày lại cho rõ ràng, đầy đủ yêu cầu của người khởi kiện; kiểm tra vụ án có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay thuộc thẩm quyền của cơ quan khác, của Tòa án khác không?
Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án vẫn phải kiểm tra đã có đủ điểu kiện để khởi kiện chưa? Thời hiệu khởi kiện còn hay hết? Vụ án có thuộc trường hợp đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không? (trừ trường hợp được quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật). Người khởi kiện có quyền khởi kiện không? Có đủ năng lực hành vi dân sự không?…..
Nếu qua nghiên cứu đơn khởi kiện, kiểm tra các tài liệu thấy có đủ cơ sở xác định vụ án không thuộc thẩm quyền Tòa án, đã hết thời hiệu khởi kiện, người khởi kiện không có quyền khởi kiện, chưa đủ điều kiện khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự… thì Thẩm phán phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, không cần nghiên cứu tiếp hồ sơ.
Khi đã xác định vụ án thuộc thẩm quyển Tòa án, việc khởi kiện là hợp pháp thì sau khi ghi tóm tắt nội dung khởi kiện vào bản cứu, Thẩm phán tiếp tục nghiên cứu các tài liệu khác.
Nghiên cứu lời khai của đương sự
Nghiên cứu lời khai của nguyên đơn
Tại khoản 1 Điều 244 Bộ luật tô tụng dân sự hiện hành có quy định:
“Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu”.
Theo quy định tại Điều 200, 201 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trước khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Từ các quy định nói trên có thể kết luận đến trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử nguyên đơn cũng có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện. Do đó, việc nghiên cứu xác định yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không chỉ căn cứ vào đơn khởi kiện, mà phải căn cứ vào yêu cầu khởi kiện bổ sung của nguyên đơn trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bộ luật tố tụng dân sự không có quy định về thủ tục, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán không đề cập vấn đề này. Tòa án Việt Nam là Tòa án nhân dân, theo nguyên tắc Tòa án không gây khó cho người dân thì phải hoạt động theo hướng pháp luật không quy định thì các Tòa án khi thụ lý, giải quyết vụ án không được tự đưa ra thêm các yêu cầu về thủ tục đối với người dân.
Vì vậy, nguyên đơn có quyền làm đơn khởi kiện để bổ sung, sửa đổi yêu cầu khởi kiện, hoặc trình bày trực tiếp với Tòa án và Thẩm phán phải lập biên bản ghi lại yêu cầu này. Biên bản ghi lời khai này phải được công nhận đó là yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung khởi kiện hợp lệ của nguyên đơn, Tòa án phải xem xét, giải quyết.
Do đó, trong quá trình nghiên cứu lời khai, tài liệu mà nguyên đơn đã giao nộp cho Tòa án, Thẩm phán phải chú ý xem nguyên đơn có sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện không và nguyên đơn đã xuất trình các tài liệu, chứng cứ chứng minh chưa? Nếu nguyên đơn chưa xuất trình, hoặc xuất trình chưa đầy đủ thì Thẩm phán phải hưóng dẫn và yêu cầu nguyên đơn giao nộp chứng cứ bổ sung.
Việc nghiên cứu lời khai của nguyên đơn nên tiến hành theo thứ tự thời gian, những bản tự khai, biên bản lấy lời khai trước cần nghiên cứu trước, và cần chú ý ghi chép tóm tắt các nội dung của từng bản tự khai, biên bản lấy lời khai, các yêu cầu của từng nguyên đơn (đối với vụ án có nhiều nguyên đơn) được thể hiện trong các bản tự khai, biên bản lấy lời khai, đặc biệt chú ý ghi tóm tắt các nội dung mới trong mỗi tài liệu.
Nếu qua nghiên cứu hồ sơ thấy nguyên đơn có lời khai mâu thuẫn nhau phải tìm hiểu nguyên nhân, yêu cầu nguyên đơn lý giải việc khai mâu thuẫn đó. Nếu vụ án có nhiều nguyên đơn thì nên nghiên cứu hết lời khai nguyên đơn này mới chuyển nghiên cứu lời khai của nguyên đơn khác.
Trong mỗi trường hợp, sau khi nghiên cứu lời khai của nguyên đơn phải rút ra được một trong các kết luận sau:
– Lời khai của các nguyên đơn đã đủ, rõ chưa? Có điểm gì nguyên đơn khai chưa rõ, còn mâu thuẫn…?
– Có cần yêu cầu nguyên đơn hay một trong số các nguyên đơn phải trình bày thêm, lấy lời khai thêm vấn đề gì? Có cần đốì chất giữa các nguyên đơn với nhau hoặc với các đương sự khác không? Vấn đề cần đôì chất?
– Có cần yêu cầu nguyên đơn thực hiện việc cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ hay không? Và cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ gì?
– Nếu nguyên đơn trình bày cơ bản đã rõ và đủ, thì tại phiên tòa cần tập trung vào vấn đề gì và cần ghi rõ yêu cầu đó vào trong bản nghiên cứu.
Sau khi nghiên cứu hết lòi khai nguyên đơn, Thẩm phán tiến hành nghiên cứu lời khai của các đương sự khác.
Nghiên cứu lời khai của bị đơn
Việc nghiên cứu lời khai của bị đơn cũng được tiến hành theo thứ tự thời gian, nắm chắc các điểm bị đơn thống nhất với nguyên đơn và những điểm khác biệt giữa nguyên đơn và bị đơn. Các tài liệu bị đơn đưa ra để chứng minh.
Nếu thấy tài liệu bị đơn đưa ra để chứng minh chưa đầy đủ, chưa rõ thì hướng dẫn cho bị đơn tiếp tục cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ. Sau khi nghiên cứu hết lời khai bị đơn này mới chuyển qua nghiên cứu lời khai bị đơn khác.
Nếu bị đơn có yêu cầu phản tố thì phải xem xét yêu cầu đó có đúng là yêu cầu phản tố như quy định ở khoản 2 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành hay đó chỉ là nội dung thể hiện sự không đồng ý toàn bộ hay một phần yêu cầu của nguyên đơn?
Trong trường hợp yêu cầu của bị đơn đúng là yêu cầu phản tố thì quá trình nghiên cứu phải làm rõ bị đơn đã thực hiện thủ tục phản tố theo quy định của Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành chưa?
Đó là bị đơn phải tiến hành thủ tục phản tố như thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Nếu qua nghiên cứu hồ sơ thấy bị đơn chưa thực hiện đúng yêu cầu theo Bộ luật tố tụng dân sự quy định, thì Thẩm phán phải hướng dẫn cho bị đơn thực hiện. Nếu hồ sơ thể hiện bị đơn đã được hướng dẫn về thủ tục phản tố, nhưng bị đơn không thực hiện thì sau khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán phải rút ra các căn cứ để đi đến kết luận yêu cầu phản tố của bị đơn không được chấp nhận xem xét, giải quyết trong cùng vụ án.
Nếu hồ sơ chưa có các tài liệu đó, thì Thẩm phán phải bổ sung, củng cố tài liệu trong hồ sơ về việc không giải quyết yêu cầu phản tố.
Khi nghiên cứu lời khai của bị đơn, vừa phải chú ý các điểm bị đơn thống nhất với nguyên đơn, đồng thời phải nắm được các điểm bị đơn khai khác nguyên đơn; các điểm bị đơn khai trước và sau mâu thuẫn nhau, những yêu cầu nào của nguyên đơn không được bị đơn chấp nhận và bị đơn đã cung cấp tài liệu, chứng cứ về vấn để đó chưa? Từ đó rút ra được kết luận có cần lấy lời khai tiếp của bị đơn hay nguyên đơn để làm rõ các điểm mâu thuẫn không?
Có cần hướng dẫn bị đơn cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ không? Có cần đối chất giữa nguyên đơn và bị đơn không? Hay đó là các điểm thứ yếu, chỉ cần ra phiên tòa tập trung làm rõ là đủ và dự liệu cả phương pháp, cách thức làm rõ tại phiên tòa về vấn đề này.
Nghiên cứu lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án (nếu có)
Khi nghiên cứu lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cần nắm được yêu cầu của họ như thế nào? Yêu cầu đó có phù hợp pháp luật hay không?
Việc nghiên cứu lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía nguyên đơn cần chú ý cả điểm đương sự khai thống nhất với nguyên đơn và các đương sự khác, cả điểm khai khác với nguyên đơn nhưng lại thống nhất với các đương sự khác, mối quan hệ của đương sự này với nguyên đơn và các đương sự khác (ví dụ là anh em của nguyên đơn…).
Khi nghiên cứu lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía bị đơn cũng cần có các lưu ý tương tự như trường hợp trên.
Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phương pháp nghiên cứu tương tự như các đương sự khác.
Nếu các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) có người đại diện tham gia tố tụng, phải nghiên cứu lời khai của người đại diện và lòi khai của người đại diện của đương sự nào thì xếp vào tập lời khai của đương sự đó. Về lời trình bày, khai báo của người đại diện của đương sự nào được xác định chính là lời khai của đương sự đó.
Nghiên cứu lời khai của nhân chứng, các biên bản đối chất
Khi nghiên cứu lời khai của nhân chứng vừa chú ý về độ tuổi, năng lực, nhận thữc, độ chính xác của thông tin, mối quan hệ của nhân chứng với đương sự trong vụ án, vừa chú ý các điểm nhân chứng khai thống nhất vối nguyên đơn hoặc bị đơn… và những điểm khai khác hoặc khai mâu thuẫn vối các đương sự.
Phải chú ý tìm hiểu xem nhân chứng đã biết được các tình tiết, sự kiện, nội dung của vụ án trong hoàn cảnh nào? (trực tiếp chứng kiến, nghe đương sự nào đó nói lại, nghe theo lời kể của ngưòi khác…).
Sau khi nghiên cứu lời khai của đương sự và nhân chứng, nhận thấy có điểm chưa rõ hoặc mâu thuẫn phải rút ra kết luận có cần tiến hành lấy lời khai tiếp không? Có cần đôì chất không? Nội dung cần đối chất? Và các đôì tượng cần đối chất vổi nhau (giữa nguyên đơn với nhân chứng hay giữa nguyên đơn, bị đơn với nhân chứng…).
Nếu hồ sơ đã có biên bản đối chất, cần nghiên cứu kỹ các biên bản đôì chất và đối chiếu với lời khai của các đương sự, nhân chứng có trong hồ sơ với nội dung các biên bản đối chất để từ đó rút ra được việc đối chất đó đã đúng, đã đủ chưa? Có cần đối chất thêm vấn đề gì?…
Trên thực tế, có Thẩm phán không biết tiên hành đối chất. Một cuộc đối chất mà nội dung như một buổi lấy lời khai có nhiều người tham gia. Trong biên bản đối chất mà không lý giải, làm rõ các mâu thuẫn thì đó không phải là đốĩ chất, phải tiến hành đôì chất lại. Khi đôì chất cần nêu rõ các điểm mâu thuẫn nhau, yêu cầu họ trình bày, lý giải, chứng minh về các vấn đề đang có mâu thuẫn (do lòi khai mâu thuẫn nhau, mâu thuẫn tài liệu khác).
Nghiên cứu lời khai, tài liệu mà không rút ra được các vấn đề cần xử lý tiếp một cách đúng đắn thì cũng không phải là việc nghiên cứu đã tốt, đã đạt yêu cầu.
Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ khác
Tùy theo từng loại việc tranh chấp, các đương sự sẽ cung cấp cho Tòa án những tài liệu tương ứng, ví dụ hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tặng cho, mua bán tài sản, hàng hóa, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ các tài liệu này, từ đó tùy theo yêu cầu của nguyên đơn, sự thừa nhận hay phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Thẩm phán phải tập trung nghiên cứu các yêu cầu đó. Nếu khi nghiên cứu lời khai của đương sự, Thẩm phán nhận thấy đã có đương sự yêu cầu giám định, đồng ý nộp tiền giám định chữ viết, chữ ký…
Trong các văn bản đó mà Tòa án chưa tiến hành thủ tục giám định, thì Thẩm phán phải đưa ra kết luận cần cho giám định ngay. Nếu hồ sơ đã có văn bản kết luận giám định mà đương sự không thừa nhận kết luận giám định thì Thẩm phán phải xem thủ tục giám định đã thực hiện đúng quy định pháp luật hay chưa?
Nghiên cứu kỹ nội dung kết luận giám định, phương pháp giám định, lý do đương sự không thừa nhận kết luận giám định đó. Kiểm tra tài liệu, hồ sơ xem đương sự có yêu cầu giám định lại hay không?…
Từ đó tùy theo yêu cầu của đương sự mà xử lý cho phù hợp. Trong trường hợp một tài liệu, một sự kiện đã được giám định nhiều lần và các kết luận giám định có nội dung trái ngược nhau, Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ từng bản kết luận giám định để xác định giá trị pháp lý và qua đôì chiếu với tài liệu, chứng cứ khác để tìm ra nội dung bản kết luận giám định nào là chứng cứ vụ án, có giá trị chứng minh.
Đối với các tranh chấp có liên quan đến bất động sản, có yêu cầu chia hiện vật, khi nghiên cứu phải rút ra được có cần xem xét thẩm định tại chỗ không? Nếu việc xem xét tại chỗ rất cần thì hồ sơ đã có biên bản xem xét tại chỗ chưa?
Nếu chưa có phải kịp thời bổ khuyết, nếu hồ sơ đã có bản xem xét thẩm định tại chỗ thì phải xem xét kỹ hình thức và nội dung biên bản xem xét tại chỗ để biết biên bản này đã rõ ràng, cụ thể chưa?
Nếu nghiên cứu biên bản xem xét thẩm định tại chỗ mà Thẩm phán không hình dung được bất động sản đó, hoặc có nghi ngờ độ chính xác, có điểm không rõ thì phải hỏi hai bên đương sự, sau khi các đương sự đã trình bày, Thẩm phán thấy biên bản xem xét thẩm định tại chỗ thể hiện không đúng, hoặc vẫn thấy không rõ, không giúp cho vỉệc phán quyết được đúng và chính xác thì Thẩm phán phải đến xem xét, thẩm định lại tại chỗ.
Trường hợp vụ án có tài sản phải định giá, Thẩm phán phải nghiên cứu cả hình thức và nội dung biên bản định giá đó xem thành phần định giá có đúng quy định tại Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành không? Các tài sản mà đương sự nêu ra đã được định giá hết chưa, có tài sản nào không được định giá?
Vì sao tài sản đó không được định giá? Việc không định giá có hợp lý không? ý kiến của các đương sự về các tài sản không được định giá như thế nào? … Đối với số tài sản đã định giá, các đương sự có đồng ý với kết quả định giá không? Lý do vì sao đương sự không đồng ý?
Có yêu cầu định giá lại không? Nếu hồ sơ có nhiều biên bản định giá, phải nghiên cứu kỹ cả hình thức, thành phần định giá, xem xét kỹ nội dung của từng bản định giá; các tài sản được định giá trong các biên bản có khổp nhau không? Nếu không khớp phải tìm hiểu vì sao? Việc định giá có khách quan không? Có phù hợp với giá thị trường ỏ thời điểm định giá không?
Thòi điểm định giá với thời điểm nghiên cứu, xem xét và sẽ đưa ra xét xử có quá cách xa nhau không? Từ khi định giá đến thòi điểm xét xử có sự biến động mạnh về giá không? Các đương sự có yêu cầu định giá lại hoặc có ý kiến gì khác không?, v.v. để từ đó có hướng xử lý, lựa chọn thích hợp với diễn biến, với tình trạng tài liệu có trong hồ sơ vụ án.
Những vụ có ý kiến của chính quyền cơ sở, đoàn thể, cơ quan, ban ngành mà các ý kiến có sự khác nhau, Thẩm phán cũng phải nghiên cứu hết, không được bỏ qua ý kiến nào. Sau khi nghiên cứu phải rút ra được có cần hỏi lại, lấy lại ý kiến của chính quyển cơ sỏ, đoàn thể nào không? Có cần lấy ý kiến của cả tập thể… không?
Đối với các tài liệu, chứng cứ khác được thu thập từ bất cứ nguồn nào, nếu qua nghiên cứu thấy việc thu thập tài liệu, chứng cứ đúng quy định Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản phốp luật khác có liên quan thì đều phải nghiên cứu kỹ nội dung các tài liệu, chứng cứ đó thì mới giúp cho Thẩm phán đánh giá chứng cứ khách quan, toàn diện sau khi đã nghiên cứu xong toàn bộ hồ sơ vụ án.
Thông thường, việc nghiên cứu hồ sơ theo tuần tự như đã phân tích ở trên.
Tuy nhiên, tùy theo diễn biến cụ thể mà có vụ khi đang nghiên cứu lời khai nguyên đơn có thể đôì chiếu ngay vói lời khai của bị đơn, của người có quyến lợi, nghĩa vụ liên quan, biên bản đôì chất hoặc các tài liệu khác như bản kết luận giám định, biên bản định giá, V.V..
Trong thực tiễn cho thấy đốì với những vụ án phức tạp, hồ sơ dày, việc nghiên cứu tuần tự, hết lời khai nguyên đơn, hết lời khai đương sự này mới chuyển qua nghiên cứu lòi khai của đương sự khác là một phương pháp hiệu quả.
Kỹ năng về đánh giá chứng cứ
Dưới góc độ nghiên cứu, việc phân chia nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ như là những công đoạn khác nhau nhằm nắm bắt bản chất hoạt động của tư duy. Nhưng thực chất, hoạt động của tư duy không có phân chia như vậy.
Quá trình nghiên cứu là quá trình đọc, xem xét, nhìn nhận các tài liệu, vật chứng, các tình tiết, sự kiện được chuyển tải vào trong não bộ cũng chính là quá trình diễn ra việc đánh giá các thông tin thu thập được, đối chiếu vối các kinh nghiệm, tri thức pháp luật (tô’ tụng, nội dung) mà não bộ đã tích lũy để đưa ra các phán đoán, nhận định, kết luận tương ứng với các thông tin thu lượm được trong suốt quá trình đọc hồ sơ.
Do đó, để có thể đánh giá chứng cứ được đúng và có độ chuẩn xác cao, người Thẩm phán phải không ngừng học hỏi, trau dồi làm phong phú tri thức của mình nhằm hội tụ các điều kiện cần và đủ khi đánh giá chứng cứ:
– Điều kiện cần cho việc đánh giá chứng cứ được chính xác đó là phải có hiểu biết sâu sắc về pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung ứng vối đối tượng đang được nghiên cứu (đó là quan hệ pháp luật đang có tranh chấp);
Phải có sự tích lũy kinh nghiêm, mà kinh nghiệm của mỗi người về đánh giá chứng cứ được tích lũy, được hình thành trong quá trình học tập kinh nghiệm (học trên lớp, học trong thực tiễn), quá trình tự rút kinh nghiệm trong mỗi lần nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ.
– Điều kiện đủ cho việc đánh giá chứng cứ đó là phải nghiên cứu kỹ toàn bộ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ một cách khách quan và toàn diện.
Đối với mỗi hồ sơ dân sự nếu bỏ qua, không đọc, không nghiên cứu có khi chỉ một tài liệu, có thể dẫn đến nhận định, đánh giá sai lầm, xét xử sai lầm. Đây cũng là một kinh nghiệm mà tác giả rút ra từ hoạt động thực tiễn.
Trên cơ sở tất cả các chứng cứ đã thu thập được, Tòa án phải tiến hành xem xét, phân tích, so sánh, phải tìm ra được các mốì liên hệ, liên quan mật thiết giữa sự kiện, tình tiết này với sự kiện, tình tiết khác.
Việc xác định được chính xác các môi liên quan giữa các tình tiết, sự kiện là điều kiện cần thiết đối vối việc xác định sự thật khách quan của vụ việc mà Thẩm phán phải xử lý.
Đánh giá chứng cứ là quá trình nghiên cứu, xem xét, đôì chiếu, so sánh giữa các tài liệu, chứhg cứ có trong’hồ sơ, xác định tài liệu nào chứa đựng các tình tiết, các sự kiện có thật phản ánh đúng bản chất của sự vật, của vụ án.
Chúng ta đều biết giá trị chứng minh của chứng cứ thể hiện ồ chỗ dựa vào chứng cứ đó, Tòa án có thể xác định được có hay không có những tình tiết chứng minh cho yêu cầu của đương sự. Đối với những tình tiết, sự kiện không có giá trị chứng minh sẽ bị “loại” trong quá trình đánh giá chứng cứ.
Khi đánh giá chứng cứ trước hết phải xem xét, đánh giá riêng biệt từng tài liệu, chứng cứ để xem xét tính hợp pháp của tài liệu, chứng cứ đó; kết luận về độ chính xác, về giá trị chứng minh của tài liệu, chứng cứ đó.
Do đó, người Thẩm phán phải nắm được đặc điểm của từng loại chứng cứ, xác định đó là chứng cứ trực tiếp hay chứng cứ gián tiếp, chứng cứ gốc hay chứng cứ sao chép…
Đồng thời, phải xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ đó trong mối quan hệ tổng hợp của toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xác định giá trị chứng minh của chứng cứ. Một tài liệu chỉ có giá trị cho việc xác định sự thật khi nó phù hợp với các tình tiết, diễn biến của vụ việc dân sự, phù hợp với thực tế khách quan.
Qua các chứng cứ đó ta có thể xác định được chính xác sự kiện pháp lý nào mà đương sự đưa ra là có thật, yêu cầu nào mà đương sự đưa ra là yêu cầu chính đáng…
Đánh giá chứng cứ bắt đầu bằng việc xem xét đánh giá từng lời khai, tài liệu, vật chứng… cụ thể, sau đó mới xem xét, đối chiếu với tài liệu, chứng cứ khác. Trong những hồ sơ có nhiều tài liệu, nhiều lời khai mâu thuẫn, trái ngược, các kết luận giám định có nội dung khác nhau… có cảm giác hồ sơ như một “trận đồ bát quái”.
Do đó, việc đánh giá chứng cứ sẽ vô cùng phức tạp, chỉ cần nghiêng về một số tài liệu, lời khai nào đó là có thể rút ra kết luận A, nhưng nếu nghiêng về một số lời khai, tài liệu khác thì có thể rút ra kết luận B. Trong những trường hợp các tài liệu, các lời khai mâu thuẫn nhau như thế việc xác định các tài liệu nào có nội dung chứa đựng sự thật của vụ án là không hề đơn giản.
Các ý kiến trong quá trình đánh giá chứng cứ nhiều khi rất khác nhau, nên mới có câu ngạn ngữ “hai luật gia ba ý kiến”.
Do đó, gặp những trường hợp này, khi nghiên cứu, đánh giá chứng cứ Thẩm phán không chỉ chú ý đơn thuần về nội dung của tài liệu mà còn phải xem xét về nguồn gốc, điều kiện, bối cảnh xuất hiện… của tài liệu, tài liệu đó do ai xuất trình, vì sao họ thay đổi lời khai, mối quan hệ của người khai với mỗi đương sự khác, nhân chứng khác…
Do vậy, nếu là lời khai của đương sự không chỉ chú ý đánh giá về nội dung từng lời khai mà còn phải chú ý cả về thời gian (lời khai trước, lời khai sau), diễn biến những thay đổi trong nội dung lời khai, cách lý giải của đương sự về sự thay đổi lời khai đó, so sánh giữa những nội dung trong lời khai của các đương sự, xem xét cả mối quan hệ (gia đình, bạn bè, họ hàng…) của các đương sự có chung một lợi ích.
Đối với nhân chứng càng phải đánh giá xem xét mối quan hệ giữa họ với đương sự nhằm đánh giá tính khách quan trong lời khai của họ, ví dụ lời khai của cha, mẹ nguyên đơn lại phù hợp với lời khai của bị đơn, và lời khai này lại bất lợi cho nguyên đơn, trong khi cha, mẹ không mâu thuẫn với nguyên đơn thì nhiều khả năng lời khai của cha, mẹ nguyên đơn là đúng sự thật; đối với đương sự có sự thay đổi lời khai, kinh nghiệm cho thấy những lời khai đầu tiên của đương sự thường chứa nhiều sự thật, nhưng không phải trong mọi trường hợp đều đúng như thế.
Do đó, về nguyên tắc không được phép khẳng định ngay mà vẫn phải có sự so sánh, đôì chiếu với tài liệu, chứng cứ khác, xem lý do vì sao cha mẹ nguyên đơn lại khai khác với nguyên đơn? Vì sao đương sự lại thay đổi lời khai? Sự thay đổi lời khai có hợp lý không? Lý do thay đổi,…
Sau khi nghiên cứu toàn diện các tài liệu, chứng cứ thì việc đánh giá chứng cứ mới có khả năng tiếp cận sự thật. Đổ có thể đánh giá chứng cứ được chính xác, khi đánh giá chứng cứ rất cần tư duy khách quan, toàn diện và biện chứng để tìm ra mối liên hệ nội tại giữa các tình tiết, sự kiện từ đó sâu chuỗi các tình tiết, sự kiện lại mới có thể xác định đúng sự thật, đúng bản chất của vụ việc đang nghiên cứu giải quyết.
Đánh giá chứng cứ để tìm ra sự thật của vụ việc dân sự là một công việc khó khăn, phức tạp, một loại hình lao động đặc thù của Thẩm phán, không chỉ đòi hỏi Thẩm phán phải lao tâm khổ tứ, không chỉ đòi hỏi Thẩm phán phải có kiến thức xã hội, kiến thức pháp luật sâu sắc mà còn đòi hỏi một cái tâm trong sáng của người cầm cân nẩy mực.
Đã là Thẩm phán phải lấy công bằng làm trọng, công lý là mục tiêu, là nơi để ngưòi dân gửi gắm niềm tin; với tâm nguyện phụng sự công lý là mục tiêu tối thượng, khi đó sẽ giúp Thẩm phán sáng suốt hơn trong đánh giá chứng cứ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Mọi vướng mắc, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ Hotline để được tư vấn tốt nhất.