Khi nói đến việc thành công trong một lịch vực nào đó thứ đầu tiên mọi người thường nói đến đó chính là ý chỉ của người đạt được thành công đó. Vậy tại sao ý chí lại có tính quyết định đến kết quả của một người nhiều như vậy?
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: ý chí là gì?
Ý chí là gì?
Ý chí là khả năng vượt qua mọi thử thách, là việc thực hiện các hành động để có thể tạo ra được kết quả theo như mong muốn. Để đạt được kết quả ấy thì quý bạn đọc phải trải qua rất nhiều chướng ngại, đó chính là năng lực của riêng mỗi người, không có ai giống ai. Sẽ phụ thuộc vào từng tâm lý của mỗi cá nhân mà mức độ ý chí sẽ hoàn thành khác nhau.
Đặc điểm của ý chí là gì?
Ý chí được thể hiện thông qua các đặc điểm như sau:
– Tính mục đích của ý chí:
Ý chí có mục đích, bởi chúng có thể xác định được mục đích của hành động. Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc vào lý tưởng sống cũng như những nguyên tắc sống của mỗi người. Đối với từng trường hợp cụ thể ý chí sẽ xác định mục đích gần hay xa dựa vào mục đích đã lập ra mà ý chí kiểm soát chặt chẽ hành vi của mình.
– Ý chí thể hiện tính bền vững và kiên trì:
Người luôn biết siêng năng, cần cù thường vững bước trước nghịch cảnh mà cuộc sống mang lại trong cuộc sống là những người có ý chí. Vì vậy, chúng ta thường nghe thấy có những trường hợp học sinh nghèo vượt khó được khen rằng có ý chí.
– Ý chí có tính tự chủ: Giúp con người có khả năng kiểm soát tốt được suy nghĩ từ bên trong, giúp kìm nén cũng như điều chỉnh được cảm xúc. Có tác dụng giúp những lời nói sai hay điều tiêu cực được ngay lập tức xóa bỏ trong tâm trí của quý bạn đọc. Thay vào đó sẽ là những tư tưởng hợp lý, phù hợp hơn.
– Ý chí có tính quyết đoán: Quyết đoán là một đức tính mà con người khi không quyết đoán sẽ mãi mãi luẩn quẩn trong vòng tròn hoài nghi, do dự. Khi đó họ sẽ không thể nào thực hiện được hành động nào một cách hoàn hảo được.
– Ý chí có tính độc lập: Những ý kiến và quan điểm của cá nhân, tuyệt đối không phải nhắm vào người khác để đấu tranh hay chống đối bằng một hình thức cứng nhắc với họ và cũng không phải là thứ do bất cứ ai tạo ra cho mình. Tự bản thân mỗi người sẽ quyết định thực hiện hành động đó một cách độc lập.
Ý chí và những đặc điểm tâm lý khác của nhân cách được thể hiện như thế nào?
– Đối với ý chí – tình cảm:
Cuộc sống hiện nay, hoạt động của con người tình cảm thực hiện vai trò kích thích hành động. Tuy nhiên, bản thân tình cảm cũng chịu sự kiểm soát của ý chí. Do đó, có đôi khi con người vẫn hành động trái với tình cảm.
– Đối với ý chí – nhận thức:
+ Nhận thức của con người hướng vào sự phân tích, lĩnh hội, khái quát hóa và trừu tượng hóa những tri thức tiếp thu từ môi trường xung quanh. Những kiến thức này được củng cố trong trí nhớ và nhào nặn trong tư duy.
Có thể hiểu nội dung của ý chí nằm trong các khái niệm, biểu hiện do tư duy và tưởng tượng mang lại.
+ Nhận thức làm cho ý chí có nội dung, ý chí là cơ chế khởi động và ức chế, ý chí còn điều chỉnh hành vi, nghĩa là hướng một cách có ý thức vào các nỗ lực của bản thân nhằm đạt mục đích cần thiết.
+ Giữa ý chí và nhận thức có quan hệ thì không có nghĩa là con người ta nhận thức thì hành động như thế, con người một khi đã có những suy nghĩ chín chắn về mục đích cuộc sống thì họ phải bằng mọi cách để đạt được mục đích đã đề ra. Có nghĩa là con người sẽ phải có sự nỗ lực ý chí.
Phương pháp để rèn luyện ý chí hiệu quả
– Rèn luyện thể thao thường xuyên: Ưu tiên việc rèn luyện thể thao, coi đó là việc mình cần thực hiện mỗi ngày là một trong những yếu tố quan trọng. Việc rèn luyện thể thao không chỉ giúp quý bạn đọc có thêm sức khỏe mà còn giúp duy trì ý chí nghị lực tinh thần để có thể phục vụ cho các mục tiêu lâu dài khác trong tương lai.
– Chia nhỏ những kế hoạch để chậm rãi, kiên trì thực hiện: Trước tiên quý bạn đọc cần có những mục tiêu ngắn hạn, dễ thực hiện nhất thay vì ôm đồm quá nhiều công việc vào người.
– Hãy vui mừng với những thành tích nhỏ mà bản thân đã đạt được: Việc kiên trì để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra hay những bài học kinh nghiệm được rút ra sau những lần thất bại. Quý bạn đọc cũng nên tự dành lời khen thưởng cho chính bản thân. Xuyên suốt quá trình thực hiện mục tiêu cuối cùng, việc hoàn thành được những mục tiêu nhỏ dù điều đạt được là khiêm tốn cũng trở thành động lực giúp quý bạn đọc có thêm ý chí nghị lực để tiến xa hơn tới mục tiêu lớn.
– Giao lưu và kết bạn nhiều hơn: Quá trình làm việc nếu quý bạn đọc cảm thấy gặp phải quá nhiều khó khăn và thiếu ý chí thì lý do quý bạn đọc không nghĩ đến một người sẽ đồng hành cùng mình.
Biểu hiện, đặc điểm các phẩm chất cơ bản của ý chí
Đó là tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên trì tính tự chủ.
Tính mục đích
Tính mục đích là phẩm chất quan trọng của ý chí, đó là kĩ năng của con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình mục đích. Biết điều khiển hành vi của mình phục từng các mục đích – Nhưng tính mục đích của người lớn phụ thuộc vào thế giới quan và những nguyên tắc đạo đức của người đó – Tính mục đích còn mang tính giai cấp. Vì vậy mà khi xem xét tính mục đích không phải xem xét ở góc độ hình thức mà phải xét ở mặt nội dung.
Ví dụ: ý chí của bọn cướp của giết người khác với ý chí của những người chiến sĩ cách mạng.
Khác ở chỗ người chiến sĩ cách mạng đã biết đặt mục đích là vì nhân dân vì Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc…
Vì vậy, nhà trường phải thường xuyên giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, giúp cho các em trở thành người sống. làm việc có mục đích cao đẹp.
Tính độc lập
Đó là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng của người khác. Tính độc lập thể hiện ở chỗ con người có thể từ bỏ ý kiến của mình để phục từng người khác (nhưng là ý kiến đúng).
Điều đáng chú ý là tính độc lập ở đây không giống với tính bướng bỉnh, tính bảo thủ, nghĩa là bất luận ý kiến của người khác đúng hay sai họ đều phủ định giữ nguyên ý kiến của mình. Tính độc lập – không có nghĩa là không phục tùng ý kiến của người khác, của tập thể. Song cũng không có nghĩa là phải “a dua”, “gió chiều nào theo chiều đó” hay bắt chước một cách không có ý thức.
Tính độc lập giúp cho con người hình thành được niềm tin vào sức mạnh của mình.
Tính quyết đoán
Là khả năng đưa ra được những quyết định kịp thời, không dao động, không phụ thuộc vào người khác.
Tính quyết đoán không phải thể hiện ở hành động thiếu suy nghĩ, mà là những hành động có cân nhắc, có căn cứ. Con người có tính quyết đoán là có niềm tin vào sự thành công, vào sự đúng đắn của những suy nghĩ của mình.
Tiền đề của tính quyết đoán là tính dũng cảm, nghĩa là sự nhút nhát, mềm yếu thì không thể có được tính quyết đoán. Người có tính quyết đoán luôn luôn có hành động dứt khóat, nhanh, đúng lúc, không dao động. Ngược lại người không có tính quyết đoán thường hay do dự, dao động và hành động không đúng lúc, không kịp thời và hay hoài nghi.
Tính bền bỉ (hay kiên trì)
Phẩm chất này được biểu hiện ở kĩ năng vượt khó khăn để đạt mục đích không tính thời gian ngắn hay dài miễn đạt mục đích đặt ra. Không bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, những khó khăn không làm họ nhụt chí mà còn làm tăng nghị lực để vượt qua khó khăn. Phẩm chất bền bỉ rất cần đối với người làm công tác giáo dục. Song chúng ta cũng cần phân biệt người có tình bền bỉ, dẻo dai khác với người có tính lì lợm, bướng bỉnh, kém ý chí.
Tính bướng bỉnh ở học sinh được biểu hiện rõ nhất là thái độ phản ứng của các em đối với người lớn khi có thái độ thiếu tế nhị hoặc ở tính đỏng đảnh của đứa trẻ được gia đình nuông chiều, từ đó các em quan niệm sai về phẩm chất này, các em đánh giá tính bướng bỉnh, nũng nịu, đỏng đảnh là thể hiện tính cứng rắn, tính độc lập, không dao động.
Tính tự chủ
Là khả năng làm chủ bản thân, duy trì được sự kiểm soát các hành vi của bản thân: như chiến thắng với những thúc đẩy không mong muốn, không lành mạnh, tính tự chủ là khả năng kiểm soát, làm chủ được những xúc động, cảm xúc (sợ hãi, giận dữ) xảy ra không đúng lúc, không cần thiết của mỗi người.
Tính tự chủ giúp con người khắc phục được tính cục cằn cũng như các trạng thái tâm lí khác (buồn chán, hoang mang, dao động, hoài nghi…), những trạng thái tâm lí này thường nảy sinh trong công tác, trong quan hệ với đồng nghiệp, trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân.
Tính tự chủ của con người được hiểu là sự kiềm chế những cảm xúc, xúc động trong tình cảm. Khi kiềm chế những cảm xúc đó người ta gắn liền nó với những phản ứng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Sở dĩ có những cách hiểu bó hẹp như vậy vì phẩm chất ý chí này thường biểu hiện rõ nhất trong phạm vi điều khiển, điều chỉnh các cảm xúc – thực ra nó còn có khả năng điều khiển, điều chỉnh hành vi con người trong giao tiếp.
Tầm quan trọng của ý chí là gì?
Sống có Ý chí mạnh mẽ giúp con người luôn lạc quan, tin tưởng vào công việc và cuộc sống. Thái độ sống tích cực ấy giúp chúng ta luôn chủ động, sáng tạo, dễ dàng gặt hái thành công và sống một cuộc đời có ý nghĩa.
Thất bại không loại trừ bất cứ ai nhưng biết vượt qua thất bại, làm tiếp và hướng đến tương lai cần phải có nghị lực sống đủ mạnh. Nếu thiếu nghị lực sống, không những không thể có được thành tựu mà còn rất dễ bi quan, đau khổ và thất bại. Cuộc đời chứa nhiều giông bão, kẻ yếu đuối rất dễ bị sóng gió cuốn đi.
Câu nói điển hình của một sống có ý chí: Thắng không kiêu bại không nản!
Câu hịch tướng sĩ của Tào Tháo sau trận thua Xích Bích có câu: “Trên thế gian này chưa từng có một tướng nào trăm trận trăm thắng, chỉ có bại mà không nản, càng bại càng dũng cảm, cho đến cuối cùng là người giành chiến thắng”.
Như vậy, đối với câu hỏi ý chí là gì? Đã được chúng tôi phân tích và trả lời cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích những nội dung liên quan đến vấn đề ý chí. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.