Kiện đòi bồi thường khi người thân bị giết hại

kiện đòi bồi thường khi người thân bị giết hại

Để kiện đòi bồi thường khi người thân bị giết hại diễn ra đúng theo quy định pháp luật và nhanh chóng nhận được khoản bồi thường này thì trước hết, cần phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Vậy làm thế nào để kiện đúng và khoản được bồi thường là bao nhiêu, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên tắc bồi thường do tính mạng bị xâm phạm, Kiện đòi bồi thường khi người thân bị giết hại

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời;

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình;

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;

Nếu bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

Bên bị thiệt hại không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, kịp thời để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Những chi phí được bồi thường, kiện đòi bồi thường khi người thân bị giết hại

Căn cứ theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 và hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, thân nhân của người bị sát hại có thể yêu cầu người phạm tội giết người bồi thường những khoản chi phí dưới đây:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại như các khoản tiền tiền thuê xe cấp cứu, thuốc men, làm xét nghiệm, chụp X-quang, siêu âm…;

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, nếu không xác định được cụ thể thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị như tiền vé tàu xe, tiền thuê nhà trọ…;

Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại nếu người này bị mất khả năng lao động và cần có người chăm sóc thường xuyên;

Chi phí hợp lý cho việc mai táng như các khoản tiền mua quan tài, vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản khác phục vụ cho việc mai táng theo thông lệ chung;

Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trước thời điểm tính mạng bị xâm hại;

Tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được thụ hưởng.

Chi phí hợp lý được hiểu là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất và mức độ của thiệt hại, phù hợp với mức giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi trả.

Mức bồi thường khi người thân bị giết hại, kiện đòi bồi thường khi người thân bị giết hại

Các khoản phải bồi thường trong trường hợp này gồm có:

Về sức khỏe: các khoản về chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, thu nhập bị giảm sút của người bị thiệt hại,… theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015.

Về tính mạng: chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; và các thiệt hại do luật định.

Mục 4 phần I của Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP hướng dẫn “Chi phí hợp lý là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí”.

Theo quy định nêu trên, chúng ta có thể hiểu được trước khi người bị hại chết thì họ phải trải qua một quá trình (hay còn gọi là một khoảng thời gian) điều trị rồi mới chết, nên những người thân thích hoặc cũng có thể là gia đình họ phải chăm sóc, nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Nhưng theo quy định chúng ta không thể rõ được người chăm sóc, nuôi dưỡng người bị thiệt hại có được bồi thường chi phí hoặc thu nhập bị mất trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại không?

Khi cụ thể hóa điều luật, Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP hướng dẫn theo hướng “Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại tại các tiểu mục 1.1 (chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại), 1.4 (chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại- Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người bị tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú) và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này”.

Về tinh thần: ngoài 02 khoản thiệt hại trên thì người chịu trách nhiệm bồi thường cũng phải bồi thường thêm khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường này do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Hướng dẫn viết Đơn yêu cầu trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự, kiện đòi bồi thường khi người thân bị giết hại

Nội dung đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại cần phải đảm bảo các nội dung sau:

Phần kính gửi: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Trong giai đoạn điều tra thì gửi cơ quan cảnh sát điều tra;

Trong giai đoạn truy tố thì gửi Viện kiểm sát nhân dân;

Trong giai đoạn xét xử thì gửi Tòa án giải quyết.

Thông tin của người kiến nghị và người bị kiến nghị: họ tên, giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú,…. Trong trường hợp này, do người bị thiệt hại đã chết nên người kiến nghị (yêu cầu bồi thường) có thể là những chủ thể sau:

Người thừa kế của người bị thiệt hại;

Trường hợp là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó;

Trường hợp là tổ chức thì ghi tên tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.

Nội dung yêu cầu bồi thường: Liệt kê rõ các khoản bồi thường như: Chi phí cứu chữa, viện phí; Chi phí mai táng; Bù đắp tổn thất về mặt tinh thần; …. theo như hướng dẫn ở mục đầu tiên.

Ký và ghi rõ họ tên người yêu cầu.

kiện đòi bồi thường khi người thân bị giết hại
kiện đòi bồi thường khi người thân bị giết hại

Đơn kiến nghị gửi cơ quan cảnh sát điều tra

ĐƠN KIẾN NGHỊ gửi cơ quan cảnh sát điều tra gồm những nội dung chính như sau:

Ngày, tháng, năm làm đơn;

Họ tên, địa chỉ người yêu cầu bồi thường và người bị yêu cầu bồi thường;

Tóm tắt sự việc dẫn đến chết người;

Yêu cầu bồi thường các khoản chi phí;

Chứng cứ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu bồi thường.

Đơn khởi kiện gửi Tòa án có thẩm quyền

Để yêu cầu bồi thường được giải quyết nhanh chóng và đúng nguyện vọng, người khởi kiện trước hết cần chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện bao gồm các thành phần cơ bản dưới đây:

Đơn khởi kiện có nội dung và hình thức tuân thủ theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Mẫu đơn số 01 Điều 39 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP;

Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bồi thường, cụ thể là phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, thu nhập bị mất;

Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện và những giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người khởi kiện đối với người bị sát hại.

Các tài liệu chứng cứ cần có để chứng minh yêu cầu bồi thường

  • Đơn yêu cầu bồi thường;
  • Bản án/Quyết định của Tòa án về hành vi phạm tội của người gây thiệt hại;
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
  • Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
  • Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế;
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).

Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường trong vụ án hình sự, kiện đòi bồi thường khi người thân bị giết hại

Nộp hồ sơ theo mục tài liệu chứng cứ đã nêu ở trên đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn, kiểm tra tài liệu của người nộp (nếu thiếu thì yêu cầu bổ sung) và tiến hành thụ lý đơn.

Cử người đại điện giải quyết yêu cầu bồi thường và tiến hành cho các bên thương lượng.

Ra quyết định giải quyết bồi thường.

Việc giải quyết bồi thường trong vụ án hình sự này được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trình tự, thủ tục giải quyết đơn kiện

Căn cứ Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì nộp đơn khởi kiện tại toà có thẩm quyền bằng hình thức:

Nộp trực tiếp tại Tòa án

Gửi bằng dịch vụ bưu chính

Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Căn cứ Điều 191 Bộ luật này, trong 8 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án xem xét đơn khởi kiện và ra quyết định:

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung thêm

Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu có đủ các điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn thuộc khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng dân sự

Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa khác và thông báo cho người khởi kiện biết

Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện với vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án theo điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ luật này

Trong thời hạn 15 kể từ ngày tuyên án, nếu không đồng ý với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm thì các bên có quyền kháng cáo để vụ việc được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. (Khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Quyền kháng cáo khi mức bồi thường không tương xứng với yêu cầu?

Theo Điều 63 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì khi có căn cứ cho rằng mức bồi thường mà bên gây ra thiệt hại không tương xứng những khoản thiệt hại đã gây ra theo yêu cầu thì bên kiến nghị có quyền kháng cáo bản án quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại.

Về thời hạn, tuân thủ theo quy định tại Điều 333 của Bộ luật này.

Trên đây là một số nội dung về kiện đòi bồi thường khi người thân bị giết hại mà Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh gửi đến quý bạn đọc, nếu có thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139