Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận

Hợp đồng mua bán là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của người bán mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa.

với người mua về quyền và nghĩa vụ của các các bên.

Theo Luật thương mại thì hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ có bản chất chung của hợp đồng dân sự, là sự thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
**********

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Hợp đồng số: ……../2012/HĐMB

– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;

– Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên).

Hôm nay, ngày……..tháng……..năm……..

Tại địa điểm: ……………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi gồm:

Bên A:

– Tên doanh nghiệp:………………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………………..

– Điện thoại: ……………………………………………………….Fax:…………………………………..

– Tài khoản số:………………………………………………………………………………………………

– Mở tại ngân hàng:………………………………………………………………………………………..

– Đại diện là Ông (bà):……………………………………………………………………………………..

– Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………

– Giấy ủy quyền số:……………………………………………………….(nếu có) ngày………………

Do ……………………………………………………….Chức vụ…………………………………..ký.

Bên B:

– Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………………………………………………..

– Điện thoại: ……………………………………………………….Fax:……………………………………..

– Tài khoản số:…………………………………………………………………………………………………

– Mở tại ngân hàng:……………………………………………………………………………………………

– Đại diện là Ông (bà):………………………………………………………………………………………..

– Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………

– Giấy ủy quyền số:……………………………………………………….(nếu có) ngày…………………

Do ……………………………………………………….Chức vụ………………………………………ký.

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1: Nội dung công việc giao dịch:

  1. Bên A bán cho bên B:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

             

Cộng: ……………………………………………………………………………………………………………….

Tổng trị giá (bằng chữ): ………………………………………………………………………………………..

  1. Bên B bán cho bên A:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

             

Cộng:……………………………………………………………………………………………………………..

Tổng trị giá (bằng chữ):……………………………………………………………………………………….

Điều 2: Giá cả:

Đơn giá mặt hàng trên là giá …………………..(theo văn bản…………………… (nếu có) của ……

Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa:

Chất lượng mặt hàng …………………………………………… được quy định theo………………….

mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

 

Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu:

  1. Bao bì làm bằng:……………………………………………………………………………………………..
  2. Quy cách bao bì:……………………………………………cỡ………….. kích thước:………………

  3. Cách đóng gói: ……………………………………………………………………………………………….

Trọng lượng cả bì: ………………………………………………………………………………………………

Trọng lượng tịnh: ………………………………………………………………………………………………..

Điều 5: Phương thức giao nhận

  1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
  2. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên …………………………………….chịu.
  3. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc………………………………………………………..)
  4. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
  5. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).

Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vinacontrol) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.

  1. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
  • Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
  • Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
  • Giấy chứng minh nhân dân.

Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa

  1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng cho bên mua trong thời gian là ……………………………tháng.
  2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).

Điều 7: Phương thức thanh toán

Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức…………………………. trong thời gian………….

Điều 8: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần).

Lưu ý: Chỉ ghi ngắn gọn cách thức, tên vật bảo đảm và phải lập biên bản riêng.

Điều 9: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng

  1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới……………………………………………………….. % giá trị của hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 8%).
  2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 10: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng

  1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
  2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.

Điều 11: Các thỏa thuận khác (nếu cần)

Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …………………………đến ngày………………………………

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày.

Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.

Hợp đồng này được làm thành………. bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ………….bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ
Ký tên, đóng dấu

ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ
Ký tên, đóng dấu

Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa:

Căn cứ quy định tại Điều 24 Luật thương mại năm 2005 thì:

Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những điều cần lưu ý nhằm tránh làm vô hiệu hợp đồng.

Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

Một số lưu ý về hợp đồng mua bán hàng hóa:

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá chủ yếu là thương nhân

Các bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá phải là thương nhân hoặc trong một số trường hợp chỉ cần bên bán là thương nhân (vì bên bán thực hiện hoạt động bán hàng mang tính chất nghề nghiệp).

Những cá nhân có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh vẫn có thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại với tư cách là bên mua.

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá là hàng hoá

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là sản phẩm hữu hình, có tính lưu thông, có tính thương mại và được chuyển giao quyền sở hữu khi thực hiện giao dịch mua bán hàng hoá.

Hàng hoá trong các giao dịch này không phải là những hàng hoá thương mại thông thường mà phải là những loại hàng hoá nằm trong danh mục hàng hoá giao dịch tại Sở giao dịch do Bộ Công Thương quy định.

Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá là sinh lợi

Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá là sinh lợi, tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá không có mục đích sinh lời.

Những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thồ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh cùa Luật Thương mại trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng Luật Thương mại.

Lưu ý về hợp đồng mua bán hàng hóa mà đối tượng là quyền sử dụng đất, nhà và công trình gắn liền với đất đai

Đất đai không được coi là hàng hoá trong thương mại. Quyền sử dụng đất cũng được chuyển nhượng nhưng giao dịch này do Luật Đất đai điều chỉnh.

Hợp đồng mua bán hàng hoá là nhà, công trình gắn liền với đất đai không chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự, Luật thương mại mà còn chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai.

Đây cũng là một vấn đề phức tạp trong việc áp dụng pháp luật đối với việc mua bán hàng hoá là vật gắn liền với đất đai.

Rủi ro tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa:

Có 6 loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá phổ biến mà bạn cần biết trước khi giao kết hợp đồng, đó là:

Rủi ro tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá

Đây là tranh chấp do người ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa của các bên không có thẩm quyền ký: Không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc là người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết.

Tranh chấp có thể do Người ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty, có ủy quyền hợp pháp nhưng thực hiện ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền.

Hệ quả pháp lý: Hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền của doanh nghiệp về nguyên tắc sẽ vô hiệu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hợp đồng có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

Tranh chấp do giao hàng không đúng đối tượng ghi nhận trong hợp đồng mua bán hàng hoá

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.

Các bên tham gia thường tranh chấp về hàng hóa không đúng đối tượng, số lượng hàng hóa đã thỏa thuận, về chất lượng hàng hóa không đúng, không đáp ứng được theo tiêu chuẩn, tranh chấp đơn vị tính, Điều này có thể do quy định trong hợp đồng không cụ thể và chi tiết dẫn đến hiểu lầm hoặc do một bên lợi dụng sơ hở để không thực hiện nghĩa vụ.

Rủi ro tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa do bên bán chậm giao hàng

Trên thực tế, ngoài những trường hợp vi phạm nghĩa vụ giao hàng do ý chí chủ quan của bên bán thì có những trường hợp vi phạm nhưng được miễn trách nhiêm. Đó là khi giao hàng chậm do sự kiện bất khả kháng:

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 302 Bộ Luật dân sự 2005).

Điều 294 Luật Thương mại thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, điều khoản về bất khả kháng chính là giúp cho các bên lường trước được các trường hợp miễn trách nhiệm nếu vi phạm nghĩa vụ hợp đồng khi điều kiện bất khả kháng xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá.

Trong thời gian vừa qua, đã xảy ra không ít những tranh chấp thương mại phát sinh do giao hàng chậm bởi chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khi dịch bệnh lây lan nhanh ở cả trong và ngoài nước.

Rủi ro tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa về giá cả, phương thức thanh toán

Việc bên mua chậm nghĩa vụ thanh toán do ý chí chủ quan của bên mua sẽ dẫn đến tranh chấp, xung đột với bên bán. Hậu quả của vi phạm này có thể dẫn đến việc bên bán có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, lấy lại hàng hóa đã giao hoặc trách nhiệm chịu phạt hợp đồng, chịu lãi chậm trả của bên mua…

Ngoài ra, thực tế vẫn xảy ra một số rủi ro khác như giá khi thị trường biến động, đồng tiền làm phương thức thanh toán, tranh chấp về chi phí bốc dỡ, vận chuyển lưu kho bãi, cách thức giao nhận tiền, phương thức bảo đảm hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức bảo lãnh.

Theo quy định của Luật Thương mại, Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra. Dù vậy, cũng có không ít mâu thuẫn xảy ra do trường hợp này.

Bởi vậy, các bên cần đưa ra các điều khoản chi tiết, cụ thể, linh hoạt phù hợp với từng giao dịch.

Rủi ro tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại: khác với vấn đề phạt vi phạm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng phát sinh ngay cả trong trường hợp các bên không có thỏa thuận nào về vấn đề này.

Điều 302 Luật thương mại 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”.

Rủi ro tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa về bảo hành hàng hoá

Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Các tranh chấp về vấn đề bảo hành hàng hóa thường phát sinh do các bên không thỏa thuận cụ thể về thời hạn bảo hành cũng như phạm vi bảo hành, các trường hợp từ chối bảo hành do lỗi của bên mua.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu bạn đọc còn bất cứ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139