Chứng nhận VietGAP trồng trọt

chứng nhận vietgap trồng trọt

Tại Việt Nam, năm 2017 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) – Phần 1: Trồng trọt. TCVN 11892-1:2017 do Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 được biên soạn trên cơ sở hài hòa với ASEAN GAP và có tham khảo một số tiêu chuẩn GAP khác trên thế giới như: GlobalG.A.P, JGAP, với mục đích hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Để cải thiện chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm  rau quả thì áp dụng thí điểm VietGAP và nhân rộng trên phạm vi cả nước là việc làm cần thiết. Muốn sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, người trồng rau cần phải biết các hình thức đăng kí để được tham gia trồng một cách an toàn. Để hiểu rõ các nội dung về chứng nhận vietgap trồng trọt các bạn nên tham khảo bài viết dưới đây.

GAP là gì ?

GAP là viết tắt của Good Agricultural Practices. Nghĩa là Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. GAP đưa ra những phương pháp cụ thể được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hay sản xuất thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc chế biến an toàn và vệ sinh.

Tiêu chuẩn GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm… GAP nhằm phát triển nông nghiệp bền vững. Mục đích đảm bảo an toàn cho thực phẩm, người sản xuất, môi trường và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

Chứng nhận vietgap là gì?

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam) là giấy chứng nhận quy trình sản xuất thực phẩm sạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 28/01/2018, được áp dụng trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

Bộ tiêu chuẩn VietGAP bao gồm các tiêu chí do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động.

Chứng nhận vietgap trồng trọt

Tiêu chuẩn VietGAP mới theo TCVN 11892-1:2017 phần 1 trồng trọt theo Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và công nghệ. Quy trình VietGAP cũ phần trồng trọt theo phụ lục IX B thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ban hành ngày 26/09/2012 và theo Quyết định số 379 /QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn).

 Phạm vi áp dụng của chứng nhận vietgap trồng trọt

Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 áp dụng cho hoạt động canh tác, trồng trọt tất cả các sản phẩm nông sản nguồn gốc thực vật bao gồm:

– Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả các loại;

– Trái cây các loại;

– Ngũ cốc các loại (lúa, ngô, đậu tương, khoai, sắn, …);

– Cà phê, ca cao, hạt tiêu, hạt điều, …

Các yêu cầu chính trong chứng nhận vietgap trồng trọt

Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 tập trung vào các yêu cầu về đảm bảo vào vấn đề An toàn thực phẩm và An tâm cho người tiêu dùng, cụ thể Tiêu chuẩn VIETGAP cụ thể tập trung đảm bảo thực hiện được 04 chữ “AN” sau:

– An toàn Thực phẩm – không gây nguy hại, ngộ độc cho người tiêu dùng;

– An toàn cho môi trường và hệ sinh thái xung quanh;

– An toàn lao động cho người sản xuất, canh tác nông nghiệp;

– An tâm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm;

Khi canh tác nông nghiệp Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 các trang trại và người nông dân cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 ĐÚNG”, cụ thể:

– ĐÚNG LOẠI, nghĩa là loại thuốc, phân bón và vật tư sử dụng trong canh tác phải trong danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành, không sử dụng thuốc và phân bón bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng cây trồng;

– ĐÚNG LIỀU LƯỢNG, nghĩa là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải được sử dụng đúng liều lượng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc kỹ sư nông nghiệp. Việc này vừa đảm bảo hiệu quả cho việc sử dụng cũng như tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí do sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật và phân bón mà lại không đem hiệu quả.

– ĐÚNG LÚC, nghĩa là sử dụng phân bón đúng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt sinh vật gây hại, tránh sử dụng tràn lan vừa gây lãnh phí.

– ĐÚNG THỜI GIAN CÁCH LY, nghĩa là ở thời điểm thu hoạch sản phẩm phải đảm bảo thời gian cách ly không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (ví dụ từ 07 ngày -14 ngày tùy theo loại thuốc sử dụng) để đảm bảo không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm được thu hoạch.

chứng nhận vietgap trồng trọt
chứng nhận vietgap trồng trọt

Chứng nhận VietGAP trồng trọt cho nhóm sản phẩm rau an toàn

Đối với nhóm sản phẩm rau đạt chứng nhận VietGAP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể, đòi hỏi các đơn vị sản xuất bắt buộc phải đảm bảo được mới được cấp chứng chỉ VietGAP:

Chọn đất

– Đất trồng rau phải là đất cao, dễ thoát nước, phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của từng loại rau.

– Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang.

– Khu vực trồng rau phải được cách ly với các khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2 km và với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m.

– Không có tồn dư hoá chất độc hại.

– Hàm lượng kim loại nặng trong đất không được vượt quá quy định.

Nước tưới

Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

– Sử dụng nước giếng hoặc nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm để tưới, đảm bảo an toàn vệ sinh.

– Dùng nước sạch để pha các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

– Các loại rau mùi và xà lách cần dùng nước giếng khoan.

Giống

– Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh.

– Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch.

– Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hoá chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh sau này.

Phân bón

– Không được dùng phân chuồng tươi, nước phân chuồng pha loãng để tưới rau.

– Mỗi loại cây có chế độ bón phân và lượng bón khác nhau.  Trước khi thu hoạch 15 ngày cần kết thúc bón phân.

– Chỉ được phép sử dụng phân bón có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực.

Phòng trừ sâu bệnh

– Không sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật cấm sử dụng cho rau.

– Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch (là các loài động vật hay ký sinh được sử dụng để diệt trừ các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng một cách tự nhiên như chuồn chuồn, bọ ngựa, chim sâu…).

– Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh thay cho các loại thuốc hóa chất để bảo vệ an toàn cho cây trồng, môi trường đất, nước và không khí xung quanh.

– Kết thúc phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày.

Thu hoạch, đóng gói

– Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng.

– Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo đóng gói vào túi sạch. Trên bao bì ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Lợi ích khi áp dụng chứng nhận vietgap trồng trọt

– Rau sạch VietGAP được phát triển trong môi trường an toàn theo quy chuẩn, giảm tối đa việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường sống.

– Không chỉ thế, nó còn được nuôi dưỡng dựa trên sinh lý tự nhiên của giống cây trồng, nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên thuận lợi và tôn trọng môi trường sinh thái tự nhiên, để từ đó cho ra nguồn sản phẩm có chất lượng sử dụng và hàm lượng dinh dưỡng tối ưu nhất, đúng nghĩa “sạch”.

– Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 20 độ C và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác.

Thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận vietgap trồng trọt

Hồ sơ đăng ký: Doanh nghiệp đăng ký cấp giấy chứng chỉ vietgap cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

Giấy đăng ký chứng chỉ vietgap. Nếu trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng chỉ vietgap là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm sản xuất, diện tích sản xuất).

Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản.

Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định.

Quy trình cấp giấy chứng chỉ vietgap

Doanh nghiệp lựa chọn đơn vị có chức năng cấp Giấy chứng chỉ vietgap có uy tín để nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng chỉ vietgap (sau đây gọi là đơn vị cấp giấy chứng chỉ vietgap). Quy trình thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin đăng ký dịch vụ tư vấn chứng chỉ vietgap từ khách hàng.

Bước 2: Trao đổi, tư vấn cụ thể dịch vụ chứng chỉ vietgap cho khách hàng, báo giá và tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 3: Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể về lộ trình, quy trình thực hiện tư vấn chứng chỉ vietgap cho từng sản phẩm cụ thể.

Bước 4: Đánh giá quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm tại doanh nghiệp.

Bước 5: Đánh giá mức độ phù hợp của quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu kết quả đánh giá là phù hợp, đơn vị cấp giấy chứng chỉ vietgap sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục và hồ sơ đăng ký chứng chỉ vietgap.

Bước 6: Đơn vị cấp giấy chứng chỉ vietgap thay mặt khách hàng nhận giấy chứng chỉ vietgap rồi bàn giao lại cho khách hàng. Giấy chứng chỉ vietgap có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.

Bước 7: Đơn vị cấp giấy chứng chỉ vietgap cung cấp dịch vụ cải tiến và giám sát định kỳ về chất lượng sản phẩm. Trước thời hạn giám sát thường niên 2 tháng, đơn vị cấp giấy chứng chỉ vietgap sẽ gửi thông báo tới cho khách hàng.

Các giai đoạn triển khai chứng nhận vietgap trồng trọt

Giai đoạn 1: Khảo sát thực trạng ban đầu

  • Đầu tiên cần đánh giá hiện trạng của trang trại, khu vực nuôi trồng. Các nội dung cơ bản bao gồm: phương pháp canh tác, thói quen canh tác; cách sử dụng phân bón và thuốc BVTV,…
  • Việc khảo sát ban đầu để đánh giá xem Doanh nghiệp đã đạt và chưa đạt gì theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó có thể xây dựng được kế hoạch triển khai cho Doanh nghiệp để áp dụng VietGAP thành công.

Giai đoạn 2: Đào tạo tiêu chuẩn – Xây dựng và vận hành hệ thống theo VietGAP

Doanh nghiệp cần thực hiện đào tạo về tiêu chuẩn VietGAP cho toàn bộ nhân sự. Việc đào tạo là cần thiết để có thể bắt đầu xây dựng và áp dụng VietGAP.

  • Sau khi được đào tạo về các yêu cầu trong VietGAP. Doanh nghiệp cùng chuyên gia tư vấn sẽ triển khai xây dựng các quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc. Đồng thời thiết lập biểu mẫu ghi chép , chuẩn hóa quy trình thực hiện.
  • Sau khi hệ thống quy trình hướng dẫn và biểu mẫu được ban hành. Doanh nghiệp phải ban hành và áp dụng cho việc sản xuất của mình. Trong quá trình thực hiên, Doanh nghiệp phải lưu hồ sơ, bằng chứng cho việc truy xuất nguồn gốc.

Giai đoạn 3 : Đánh giá nội bộ

Để có thể đạt được chứng nhận và áp dụng hệ thống hiệu quả. Doanh nghiệp cần giám sát, theo dõi việc thực hiện. Sau đó tự đánh giá xem người lao động đã tuân thủ theo các quy trình, có thực hiện ghi chép biểu mẫu. Hệ thống quản lý có phù hợp với Doanh nghiệp hay không.

Doanh nghiệp tự xem xét, đánh giá để hoàn thiện hệ thống của mình phù hợp tiêu chuẩn VietGAP.

Giai đoạn 4: Đánh giá cấp chứng nhận VietGAP của Tổ chức chứng nhận

Sau khi đảm bảo các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP

Sau đó đoàn chuyên gia xuống đánh giá thực tế để xem xét cấp chứng chỉ VietGAP. Nếu kết quả đánh giá thực tế và kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ VietGAP theo TCVN 11892-1:2017.

Trên đây là bài viết về chứng nhận vietgap trồng trọt của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139