Thực phẩm chăn nuôi là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong mỗi gia đình hiện nay. Chính vìvậy, tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi ra đời để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tiêu chuẩn vietgap chăn nuôi và những yêu cầu về thực hành chăn nuôi an toàn đối với thực phẩm chăn nuôi.
Chứng chỉ vietgap là gì?
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam) là giấy chứng nhận quy trình sản xuất thực phẩm sạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 28/01/2018, được áp dụng trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
Bộ tiêu chuẩn VietGAP bao gồm các tiêu chí do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động.
Các tiêu chí để đánh giá chứng chỉ vietgap
Các tổ chức muốn đạt tiêu chuẩn VietGAP phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
Tiêu chí về kỹ thuật sản xuất
Chứng chỉ vietgap yêu cầu các tổ chức phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sản xuất. Nghĩa là phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về phương pháp canh tác, thu hoạch cũng như những tiêu chuẩn về hạt giống (trồng trọt), con giống (thủy sản, chăn nuôi), nguồn nước, nguồn đất.
Tiêu chí về môi trường làm việc
Môi trường làm việc phải được có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết để bảo vệ tốt nhất cho người lao động về sức khỏe.
Tiêu chí về an toàn thực phẩm
Đây là tiêu chí rất quan trọng để các tổ chức có thể đạt tiêu chuẩn VietGAP. Để đảm bảo được về chất lượng thực phẩm và đạt chứng chỉ vietgap, trong toàn bộ khâu canh tác, tổ chức phải đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, nghĩa là không được sử dụng các chất bảo quản, dư lượng kháng sinh.
Tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP phải có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo về chất lượng cũng như giúp cho việc kiểm tra xuất xứ sản phẩm của cơ quan quản lý và khách được dễ dàng hơn.
Lợi ích khi áp dụng chứng chỉ vietgap
Trước tình hình thị trường xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản trên Thế giới đang được kiểm soát chặt chẽ với những tiêu chuẩn gắt gao, sự ra đời của tiêu chuẩn VietGAP như một lời khẳng định về chất lượng sản phẩm, mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu nông – thủy sản cũng như những lợi ích thiết thực cho đời sống xã hội, nhà sản xuất, các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở nước ta. Cụ thể:
Đối với xã hội
Như đã nói, việc áp dụng VietGAP giúp các sản phẩm sau khi được thu hoạch đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường Quốc tế để có thể xuất khẩu sang các khu vực khác. Điều này góp phần thúc đẩy, làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như khẳng định chất lượng sản phẩm của Việt Nam. Từ đó, đảm bảo được đầu ra cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Đối với nhà sản xuất
Có được chứng chỉ vietgap nghĩa là cơ sở sản xuất phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định để khẳng định chất lượng sản phẩm. Do đó, tạo được lòng tin hơn với khách hàng và tạo được chỗ đứng vững chắc về thương hiệu trên thị trường.
Đối với cơ sở chế biến
Các cơ sở chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chứng chỉ vietgap sẽ giúp đảm bảo về chất lượng sản phẩm (sạch và an toàn), giúp nâng cao uy tín của đơn vị với khách hàng và các đối tác. Từ đó, giúp tăng khả năng cạnh tranh và tăng doanh thu.
Không những thế, các cơ sở chế biến này còn có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm sau chế biến sang các thị trường nước ngoài. Đồng thời giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi xuất khẩu do hàng hóa không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.
Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe.
Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn, đạt tiêu chuẩn chứng chỉ vietgap sẽ dần tạo cho người tiêu dùng thói quen sử dụng cũng như nhận biết được các sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho sức khỏe. Điều này sẽ trở thành động lực giúp nhà sản xuất, cơ sở chế biến cải tiến chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn VietGap
- Bò sữa (sản phẩm sữa bò tươi nguyên liệu)
- Bò thịt/Bê thịt
- Dê sữa (sản phẩm sữa dê tươi nguyên liệu)
- Dê thịt;
- Lợn/heo (heo thịt, heo giống, heo bố mẹ);
- Gà (có thể bao gồm cả chim cút) và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng gà);
- Ngan và vịt và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng vịt/ngan);
- Ong (sản phẩm từ Ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, …).
Lợi ích khi đạt chứng nhận
- Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng;
- Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam;
- Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn;
- Bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe;
- Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định;
- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối;
- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý…;
- Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp;
- Phát triển bền vững với phương pháp sản xuất khoa học;
- Sử dụng dấu chứng nhận trên bao bì sản phẩm, tăng tính thẩm mỹ, giá trị cho sản phẩm,…
Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi là gì?
VietGAP chăn nuôi (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Quy định này khuyến khích áp dụng để chăn nuôi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.
Vai trò của chứng nhận VietGAP chăn nuôi
Chứng nhận VietGAP chăn nuôi đóng vai trò quan trọng giúp:
- Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
- Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP
- Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
- Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
- Tạo lập một ngành thủy sản bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý…
Các yêu cầu của VietGAP chăn nuôi theo quyết định 4653/QĐ-BNN-CN
Yêu cầu chính trong quy trình VIETGAP chăn nuôi cho các đối tượng nuôi là bò sữa; bò thịt; dê sữa; dê thịt; lợn; gà; ngan-vịt và ong theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN gồm:
- Các yêu cầu về địa điểm đặt trang trại nuôi;
- Các yêu cầu bố trí trong khu vực chăn nuôi;
- Các yêu cầu về chuồng nuôi và trang thiết bị dùng trong chăn nuôi;
- Các yêu cầu về giống và quản lý nguồn gốc con giống, quy trình chăn nuôi;
- Các yêu cầu về vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi;
- Các yêu cầu về quản lý thức ăn và nước uống cho vật nuôi;
- Quản lý vận chuyển/di chuyển đàn nuôi;
- Quản lý dịch bệnh đàn vật nuôi;
- Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường;
- Kiểm soát động vật và côn trùng gây hại;
- Yêu cầu về nhân sự và quản lý nhân sự;
- Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
- Quy định về tự kiểm tra, đánh giá trong nội bộ trang trại/công ty;
- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại.
Điều kiện cấp chứng nhận vietgap chăn nuôi
Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn VIETGAP cho lĩnh vực chăn nuôi
- Bò sữa (sản phẩm sữa bò tươi nguyên liệu)
- Bò thịt/Bê thịt
- Dê sữa (sản phẩm sữa dê tươi nguyên liệu)
- Dê thịt;
- Lợn/heo (heo thịt, heo giống, heo bố mẹ);
- Gà (có thể bao gồm cả chim cút) và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng gà);
- Ngan và vịt và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng vịt/ngan);
- Ong (sản phẩm từ Ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, …).
Các yêu cầu chính
Quy trình hay tiêu chuẩn của VietGAP chăn nuôi theo quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN tập trung vào các yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm và an tâm cho người tiêu dùng. Cụ thể quy trình VietGAP chăn nuôi đảm bảo:
- An toàn thực phẩm: Không gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
- An toàn sinh học và môi trường: Ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học từ chăn nuôi gây hại đến con người, gia súc, hệ sinh thái và môi trường xung quanh.
- An toàn lao động cho người sản xuất, chăn nuôi.
- An tâm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Khi chăn nuôi theo quy trình VietGAP chăn nuôi các trang trại nuôi và người nuôi cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đúng điều kiện vệ sinh: Đây là yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi, các trang trại nuôi cần có đầy đủ các trang thiết bị vệ sinh, tiêu độc, khử trùng cùng như các quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong quá trình nuôi để đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập, lây lan và tiêu diệt các mầm bệnh.
- Đúng loại: Loại thuốc thú y, kháng sinh, vắc xin và thức ăn sử dụng trong chăn nuôi phải trong danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành, không sử dụng các loại bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng cho vật nuôi.
- Đúng cách: Việc sử dụng vắc xin, kháng sinh, thuốc thú y phải theo đúng liều lượng và đúng lúc. Việc sử dụng kháng sinh, thuốc cần theo hướng dẫn của kỹ sư chăn nuôi thú y, nhà sản xuất và sử dụng theo đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh động vật.
- Đúng thời gian cách ly: Ở thời điểm thu hoạch vật nuôi thương phẩm phải đảm bảo thời gian cách ly vật nuôi không sử dụng thuốc thú y hoặc kháng sinh để đảm bảo hiệu quả không còn tồn dư dư lượng kháng sinh hoặc thuốc thú ý trên sản phẩm vậy nuôi cho người ăn.
Quy trình chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi
- Bước 2: Đánh giá xem xét hệ thống tài liệu
- Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá, lập kế hoạch đánh giá
- Bước 4: Đánh giá chứng nhận tại cơ sở, lấy mẫu thử nghiệm: thức ăn, nước uống, nước thải…
- Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và hồ sơ khắc phục của cơ sở
- Bước 6: Cấp giấy chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi
Trên đây là bài viết về vietgap chăn nuôi của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.