Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước khi thành lập công ty. Vậy phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam hiện nay như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp vướng mắc về phương pháp tính thuế gtgt.
Quy định chung của pháp luật về thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Tại Điều 2, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 có đề cập đến khái niệm thuế giá trị gia tăng như sau:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
Từ đó, có thể hiểu rằng, thuế giá trị gia tăng (GTGT hay VAT) được tính dựa trên phần tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ chứ không phải là toàn bộ giá trị.
Nhiều người thường nhầm lẫn thuế GTGT là thuế do các tổ chức kinh doanh phải chịu và nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên, thực chất loại thuế này sẽ được cộng trực tiếp vào giá trị hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng sẽ là người chi trả. Các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm thu và trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Do đó, thuế GTGT được xếp vào loại thuế gián thu.
4 đặc điểm của thuế GTGT
Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu
Người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Đơn vị nộp thuế vào ngân sách Nhà nước là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa dịch vụ.
Thứ hai, thuế GTGT nhiều giai đoạn không trùng lặp nhau
Loại thuế này đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển sản phẩm từ sản xuất cho đến tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của chính giai đoạn đó, không trùng lặp với các giai đoạn trước. Do đó, tổng số thuế GTGT thu được khi sản phẩm, dịch vụ trải qua tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán do người tiêu dùng chịu.
Thứ ba, đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến
Các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng nội địa đều thuộc danh sách đánh thuế GTGT cho dù được tạo ra trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài.
Thứ tư, thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng
Là loại thuế tiêu dùng thông thường, thuế GTGT đánh vào hầu hết mọi loại hàng hóa, dịch vụ.
Vai trò của thuế GTGT
Điều tiết thu nhập của các cá nhân, tổ chức tiêu dùng những loại hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế.
Cung cấp nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách Nhà nước.
Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Khuyến khích chuyên môn hóa, tăng cường đầu tư máy móc hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm (do việc khấu trừ thuế đầu vào).
Mức thuế suất thuế GTGT cần đóng
Mức thuế suất |
Đối tượng |
0% |
Các dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế; Mặt hàng xuất khẩu hoặc được coi là xuất khẩu; Một số dịch vụ khi xuất khẩu không phải chịu thuế GTGT theo quy định. |
5% |
Nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt; Quặng để sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, chất kích thích tăng trưởng trong nông nghiệp; Các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chưa qua chế biến, sản xuất thành thành phẩm hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản chưa đến trực tiếp người tiêu dùng mà có qua trung gian; Lâm sản, thực phẩm tươi sống chưa chế biến ở khâu thương mại, ngoại trừ măng, gỗ và một số sản phẩm khác theo quy định; Mủ cao su sơ chế; Đường và phụ phẩm của đường (bã bùn, bã mía, rỉ đường); Các sản phẩm được sản xuất bằng thủ công, nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; Thiết bị, dụng cụ y tế chịu thuế mức 5% được xác nhận của bộ Y tế; Đồ dùng giảng dạy, học tập; Đồ chơi trẻ em hay một số loại sách (trừ các loại không chịu thuế GTGT)… |
10% |
Các đối tượng hàng hóa, dịch vụ không nằm trong 2 mức thuế suất trên. |
Đối tượng phải nộp thuế GTGT:
Những đối tượng phải đóng thuế giá trị gia tăng là tất cả các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho mục đích kinh doanh, sản xuất, tiêu dung tại Việt Nam. Trừ một số trường hợp được quy định riêng là không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Chủ thể nộp thuế là tất cả cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiến hành nhập khẩu hàng hóa phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Có hai phương pháp tính thuế gtgt:
Phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp.
Phương pháp tính thuế gtgt – Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng:
Đứng từ vị trí của doanh nghiệp, họ cũng có nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu hoặc sử dụng các dịch vụ trong quá trình sản xuất nên phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu vào, là khoản thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp trả cho nhà cung cấp nguyên vật liệu. Khi doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu này để sản xuất ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng thì khoản thuế giá trị gia tăng nằm trong giá bán mà người tiêu dùng chi trả là thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật có doanh thu hàng năm từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc tự nguyện áp dụng.
Phương pháp tính thuế gtgt – Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Số thuế GTGT phải nộp bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT: Áp dụng với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
Số thuế GTGT phải nộp bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu: Áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng (nếu không tự nguyện đăng ký sử dụng phương pháp khấu trừ thuế) hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
Về hóa đơn chứng từ:
Nếu nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế: Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn phải được ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định, bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có). Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng mà trên hóa đơn giá trị gia tăng không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Nếu nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: Sử dụng hóa đơn bán hàng.
Hướng dẫn các phương pháp tính thuế gtgt cho doanh nghiệp
Hướng dẫn cách tính thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ
– Đối tượng có thể áp dụng phương pháp giá trị gia tăng khấu trừ:
Phương pháp tính thuế gtgt khấu trừthường áp dụng đối với công ty, doanh nghiệp hay địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện tiến hành đủ về chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn theo quy định cụ thể của pháp luật về chứng từ, kế toán, hóa đơn đồng thời đăng ký thực hiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Ngoài ra, mức doanh thu hàng năm của doanh nghiệp phải đạt 1 tỷ đồng trở lên.
Nếu tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp này thì doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn ghi đầy đủ nội quy, quy định, khoản phí thu thêm, phụ thu.
– Công thức tính thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT của đầu ra – Thuế GTGT của đầu vào được khấu trừ.
Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = Tổng số thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ được bán ra được ghi trên hóa đơn GTGT.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào = Tổng số thuế giá trị gia tăng được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa và dịch vụ hay sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ sản xuất phải chịu thuế GTGT.
>>> Thuế GTGT đầu vào: Trong quá trình kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp có thể sẽ mua sắm trang thiết bị hay nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh nên sẽ phát sinh thuế GTGT đầu vào. Đây là thuế GTGT mà doanh nghiệp cần trả cho các nhà cung cấp thiết bị, vật liệu.
>>> Thuế GTGT đầu ra: Khi doanh nghiệp mua trang thiết bị, nguyên vật liệu và sử dụng chúng để sản xuất, chế biến ra hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho người tiêu dùng thì thuế GTGT nằm trong mức giá bán cần người tiêu dùng chi trả chính là thuế GTGT đầu ra.
Hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính thuế gtgt trực tiếp
– Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân ngoại quốc không tiến hành kinh doanh theo Luật đầu tư cũng như các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân…. không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện các chế độ về kế toán, hóa đơn, chứng từ theo như quy định hiện hành.
Cá nhân, hộ kinh doanh không có tiến hành thực hiện việc kiểm toán chứng từ, hóa đơn, kế toán theo luật.
Các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý ở lĩnh vực vùa chế tác, vừa mua bán vàng bạc.
– Công thức tínhthuế suất thuế giá trị gia tăng trực tiếp
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT.(Cho trường hợp mua bán vàng bạc đá quý và chế tác vàng bạc đá quý).
Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu (áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có doanh thu lợi nhuận dưới 1 tỷ VNĐ hay không đăng ký tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp khấu trừ).
– Mức thuế giá trị gia tăng hay tỷ lệ % giá trị gia tăng này sẽ được xác định cụ thể như sau:
Ngành thương mai phân phối, cung cấp hàng hóa: 10%.
Ngành dịch vụ xây dựng bao thầu nguyên vật liệu: 50%.
Nhành sản xuất, vận tải và dịch vụ liên quan đến xây dựng bao thầu nguyên liệu hay hàng hóa: 30%.
Các ngành nghề khác sẽ có những tỉ lệ % riêng tùy theo tính chất ngành nghề.
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn khi nộp thuế GTGT
Nộp thuế theo cách tính thuế giá trị gia tăng được khấu trừ:
Nếu muốn áp dụng cách nộp thuế giá trị gia tăng này thì doanh nghiệp và các chủ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn cần ghi đầy đủ thông tin và nội dung theo quy định, trong đó sẽ phải có cả các khoản phụ phí, phụ thu nếu có.
Trong các trường hợp mà hóa đơn GTGT không ghi rõ các khoản thuế GTGT thì mức thuế GTGT đầu ra sẽ được tính bằng giá tiền được thanh toán trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế GTGT.
Nộp thuế theo phương thức tính thuế GTGT trực tiếp:
Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ nộp thuế GTGT dựa theo hóa đơn bán hàng.
>>> Nếu bạn muốn được tư vấn phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam cụ thể hơn khi thành lập công ty thì có thể liên hệ đến Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn cụ thể hơn.
Mong rằng hai phương pháp tính thuế gtgt theo pháp luật Việt Nam trên đây sẽ hữu ích với doanh nghiệp của bạn. Giúp bạn biết cách tính thuế giá trị gia tăng và lựa chọn được phương thức tính thuế giá trị gia tăng phù hợp với công ty, doanh nghiệp của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết hơn.