Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát

Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát

Bài hát là kết quả sáng tác âm nhạc của một nghệ sĩ. Nghệ sỹ bằng năng khiếu, cảm xúc, kiến thức âm nhạc, trải nghiệm cuộc sống,… đã sử dụng các ký tự âm nhạc tạo thành một bài hát với cao độ, trường độ, tiết tấu mang nội dung mà người Nhạc sỹ muốn truyền tải. Bài hát trở thành đứa con tinh thần của Nhạc sỹ, tuy nhiên việc sao chép lại cực kỳ dễ dàng, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Vậy làm thế nào để Nhạc sĩ bảo hộ bài hát của mình? Sau đây, Luật Trần và Liên danh xin gửi tới khách hàng Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát một cách chi tiết như sau:

Đăng ký bản quyền bài hát là gì?

Đăng ký bản quyền bài hát là việc tác giả hoặc chủ sở hữu tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký bản quyền bài hát tại Cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền bài hát và ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp bài hát tại Việt Nam.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm âm nhạc (bài hát) như sau:

“Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”.

Hình thức đăng ký bản quyền bài hát

Bản quyền bài hát được đăng ký dưới dạng bản quyền tác phẩm âm nhạc. Cụ thể, bài hát được thể hiện dưới dạng có lời, có nhạc nốt hoặc kí tự âm nhạc, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Các hình thức thể hiện khác mặc dù không có lời mà chỉ có dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác cũng được đăng ký dưới dạng tác phẩm âm nhạc

Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát là gì?

Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát là tài liệu sẽ nộp tại Cục bản quyền tác giả để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận đăng ký. Hồ sơ sẽ bao gồm các tài liệu sau đây:

– Đơn đăng ký bản quyền bài hát  – Theo mẫu (Mô tả sơ lược về nội dung bài hát, thông tin tác giả và chủ sở hữu);

– Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân của tác giả và chủ sở hữu bài hát (trường hợp chủ sở hữu là cá nhân);

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập (trường hợp chủ sở hữu là pháp nhân/tổ chức);

– Hợp đồng ủy quyền/Giấy giới thiệu (Chủ sở hữu ủy quyền hoặc giới thiệu nhân viên của mình đi nộp hồ sơ thay);

– Giấy cam đoan đăng ký bản quyền âm nhạc (Tác giả cam đoan về nội dung tác phẩm do mình tự sáng tác);

– Tuyên bố tác giả và chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc (Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tuyên bố quyền của mình đối với tác phẩm);

– Quyết định giao việc (Chủ sở hữu giao việc cho nhân viên công ty mình thực hiện công việc sáng tác tác phẩm âm nhạc;

– Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền âm nhạc (Trong trường hợp chủ sở hữu thuê, mua bài hát từ tác giả)

– 2 Bản in bài hát được thể hiện theo quy định./

Nội dung nêu trên là các hồ sơ cơ bản cần phải có khi chủ sở hữu hoặc tác giả tiến hành đăng ký bản quyền bài hát. Tuy nhiên, nội dung hồ sơ có thể phát sinh thêm hoặc bớt tùy theo tình trạng bài hát cần đăng ký.

Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát

Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát

Các bước đăng ký bản quyền bài hát

Thủ tục Đăng ký bản quyền bài hát được thực hiện theo các bước sau đây:

 Bước 1: Chủ sở hữu chuẩn bị một số thông tin cho việc đăng ký bài hát

Để có thể soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu hoặc tác giả cần cung cấp thông tin cần thiết cho việc nộp hồ sơ đăng ký

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho bài hát

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết, chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký theo đúng quy của pháp luật hiện hành

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền đến Cục bản quyền

Sau khi hồ sơ đã được soạn thảo xong, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho bài hát tại cơ quan đăng ký (chi tiết khách hàng có thể tham khảo nội dung bên dưới về địa chỉ nộp đơn đăng ký)

Bước 4: Theo dõi tình trạng hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát

Sau khi hồ sơ được nộp, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền cần theo dõi để kịp thời sửa đổi nếu cơ quan nhà nước yêu cầu.

Bước 5: Nộp lệ phí và nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền bài hát;

Sau khi có thông báo hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ đơn đăng ký cần nộp phí để nhận được giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm bài hát.

Trong 5 bước trên, bước thứ 2 khiến mọi người gặp khó khăn nhất, lý do là vì mọi người không biết hồ sơ đăng ký bao gồm những gì nên nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu cho mọi người thông tin về một bộ hồ sơ chuẩn chỉnh.

Đăng ký bản quyền bài hát ở đâu

Liên quan đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho bài hát, Luật Trần và Liên danh thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các cá nhân, tổ chức. Trong đó, câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất phải kể đến đăng ký bản quyền tác giả ở đâu? Chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau: Cơ quan tiếp nhận và có trách nhiệm xử lý hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát là Cục Bản quyền tác giả.

Địa chỉ đăng ký bản quyền bài hát tại Hà Nội

Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.

ĐT: 04.38 234 304.

Địa chỉ đăng ký bản quyền bài hát tại Hồ Chí Minh

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 08.39 308 086

Địa chỉ đăng ký bản quyền bài hát tại thành phố Đà Nẵng

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

ĐT: 0511.3 606 967

Bên cạnh cách hiểu cá nhân, tổ chức đang tìm kiếm cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, chúng tôi còn hiểu theo một nghĩa khác rằng mọi người quan tâm về dịch vụ đăng ký bản quyền ở đâu tốt, đáng tin cậy. Chính vì thế mà chúng tôi xin phép giới thiệu nội dung sau.

Chi phí đăng ký bản quyền bài hát

Chi phí đăng ký bản quyền được tính trên từng loại hình tác phẩm khác nhau, đối với chi phí đăng ký bản quyền bài hát chi phí được tính như sau:

– Chi phí (lệ phí) nộp cho cơ quan đăng ký: 110.000 VND

– Phí dịch vụ khi sử dụng dịch vụ đăng ký của công ty chúng tôi:

+ Bài hát được thể hiện dưới dạng viết (chỉ có lời, không có nhạc): 2.100.000 VND

+ Bài hát được thể hiện dưới dạng bản ghi âm, ghi hình (có lời, nhạc lý): 3.300.000 VND

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với bài hát

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) như sau:

Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; …

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy sẽ chia làm 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: Thời gian bảo hộ quyền tài sản đối với bài hát:

– Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết;

– Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

+ Trường hợp 2: Thời gian bảo hộ quyền nhân thân là vô thời hạn.

Dịch vụ đăng quyền bài hát tại Luật Trần và Liên danh

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, ngoài việc cá nhân, tổ chức có thể tự mình tiến hành các thủ tục đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả còn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các công ty luật có bề dày kinh nghiệm, vững chuyên môn như Luật Trần và Liên danh. So với việc tự thực hiện, khi sử dụng dịch vụ, cá nhân, tổ chức sẽ nhận được các lợi ích sau:

Không phải soạn hồ sơ, đi nộp hồ sơ hay xử lý sửa đổi

Nếu như tự thực hiện, cá nhân, tổ chức sẽ phải tự tìm hiểm xem để đăng ký bản quyền bài hát cần những giấy tờ, tài liệu gì? Cách kê khai thông tin như thế nào cho đúng? Sau đó phải tới trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hồ sơ đến cơ quan chức năng. Chưa kể nếu hồ sơ có sai sót, không được xác nhận cá nhân, tổ chức phải sửa đổi, bổ sung thêm hồ sơ… Trong khi đó, nếu sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát của chúng tôi, việc mọi người cần phải làm chỉ là cung cấp một số thông tin cần thiết. Tất tần tật những công việc còn lại, Luật Trần và Liên danh sẽ thay quý khách hàng xử lý.

Gần như không có sai sót trong quá trình thực hiện

Với lợi thế là đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giỏi, có kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý nói chung và đăng ký sở hữu trí tuệ nói riêng, nên khi thực hiện các thủ tục quy trình chúng tôi gần như không để xẩy ra bất kỳ một sai sót nào gây ảnh hưởng đến khách hàng của mình.

Trước khi tiếp nhận bất kỳ một hợp đồng dịch vụ nào về bản quyền, độc quyền, chúng tôi đều tiến hành tra cứu trùng lặp, tương tự trước. Khi và chỉ khi có kết quả cuối cùng, các luật sư, chuyên viên pháp lý sẽ đánh giá khả năng đăng ký, chúng tôi mới đưa ra câu trả lời chắc chắn cho quý khách hàng.

Thời gian tiếp nhận, xử lý nhanh

Luật Trần và Liên danh có khá nhiều kênh để khách hàng yêu cầu dịch vụ. Tuy nhiên, dù lựa chọn theo hình thức nào thì chỉ sau 5 – 15 phút, các luật sư, chuyên viên của chúng tôi sẽ liên hệ lại để tư vấn các nội dung chi tiết về những vấn đề liên quan.

Đặc biệt, thời gian đăng ký bản quyền bài hát tại Cục bản quyền theo quy định là 15 ngày làm việc. Nhưng trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của Luật Trần và Liên danh, với kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi có thể rút ngắn thời gian xuống từ 3 – 10 ngày làm việc. Đây là điều mà không phải đơn vị cung cấp dịch vụ nào cũng có có khả năng làm được.

Trên đây là một số chia sẻ về Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát của Luật Trần và Liên danh, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh nhất. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139