Hiện nay có nhiều người muốn góp vốn đầu tư mua đất nhưng không biết phải lập văn bản như thế nào để vừa đảm bảo an toàn pháp lý vừa để các bên có thể yên tâm, tin tưởng giao tiền để làm thủ tục? Nếu bạn cũng đang gặp phải vướng mắc như trên thì có thể tham khảo bài viết về Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất và quy định pháp lý liên quan đến việc góp tiền mua chung đất của Luật Trần và Liên Danh.
Hợp đồng góp vốn là gì?
Vấn đề đầu tiên cần tìm hiểu là hợp đồng góp vốn là gì? Thực chất, hợp đồng góp vốn không phải quá xa lạ, thậm chí là rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong thời điểm hiện tại, khi thị trường bất động sản, kinh doanh đang phát triển hơn bao giờ hết.
Một tên gọi khác của hợp đồng góp vốn và được sử dụng nhiều trong ngành chính là hợp đồng hợp tác đầu tư. Hiểu một cách đơn giản, 2 hoặc nhiều nhà đầu tư hợp tác với nhau, cùng góp tiền bạc, tài sản, quyền sở hữu tài sản, đất đai,… Để thực hiện chung một dự án kinh doanh nhằm thu về nhiều lợi nhuận.
Cũng như mẫu hợp đồng khác, hợp đồng góp vốn được ký kết dựa trên thỏa thuận của 2 hoặc nhiều bên với nhau, đối tượng ký kết hợp đồng có thể là các nhân với cá nhân, tổ chức với tổ chức hoặc cá nhân và tổ chức.
Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?
Dành cho những ai chưa phân biệt được hợp đồng góp vốn mua đất và hợp đồng góp vốn. Về bản chất, hợp đồng góp vốn mua đất là một loại hợp đồng góp vốn. Tài sản cụ thể ở loại hợp đồng này chính là đất. Các bên đầu tư thông qua văn bản thỏa thuận để góp vốn với mục đích kinh doanh bất động sản như mua đất đai, mua nhà hoặc đầu tư một dự án bất động sản với quy mô lớn,…
Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất là một văn bản pháp lý quan trọng, không thể thiếu được sử dụng trong lĩnh vực nhà đất. Các bên tham gia sẽ gặp rắc rối, bị lừa, bị mất trắng, thậm chí phá sản nếu hợp đồng góp vốn mua đất xảy ra bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng trong quá trình thực hiện.
Chính vì thế các bên thành lập trước khi ký hợp đồng góp vốn mua đất phải đọc thật kỹ các điều khoản, tuyệt đối đừng bỏ qua bất cứ kẽ hở nào và phải chắc chắn đảm bảo các vấn đề pháp lý.
Phân loại Hợp đồng hợp tác góp vốn mua đất
Do không có quy định trực tiếp nên hiện nay xuất hiện nhiều dạng với nhiều tên gọi khác nhau của loại văn bản này như:
- Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất;
- Biên bản góp vốn mua đất;
- Thỏa thuận góp vốn mua đất;
- Giấy chung tiền mua chung nhà đất…
Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng bản chất của các Hợp đồng trên là một. Là việc các bên góp tiền mua chung nhà đất để đầu tư vì mục đích lợi nhuận hoặc mục đích khác.
Thực tế có một dạng văn bản có tên gọi là “Hợp đồng góp vốn” của các chủ đầu tư dự án bất động sản ký kết với khách hàng.
Nội dung hợp đồng góp vốn mua đất
Nội dung hợp đồng góp vốn mua đất không cố định mà có thể linh hoạt thay đổi theo thỏa thuận của các bên tham gia. Một hợp đồng góp vốn mua đất đạt chuẩn phải đảm bảo đầy đủ các thông tin dưới đây.
Thông tin các bên tham gia
Các bên tham gia là những đối tượng trực tiếp thực hiện ký kết, chịu trách nhiệm và hưởng những lợi ích từ hợp đồng góp vốn mua đất. Thành phần tham gia ký hợp đồng góp vốn mua đất không giới hạn số lượng có thể là 2 hoặc nhiều hơn, có thể là cá nhân, gia đình tổ chức, công ty,… Những thông tin về các bên tham gia phải được thể hiện rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện và tránh rắc rối khi gặp trục trặc về hợp đồng.
Phương thức góp vốn
Đây là một điều khoản quan trọng cần thỏa thuận và rõ ràng ngay từ khi thành lập hợp đồng góp vốn mua đất. Các bên tham gia phải nêu rõ phương thức góp vốn nếu không muốn xảy ra tranh chấp không đáng có.
Một số phương thức góp vốn được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực bất động sản là giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt, thanh toán bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng, sử dụng tài sản tương đương giá trị để thực hiện góp vốn,.. Mỗi phương thức góp vốn đều có ưu nhược điểm riêng, đối tượng tham gia nên chọn cách thức thanh toán phù hợp và thuận tiện nhất với điều kiện của mình.
Thời hạn hợp đồng
Thông tin về thời hạn hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng và minh bạch để các bên tham gia thỏa thuận thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với việc góp vốn mua đất. Thời hạn hợp đồng được bàn bạc và ký kết dựa trên sự đồng ý của các đối tượng góp vốn.
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
Quyền và nghĩa vụ là vấn đề quan tâm hàng đầu của các bên tham gia ký hợp đồng góp vốn mua đất. Điều này quyết định trực tiếp đến những lợi ích cũng như trách nhiệm mà các bên phải thực hiện và được hưởng thông qua hợp đồng này.
Để tránh xảy ra tranh chấp, các bên đầu tư phải thỏa thuận với nhau, thông tin quan trọng này phải được thể hiện rõ ràng trong mẫu hợp đồng góp vốn mua đất.
Quy định về giải quyết tranh chấp
Tranh chấp giữa các bên liên quan hay không thực hiện đúng theo điều khoản là những điều không thể tránh khỏi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng vì thế thông tin về giải quyết tranh chấp không thể thiếu.
Nếu phát sinh mâu thuẫn hoặc tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia phải thỏa thuận, giải quyết trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lợi ích, quyền lợi của nhau.
Trong trường hợp không thể tự giải quyết vấn đề, một trong số các bên tham gia hợp đồng có quyền đưa đơn khởi kiện, mời luật sư để bảo vệ lợi ích của bản thân theo đúng quy định của Pháp luật. Không khuyến khích các bên sử dụng các biện pháp tiêu cực, trái pháp luật để giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất.
Hợp đồng góp vốn mua đất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——— ***** ——–
HỢP ĐỒNG GÓP VỐN
(V/v góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai)
Hôm nay, vào lúc ….giờ, ngày ………………..tại…………………………………………………….
Chúng tôi gồm những Ông, bà có tên sau:
1.Ông, bà……………………………Giới tính ……………….Quốc tịch:………………………….
Sinh ngày:…………………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: …………………..ngày cấp……………Nơi cấp……………….
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………
2.Ông, bà……………………………Giới tính ……………….Quốc tịch:………………………….
Sinh ngày:……………………………………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số: ………………….. ngày cấp …………… Nơi cấp……………..
Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………………….
- Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:
- Mục đích góp vốn:………………………………………………………………………………
- Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên:
……………………………………………………………………………..
- Thời hạn góp vốn:
……………………………………………………………………………
- Cử người quản lý phần vốn góp:
………………………………………………………………………………
- Cam kết của các bên:
………………………………………………………………………………
- Nguyên tắc chia lợi nhuận:
…………………………………………………………………………………
- Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau;
Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Sự cam đoan giữa các bên tham gia
Bên A cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
- Tài sản góp vốn không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;
- Tài sản góp vốn không có tranh chấp;
- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng góp vốn mua đất.
- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
- Các cam đoan khác……………………
Bên B cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng góp vốn mua đất là đúng sự thật;
- Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản gúp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;
- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
- Các cam đoan khác…………………..
- Điều khoản cuối cùng
- Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
2. Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên
BÊN A BÊN B
Soạn hợp đồng góp vốn mua đất cần lưu ý những gì?
Khi soạn mẫu hợp đồng góp vốn mua đất cần lưu ý:
- Những văn bản thỏa thuận, hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất như: hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng thế chấp, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc các tài sản liên quan cần phải được công chứng và chứng thực tại các cơ quan có thẩm quyền, trừ một số trường hợp kinh doanh bất động sản đặc biệt (tham khảo Khoản 3, điểm a và b, Điều 167 Luật đất đai 2013).
- Hợp đồng góp vốn mua đất bằng tài sản khác, không liên quan đến quyền sử dụng đất, không cần thực hiện công chứng, chứng thực.
Những lưu ý hồ sơ kèm theo hợp đồng góp vốn mua đất
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Khi thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất, các bên liên quan cần lưu ý một số vấn đề sau: Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đảm bảo tài sản đất đai đang trong thời hạn sử dụng, không có tranh chấp, đặc biệt, quyền sử dụng đất nhất định không bị kê biên.
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đối tượng tham gia phải thành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Sau đó, người đó cần thực hiện lần lượt các bước sau: Đến Văn phòng đăng ký đất đai để kê khai nghĩa vụ tài chính, thực hiện kê khai hồ sơ để sang tên, nộp lệ phí và nhận sổ đỏ.
Trên đây là tất tần tật những thông tin cần biết về mẫu hợp đồng góp vốn mua đất. Trong trường hợp cần sử dụng đến mẫu hợp đồng này, đối tượng sử dụng phải đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời hãy xem xét thật kĩ những điều khoản trong hợp đồng để tránh tình trạng tranh chấp không cần thiết. Bạn đọc muốn tìm hiểu thông tin luật có thể tham khảo nhiều bài viết của chúng tôi nhé.