Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu

thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu

Đăng ký bản quyền thương hiệu là một trong những dịch vụ chính được cung cấp bởi Công ty Luật Trần và Liên Danh. Để đảm bảo việc sử dụng thương hiệu là đúng pháp Luật, tránh mọi rủi ro pháp lý, Quý khách hàng nên tiến hành đăng ký bản quyền tại Cơ quan cấp phép

Nội dung chính bài viết

Đăng ký bản quyền thương hiệu là gì?

Đăng ký bản quyền thương hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với thương hiệu, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Phân biệt giữa đăng ký bản quyền thương hiệu và đăng ký thương hiệu?

Trong giao dịch hàng ngày, chúng ta thường dùng khái niệm “Đăng ký thương hiệu” hoặc “Đăng ký bản quyền thương hiệu” nhưng thực chất “Thương hiệu” thuộc đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp (hay gọi chính xác là “đăng ký nhãn hiệu”, thương hiệu không thuộc đối tượng đăng ký bản quyền tác giả).

Một thương hiệu sẽ được đăng ký để gắn lên 1 sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà thương hiệu muốn độc quyền. Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền và phạm vi quyền sẽ phụ thuộc chính vào đối tượng mà thương hiệu dự định đăng ký.

Ví dụ: OMO là nhãn hiệu hàng hóa vì được gắn lên sản phẩm bột giặt. HSBC là nhãn hiệu dịch vụ vì gắn với dịch vụ ngân hàng hoặc Luật Trần và Liên Danh là nhãn hiệu dịch vụ vì gắn với Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ, Dịch vụ pháp lý, Dịch vụ tư vấn đầu tư v.v…

– Còn 2 cụm từ THƯƠNG HIỆU hoặc ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN THƯƠNG HIỆU là cách gọi thông thường của Nhãn hiệu trên thị trường và dễ hiểu đối với đại đa số tổ chức, cá nhân.

– Thương hiệu là cách nói đến nhãn hiệu dạng chữ (phần đọc được). Ví dụ, thương hiệu SONY, HONDA, YAMAHA, BKAV, DELL, VIGLACERA v.v…là các nhãn hiệu dạng chữ.

Thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu như thế nào?

Vậy thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Thiết kế, lựa chọn thương hiệu cần đăng ký bản quyền thương hiệu

Khi thiết kế thương hiệu, khách hàng lưu ý không nên lựa chọn mẫu thương hiệu đơn giản, không có tính phân biệt cao hoặc là những cụm từ đơn giản, được sử dụng hàng ngày.

Bước 2: Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu trước khi nộp đơn

Sau khi thiết kế xong và lựa chọn mẫu thương hiệu đăng ký, khách hàng sẽ tiến hành tra cứu chính thức cho thương hiệu cần đăng ký để đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký để tránh trường hợp thương hiệu bị từ chối do tương tự hoặc trùng với thương hiệu của người khác đã đăng ký trước đó.

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu

Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ được nộp tại cơ quan đăng ký, hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, quý khách vui lòng tham khảo.

Bước 4: Nộp đơn và theo dõi đơn đăng ký bản quyền thương hiệu

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu, chủ sở hữu hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu

Đơn đăng ký sau khi được nộp sẽ được thẩm định qua các giai đoạn trước khi được Cục sở hữu trị tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp từ chối, cục SHTT sẽ thông báo rõ lý do từ chối.

Vì sao phải thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu?

Vì sao phải thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu? Thương hiệu tạo nên sự phát triển của doanh nghiệp, giúp cho sản phẩm và doanh nghiệp được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và tin dùng. Cũng vì vậy, những đối thủ cạnh tranh trên thị trường thường tìm mọi cách để “đạo nhái” làm giảm đi sự uy tín, chất lượng thương hiệu mà doanh nghiệp đã tốn biết bao công sức để gây dựng.

Vì thế, việc thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu là vấn đề quan trọng với mỗi cá nhân, tổ chức, cụ thể:

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền với thương hiệu hay nhãn hiệu phát sinh khi có đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ, không giống như quyền tác giả được bảo hộ tự động;

Chủ sở hữu được sử dụng độc quyền thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;

Đăng ký bảo hộ là cơ sở pháp lý để pháp luật bảo vệ thương hiệu, nếu có tranh chấp xảy ra;

Có Giấy chứng nhận, các quyền lợi về kinh tế như chuyển nhượng, nhượng quyền mới được phép thực hiện.

Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Qúy khách hàng, Quý khách có thể tự mình nộp đơn đăng ký hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu của các đơn vị Đại diện sở hữu công nghiệp, như Luật Trần và Liên Danh.

thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu
thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu

Thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu ở đâu?

Việc nộp hồ sơ đăng ký thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp nộp trực tiếp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký hoặc nhờ đến đại diện của mình để thực hiện thủ tục này.

Cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền trong việc giải quyết thủ tục này chính là Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, hoặc hai văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

– Địa chỉ Đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nội:

Phòng đăng ký – Cục sở hữu trí tuệ

Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: 024 3858 3069

– Địa chỉ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 17-19 Đường Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 028 3920 8485

– Địa chỉ đăng ký bản quyền thương hiệu tại thành phố Đà Nẵng

Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu gồm những gì? Tài liệu cơ bản mà Quý Khách hàng cần chuẩn bị khi đăng ký bản quyền thương hiệu là:

File mẫu thương hiệu (đuôi .JPEG, .PNG hoặc các định dạng hình ảnh khác để đọc được trên máy tính);

Lưu ý: Thương hiệu có thể có màu sắc đa dạng hoặc đơn thuần trắng đen;

Tờ khai đăng ký bản quyền thương hiệu theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ;

Mẫu thương hiệu dự định đăng ký (05 mẫu);

 Giấy ủy quyền đăng ký (01 bản gốc) trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký.

Một số khó khăn thường gặp khi đăng ký bản quyền thương hiệu?

Quy trình đăng ký nhãn hiệu trải qua khá nhiều bước, mỗi bước đều có một khó khăn cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không am hiểu quy định pháp luật và không có nền tảng kiến thức thực tế sâu sắc. Dưới đây là một số khó khăn khi đăng ký bản quyền thương hiệu công ty mà nhiều doanh nghiệp gặp phải.

Khó khăn trong thiết kế và lựa chọn thương hiệu để đăng ký

Việc nghĩ tên thương hiệu, lên ý tưởng thiết kế được xem là một việc gian nan của khá nhiều doanh nghiệp, bởi lẽ không phải logo nào cũng đủ điều kiện để đăng ký, logo có thể bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với những logo khác hoặc trùng với hình ảnh quốc huy, quốc kỳ của quốc gia; các biểu tượng, huy hiệu, cờ..của các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội.

Khó khăn trong bước chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Trường hợp khách hàng tự nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ dẫn đến việc khách hàng phải tự tìm hiểu về danh mục hồ sơ đăng ký, soạn thảo hồ sơ trong khi khách hàng đều là những người chưa có kinh nghiệm soạn thảo, không biết cách phân nhóm sản phẩm dịch vụ hoặc cách mô tả như thế nào cho đúng và đủ…vv.

Một số khó khăn khác khi khách hàng tự đăng ký bản quyền thương hiệu công ty

Khó khăn khi không có thời gian để theo dõi về tình trạng hồ sơ liên tục và kịp thời gửi các văn bản tới các cơ quan Nhà nước trong trường hợp cần thiết.

Đây là những khó khăn chủ yếu khiến cho khách hàng cảm thấy e ngại và chưa hoặc không muốn đăng ký nhãn hiệu.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu

Phân nhóm rõ ràng sản phẩm/dịch vụ

– Chủ sở hữu cần hoàn thành đầy đủ thông tin trong tờ khai đăng ký thương hiệu để tránh việc đơn đăng ký bị từ chối chấp nhận hợp lệ đơn.

– Việc phân nhóm sản phẩm/dịch vụ để thương hiệu độc quyền tương đối phức tạp cho những người không có kiến thức chuyên sâu về nhóm sản phẩm dịch vụ.

Ví dụ: nhãn hiệu ABC sẽ được gắn lên quần áo, giày dép hoặc được sử dụng cho dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống. kinh doanh khách sạn….

Việc làm rõ thông tin về sản phẩm/dịch vụ vừa làm rõ được phạm vi độc quyền của Quý Khách hàng đối với thương hiệu của mình và vừa giúp xác định được lệ phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (do lệ phí được tính theo số nhóm sản phẩm/dịch vụ và số sản phẩm/dịch vụ trong từng nhóm).

Lựa chọn đơn vị ủy quyền uy tín

+ Trong trường hợp Quý Khách hàng ủy quyền cho tổ chức đại diện thực hiện việc đăng ký bản quyền thương hiệu này thì sẽ cần thêm Giấy ủy quyền đại diện. Giấy ủy quyền này sẽ giúp Quý Khách hàng ủy quyền cho một công ty dịch vụ được thay mặt Quý Khách hàng thực hiện việc đăng ký bản quyền thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cùng tất cả các công việc liên quan khác.

Trên đây là một số nội dung mới nhất về thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu chi tiết và mới nhất hiện nay Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi tự tin là nơi để quý khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nếu có thắc mắc hay có vần đề cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết và cụ thể.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139