Dịch vụ kế toán doanh nghiệp thương mại của Luật Trần và Liên danh là một trong những dịch vụ tốt mà nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tin tưởng và ưu tiên sử dụng. Cùng tìm hiểu cách thức uy tín của chúng tôi khi làm dịch vụ kế toán với bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ
Khái niệm cần làm rõ
Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất, nhập khẩu, tới nơi tiêu dùng
Hoạt động kinh doanh thương mại nội địa là những hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của một nước, chưa vượt qua biên giới quốc gia hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ mỗi quốc gia được quy định là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân trong nước với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa thương nhân trong nước với nhau hoặc giữa thương nhân trong nước với các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội.
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định.
Tổ chức kế toán thương mại, dịch vụ trong doanh nghiệp
Sổ sách và chứng từ sử dụng: Ngoài sổ sách và chứng từ sử dụng như trong các doanh nghiệp khác, đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, tại các quầy hàng, cửa hàng, kế toán còn sử dụng các sổ: Thẻ quầy hàng; Sổ nhận hàng và thanh toán.
Tài khoản sử dụng cho phương pháp kê khai thường xuyên:
- Tài khoản 156- Hàng hóa.
- Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường.
- Tài khoản 157- Hàng gửi bán.
- Tài khoản 5111- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Tài khoản 5211- Chiết khấu thương mại.
- Tài khoản 5212- Giảm giá hàng bán.
- Tài khoản 5213- Hàng bán bị trả lại.
- Tài khoản 632- giá vốn hàng bán.
- Tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối
- Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh….
Nghiệp vụ kế toán kinh doanh thương mại
(i) Kế toán mua hàng hóa.
(ii) Trả hàng cho NCC.
(iii) Bán hàng.
(iv) Chiết khấu thương mại.
(v) Hàng bán bị trả lại.
(vi) Giảm giá hàng bán.
Công việc của kế toán doanh nghiệp thương mại
Công việc của một doanh nghiệp thương mại thường sẽ rất bận rộn. Vì thế, công việc của kế toán công ty thương mại sẽ là rất nhiều. Ví vụ như:
Kế toán bán hàng (thương mại dịch vụ)
(i) Ghi chép những thông tin ghi nhận hóa đơn hàng ngày. Kiểm tra đơn giá sản phẩm, số lượng sản phẩm.
(ii) Xuất hóa đơn cho khách hàng.
(iii) Kiểm tra và giám sát kế hoạch lợi nhuận, phân phối hàng bán.
(iv) Cập nhật giá cả và sản phẩm mới cho doanh nghiệp.
(v) Lập các bảng kê hóa đơn bán hàng, doanh thu và thuế GTGT.
(vi) Tính toán tổng doanh thu, đơn giá, thuế GTGT của từng nhóm hàng.
(vii) Kiểm tra tình trạng quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ.
(viii) Theo dõi và báo cáo lại cho phòng kế toán, đặc biệt là kế toán trưởng.
(ix) Làm các công việc đối chiếu với bên thủ kho về số lượng hàng bán và hàng tồn.
(x) Quản lý hóa đơn chứng từ, các hợp đồng với khách.
Kế toán mua hàng
(i) Nhận thông tin mua hàng. Kiểm tra đơn giá sản phẩm, số lượng sản phẩm.
(ii) Cập nhật giá cả mới
(iii) Theo dõi và báo cáo lại cho phòng kế toán, đặc biệt là kế toán trưởng.
(iv) Nắm rõ các thông tin về tất cả các khoản chi phí mua hàng, những phát sinh thực tế để dựa vào đó thực hiện xác định kết quả kinh doanh.
(v) Làm các công việc đối chiếu với bên thủ kho về số lượng hàng mua và hàng tồn.
(vi) Quản lý hóa đơn chứng từ, các hợp đồng với nhà cung cấp.
Kế toán kho
Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi làm thủ tục Xuất/ Nhập hàng hóa vào kho Kiểm tra các hóa đơn.
Đối chiếu và nhập dữ liệu hàng hóa vào hệ thống.
Hạch toán việc xuất nhập hàng hóa, nguyên vật liệu.
Làm báo cáo hàng tồn kho, báo cáo xuất nhập tồn.
Tham gia công tác kiểm kê định kỳ.
Kế toán tổng hợp
Tổng hợp thông tin từ các bộ phận để lập báo cáo lên ban giám đốc
Nắm rõ giá mua/ bán thực tế của lượng hàng để điều tiết giá sản phẩm cũng như lãi lỗ trong kinh doanh.
Cung cấp thông tin về bán hàng và doanh số để phục vụ cho việc chỉ đạo và điều hành kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán thuế
Hỗ trợ thực hiện tất cả các báo cáo liên quan đến hóa đơn VAT.
Kê khai theo đúng luật thuế.
Thực hiện các nghĩa vụ về Thuế của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn trở thành kế toán
Tiêu chuẩn kế toán
Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
(i) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
(ii) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Chuẩn mực đạo đức và nghề nghiệp kế toán
– Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.
– Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
– Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Trường hợp không thể trở thành kế toán
Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp Luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Người đang làm quản lý, Điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tư chất cần có của người kế toán
(i) Cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy logic: là tiêu chí đầu tiên để bạn làm được nghề kế toán đó là tính cẩn thận đến từng chi tiết, bởi kế toán viên là người gắn liền với những sổ sách giấy tờ và việc tính toán những con số để làm sao phản ánh chúng một cách chính xác nhất đối với người sử dụng thông tin.
(ii) Khả năng phân tích và tổng hợp số liệu và có trí nhớ tốt
(iii) Yêu thích các con số: kể từ khi bạn quyết định theo nghề kế toán, việc đầu tiên đó là yêu thích các con số. Điều này, có thể là do sở thích của bạn hoặc được hình thành khi bạn tiếp xúc với nó trong quá trình học tập hoặc trên giảng đường Đại học bạn đã bắt gặp bộ môn kế toán mà mình yêu thích. Bạn có mục tiêu rõ ràng và muốn trưởng thành trong nghề này thì việc làm quen và yêu thích những con số sẽ dần trở thành niềm vui của mình.
(iv) Trung thực, kiên nhẫn và nguyên tắc: được xem là yếu tố quan trọng nhất trong nghề kế toán, vì có liên quan đến sổ sách, tiền bạc của công ty cho nên việc bạn trung thực sẽ tạo niềm tin đối với nhiều người.
(v) Tính chính xác: mỗi nghiệp vụ kế toán sẽ gắn liền với những con số khác nhau, vì thế công việc này đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.
(vi) Trách nhiệm kỷ luật cao
(vii) Có kỹ năng sử dụng tốt các chương trình kế toán: với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay thì các phần mềm kế toán ra đời ngày càng nhiều, với mục đích giảm bớt áp lực cho nhân viên cũng như tiện ích trong việc quản lý, ví dụ như kỹ năng sử dụng phần mềm excel
Dịch vụ kế toán của Luật Trần và Liên danh gồm những công việc gì?
Chuẩn bị sổ kế toán
- Tư vấn xây dựng quy trình kế toán, chuẩn bị và chuyển giao chứng từ
- Kiểm tra hóa đơn đầu vào và đầu ra
- Phân loại và sắp xếp các tài liệu kế toán
- Lập báo cáo tài chính hằng quý/hằng năm.Với nếu quý khách hàng yêu cầu thực hiện
- In tài liệu kế toán
- Chuẩn bị báo cáo quản lý theo yêu cầu ( thêm phí nếu khách hàng yêu cầu )
- Đăng kí làm kế toán trưởng ( thêm phí nếu khách hàng yêu cầu )
- Chuẩn bị báo cáo tài chính
Kê khai thuế
- Khai thuế VAT hàng tháng / hàng năm
- Hoàn thiện thuế TNDN / thuế TNCN
- Khai báo các loại thuế khác nhau như thuế giấy phép, thuế thu nhập
- Đăng kí mã số thuế cho người lao động
- Thông báo và tính toán số tiền thuế khi phát sinh
Dịch vụ kế toán doanh nghiệp thương mại
Giải thích về dữ liệu kế toán
- Giải thích cho kiểm toán viên
- Giải thích với cơ quan thuế
- Giải thích với các cơ quan có thẩm quyền khác
Dịch vụ kế toán của Luật Trần và Liên danh phù hợp đối với các doanh nghiệp nào?
- Các doanh nghiệp mới thành lập chưa có kế toán;
- Các doanh nghiệp đã có kế toán nhưng kế toán chưa có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ kế toán thuế cần có sự hỗ trợ của Đại lý thuế;
- Các doanh nghiệp cần rà soát lại hồ sơ kê khai thuế, báo cáo thuế do thay đổi nhiều đời kế toán trong quá trình hoạt động;
- Các doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế theo quy định;
- Các doanh nghiệp cần tra soát hoàn thiện thậm chí là nộp lại hồ sơ kê khai thuế, báo cáo tài chính các năm trước do có nghi ngờ về sự chính xác và trình độ, ăng lực của kế toán công ty.
- Các doanh nghiệp đã có kế toán tốt nhưng vẫn muốn song song có đơn vị Đại lý thuế đồng hành nhằm hỗ trợ tối đa hiệu quả hoạt động của bộ phận kế toán thuế.
- Doanh nghiệp mới thành lập, startup không có nhiều kinh phí
- Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa hoàn thiện bộ phận kế toán
- Doanh nghiệp lâu năm nhưng hệ thống sổ sách kế toán bất ổn, cần tư vấn và gỡ rối
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không am hiểu luật pháp Việt Nam
Trên đây là bài viết tư vấn về kế toán doanh nghiệp thương mại của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.