Tội buôn bán tiền giả

tội buôn bán tiền giả

Tiền giả là loại tiền không phải do nhà nước phát hành vì loại tiền này được tạo ra bởi các tổ chức, cá nhân với mục tiêu trục lợi bất hợp pháp. Để thực hiện hành vi sản xuất và lưu hành tiền giả thường không chỉ có một cá nhân mà phần lớn được thực hiện bởi nhiều người, mỗi người ở một giai đoạn khác nhau.

Trong bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh xin gửi đến quý bạn đọc một số nội dung của tội buôn bán tiền giả như sau:

Quy định của pháp luật về tội buôn bán tiền giả

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả hay được biết đến với tên gọi tội buôn bán tiền giả được quy định tại Điều 207 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hiểu là tội phạm vi phạm pháp luật hình sự khi có hành vi làm ra tiền giả, cất giấu tiền giả, vận chuyển tiền giả bằng nhiều cách thức khác nhau hoặc đem tiền giả vào lưu thông, trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường:

Theo quy định tại Điều 207 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo Bộ luật hình sự như sau:

“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Cần hiểu rõ rằng, tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là một tội ghép của bốn hành vi phạm tội bao gồm làm tiền giả, tàng trữ tiền giả, vận chuyển tiền giả và lưu hành tiền giả.

Khi một tổ chức, cá nhân có thực hiện một trong bốn hành vi trên đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển tiền giả.

Tuy nhiên, khi tiến hành định tội thì cần căn cứ theo từng trường hợp cụ thể của người phạm tội để định tội. Chẳng hạn, một người có hành vi làm ra tiền giả thì khi định tội sẽ là người phạm ” Tội làm tiền giả”, hoặc người thực hiện cả hai hành vi là tàng trữ tiền giả và đưa tiền giả vào lưu hành thì được định tội là ” Tội tàng trữ và lưu hành tiền giả”.

Hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến sự phát triển của quốc gia như làm ảnh hưởng đến việc phát hành tiền, lưu hành và quản lý tiền tệ của Nhà nước.

Do đó, pháp luật quy định tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là tội phạm hình sự và có những hình phạt nghiêm khắc đối với những hành vi này.

Các yếu tố cấu thành tội buôn bán tiền giả

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau:

–  Đối với tội làm tiền giả được thể hiện qua các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này giống như tiền thật, ngân phiếu thật, công trái thật nhằm làm cho người khác tưởng thật.

–  Đối với tội tàng trữ tiền giả. Được thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng này (một cách trái pháp luật) dưới bất kỳ hình thức nào.

–  Đối với tội vận chuyển tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này đến nơi khác bằng mọi phương thức (đường sông, đường bộ, đường không…) với mọi phương tiện (như tàu, xe, máy bay…).

–  Đối với tội lưu hành tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi…(như dùng tiền để mua hàng hóa…). Đây cũng chính là tội buôn bán tiền giả.

Lưu ý: Việc làm ra tiền giả là nhằm để thu lợi bất chính.

Khách thể:

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quy định của nhà nước về quản lý tiền tệ.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 là các cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định. Như vậy người từ đủ 14 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 249 đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

 
 
tội buôn bán tiền giả
tội buôn bán tiền giả

Hình phạt tội buôn bán tiền giả

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả tùy thuộc theo từng trường hợp có thể bị xử lý như sau:

  • Khung cơ bản: phạt tù từ ba năm đến bảy năm

  • Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ năm năm đến mười hai năm trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng

  • Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

  • Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Vô ý sử dụng tiền giả có vi phạm pháp luật không?

Hành vi vi phạm trong luật hình sự để được cấu thành tội phạm thì một trong các yếu tố chính đó chính là lỗi cố ý hoặc vô ý. Theo đó, lỗi cố ý được quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 trong những trường hợp sau:

  • Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
  • Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Lỗi vô ý được quy định tại Điều 11 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

  • Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
  • Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, cho dù cố ý hay vô ý thì người phạm tội vẫn có lỗi. Do đó, hành vi vô ý sử dụng tiền giả nếu như có chứng cứ chứng minh được người thực hiện không hề có lỗi trong việc sử dụng thì người đó có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người mua tiền giả có bị xử lý theo quy định của pháp luật không?

Đối với hành vi mua tiền giả thì được chia làm hai trường hợp:

  • Hành vi mua bán chưa hoàn thành và người mua chưa nhận được tiền giả: Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 chỉ quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Do đó, nếu như hành vi mua bán chưa hoàn thành và người mua chưa nhận được tiền giả thì vẫn chưa đủ căn cứ để truy tố tội tàng trữ tiền giả. Vì vậy, trong trường hợp này có thể không bị truy tố trách nhiệm hình sự.
  • Hành vi mua bán đã hoàn thành và người mua đã nhận được tiền giả: trong trường hợp này, người mua tiền giả đã nhận được tiền giả và đã hoàn thành giao dịch mua bán tiền giả, do đó theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì đây chính là hành vi tàng trữ tiền giả và người mua có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với tội buôn bán tiền giả

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ Luật hình sự 2015 là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án xem xét, quyết định giảm nhẹ hình phạt đối với người phạm tội.

Điều 51 Bộ Luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội bao gồm:

– Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

– Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

– Phạm tội do lạc hậu;

– Người phạm tội là phụ nữ có thai;

– Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

– Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

– Người phạm tội tự thú;

– Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

– Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

– Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

– Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Trên đây là một số nội dung về điều 207 bộ luật hình sự tội buôn bán tiền giả, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về nội dung này, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139