Đóng thuế cá nhân

đóng thuế cá nhân

Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân là vấn đề được nhiều người quan tâm, bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn thông tin pháp lý về thuế thu nhập cá nhân và trả lời cho câu hỏi Khi nào phải đóng thuế cá nhân?

Quy định về đóng thuế cá nhân

Để giải đáp các vấn đề có liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, eBH sẽ căn cứ theo các văn bản pháp lý sau:

Luật số: 04/2007/QH12 – Luật thuế thu nhập cá nhân ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007

Luật số: 26/2012/QH13 – Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012.

Luật số: 71/2014/QH13 – Luật sửa đổi, bổ sung một số của các luật về thuế ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.

Thông tư 111/2013/TT-BTC – hướng dẫn Luật Thuế TNCN.

Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 – về tăng mức giảm trừ gia cảnh

Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân và pháp nhân, thuế thu nhập cá nhân là một nhánh của thuế thu nhập.

Trong trường hợp đánh vào thu nhập của cá nhân, được gọi là thuế thu nhập cá nhân.

Trong trường hợp đánh vào thu nhập của pháp nhân, được gọi là thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sự nghiệp, thuế lợi nhuận, v.v…

Căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 3, Luật thuế TNCN ban hành ngày 21/11/2007 quy định tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công sẽ thuộc thu nhập chịu thuế TNCN.

Như vậy, không phải người lao động nào được nhận tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền công tiền lương đều sẽ phải đóng thuế TNCN. Cá nhân chỉ phải đóng thuế thu nhập khi thuộc đối tượng người nộp thuế (NNT) theo quy định của Pháp luật.

Những đối tượng nào phải nộp thuế TNCN 

Căn cứ vào nội dung quy định tại Điều 2, Luật thuế TNCN 2007 có ba đối tượng nộp thuế cá nhân gồm:

(1) Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3, Luật TNCN, phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

(2) Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

(3) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng 2 điều kiện cá nhân cư trú trên.

đóng thuế cá nhân
đóng thuế cá nhân

Có 10 loại thu nhập chịu thuế.

Căn cứ vào Điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân được sửa đổi bổ sung tại Luật 26/2012/QH13 có 10 loại thu nhập chịu thuế bao gồm các loại sau:

Thu nhập từ kinh doanh

Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ đầu tư vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thu nhập từ trúng thưởng

Thu nhập từ bản quyền

Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

 Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

3. Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế cá nhân?

Căn cứ vào nội dung được quy định tại Điều 19, Luật thuế TNCN 2007 về Biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo đó, mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ căn cứ vào biểu thuế dưới đây:

Bảng thu nhập tính thuế và thuế suất

Bậc Thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất
1 Đến 05 5 %
2 Trên 05 đến 10 10 %
3 Trên 10 đến 18 15 %
4 Trên 18 đến 32 20 %
5 Trên 32 đến 52 25 %
6 Trên 52 đến 80 30 %
7 Trên 80 35 %

Lưu ý: Thu nhập tính thuế không phải tổng thu nhập mà người lao động nhận được.

Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 ban hành ngày 22/11/2012 quy định từ 1/7/2013 sẽ áp dụng mức giảm trừ gia cảnh. Theo đó người lao động có thu nhập mức lương trên 9 triệu đồng/tháng và không có người phụ thuộc mới phải nộp thuế.

Mức giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú

Mức giảm trừ gia cảnh năm 2022 được thực hiện căn cứ theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Cụ thể:

Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, đối với người có mức lương trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/ năm) đã trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện theo quy định mà có người phụ thuộc thì chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân. 

Trong trường hợp người lao động có một người phụ thuộc tương đương mức lương trên 15,4 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế, có hai người phụ thuộc tương đương mức lương trên 19,8 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế. Cứ như vậy nếu có càng nhiều người phụ thuộc tương đương với mức lương phải nộp thuế theo quy định càng cao.

Vậy điều kiện để được tính là người phụ thuộc là gì?

4. Điều kiện được tính là người phụ thuộc đối với NNT

Căn cứ theo hướng dẫn tại mục 2.2  thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về người phụ thuộc của người nộp thuế là cá nhân cư trú và phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Người bị khuyết tật (thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật) và không có khả năng lao động, mắc các bệnh như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…

Người không tạo ra thu nhập hoặc có tổng thu nhập bình quân tháng trong năm không quá 1 triệu đồng.

(2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có tổng thu nhập trung bình không quá 1 triệu đồng/ tháng (trong 1 năm).

Như vậy, theo quy định, đối với người nộp thuế có người phụ thuộc đáp ứng các điều kiện kể trên sẽ được tính giảm trừ thuế trực tiếp vào tổng thu nhập chịu thuế của người người nộp thuế điều này sẽ giúp cho người nộp thuế mặc dù có mức lương phải đóng thuế TNCN nhưng sau khi giảm trừ gia cảnh có thể sẽ không còn phải đóng loại thuế này.

a. Cách tính thuế đóng thuế cá nhân đối với cá nhân cư trú:

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trong đó, theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 cá nhân cư trú là người đáp ứng  một trong các điều kiện sau đây:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân cư trú được tính như sau:

Thứ nhất: Trường hợp ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:

Công thức tính thuế:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân x Thuế suất

Trong đó:

 (1) Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân – Các khoản giảm trừ

Trong đó:

– Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

+ Tổng thu nhập được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

+ Các khoản thu nhập được miễn thuế là thu nhập được quy định tại Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

– Các khoản giảm trừ bao gồm:

+ Các khoản giảm trừ gia cảnh:

Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

(2) Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Thứ hai: Trường hợp không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng

Theo điểm i, khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 113) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trong đó, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác trả cho cá nhân bao gồm:

– Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

Như vậy, thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này sẽ được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân bị khấu trừ = Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân x Thuế suất 10%.

b. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân x Thuế suất 20%

Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam  thực hiện theo công thức sau:

Thứ nhất: Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
Tổng số ngày làm việc trong năm

Thứ hai: Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

 

 

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày có mặt ở Việt Nam x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
365 ngày

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139