Quy trình nhận con nuôi

quy trình nhận con nuôi

Tìm hiểu các quy định của pháp luật dân sự hiện hành về việc nhận nuôi con nuôi về trình tự thủ tục, điều kiện để được nhận nuôi trẻ cũng như điều kiện của trẻ được nhận nuôi, hồ sơ việc nhận nuôi luôn là mối băn khăn của nhiều bạn đọc. Đặc biệt phải kể đến câu hỏi quy trình nhận con nuôi, bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên danh sẽ giúp bạn đọc giải quyết vấn đề này.

Ý nghĩa của chế định pháp luật về nuôi con nuôi

Trẻ em còn nhỏ, chưa phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ nên cần phải được bảo vệ, nuôi nấng, cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình.

Trường hợp trẻ em không có cha mẹ thì cũng có quyền có một gia đình và được nhận làm con nuôi dưới hình thức hợp pháp nhằm đảm bảo cho trẻ em đó được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đầy đủ. Một trong những mục đích của Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trên lĩnh lực con nuôi nước ngoài là “Thiết lập những bảo đảm để việc nuôi con nuôi quốc tế diễn ra vì lợi ích tốt nhất của trẻ em được công nhận trong luật pháp quốc tế”.

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quyền cơ bản của trẻ em đã được pháp luật Việt Nam quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định: “trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” (Khoản 1 Điều 37). Bộ luật dân sự năm 2015 thừa nhận quyền nuôi con nuôi là một quyền tự do dân sự của cá nhân, Điều 39 của Bộ luật dân sự quy định: “Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình”. Khoản 2 Điều 24 của Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi..

Nhằm bảo đảm trẻ em có quyền có gia đình, có cha, có mẹ, được yêu thương chăm sóc, được sống trong tình cảm của cha, tình yêu của mẹ, được lớn lên trong bầu không khí gia đình, được trưởng thành dưới sự giáo dục, định hướng của cha, mẹ; đồng thời, bảo đảm quyền được làm cha, làm mẹ của một số người không may mắn trong cuộc sống (như người bị vô sinh, hiếm muộn, phụ nữ đơn thân hoặc người đã có con nhưng con bị bệnh hiểm nghèo, con bị chết và người đó không còn khả năng sinh con…), pháp luật Việt Nam đã công nhận quyền nuôi con nuôi và quyền được làm con nuôi là một trong những quyền con người, quyền công dân được pháp luật tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật.

Luật nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011.

Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi được giải quyết trên các nguyên tắc: khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

Quy trình nhận con nuôi? Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi

Đối với nhận nuôi con nuôi trong nước:

Nhận nuôi con nuôi trong nước tức là người nhận nuôi và người được nhận nuôi đều là công dân Việt Nam và cư trú trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Thẩm quyền đăng ký thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước do Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) tại nơi đăng ký thường trú người nhận nuôi hoặc người sẽ được nhận nuôi.

Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Đối với nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:

“Yếu tố nước ngoài” trong vấn đề nhận nuôi con nuôi được xác định là người nhận nuôi con nuôi là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống, cư trú tại nước ngoài hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Thẩm quyền đăng ký thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài diễn ra như sau:

  • Đầu tiên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương) tại nơi đăng ký thường trú của người sẽ được nhận nuôi ra quyết định về việc đồng ý cho nhận nuôi con nuôi; nếu người sẽ được nhận nuôi là trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở nuôi dưỡng đó đặt trụ sở sẽ là nơi ra quyết định về việc đồng ý cho nhận con nuôi.
  • Sau đó, dựa vào quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú của người sẽ được nhận nuôi sẽ thực hiện việc đăng ký thủ tục nhận nuôi con nuôi.

Ngoài ra, nếu công dân Việt Nam mới đang tạm trú tại nước ngoài mà muốn xin con nuôi thì xin ở đâu? Nuôi con nuôi Việt Nam thì thẩm quyền đăng ký thủ tục xin quy trình nhận con nuôi? do Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt trụ sở tại quốc gia mà người Việt Nam đó đang tạm trú (ví dụ: đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại.

Nếu cả người nhận nuôi và người sẽ được nhận nuôi là người Việt Nam đang tạm trú tại nước ngoài thì Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nơi người nhận nuôi hoặc người sẽ nhận nuôi tạm trú; nếu tại hai bên tạm trú mà không có Cơ quan đại diện thì việc nộp hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất với họ.

Bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi và khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

a) Nhà nước bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi theo quy định và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

b) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc hỗ trợ nhân đạo không được ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi.

c) Hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo ở cơ sở nuôi dưỡng

Việc hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo nhằm mục đích nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật nuôi con nuôi và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 24/2019/NĐ-CP, pháp luật về tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ cho các cơ sở nuôi dưỡng công lập và ngoài công lập và quy định cụ thể sau đây:

– Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ nhân đạo thông qua chương trình, dự án, viện trợ phi dự án hoặc tài trợ cho Quỹ bảo trợ trẻ em.

– Khi hỗ trợ nhân đạo, cá nhân, tổ chức không được yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng cho trẻ em làm con nuôi; cơ sở nuôi dưỡng không được cam kết cho trẻ em làm con nuôi vì lý do đã nhận hỗ trợ nhân đạo.

Trường hợp cá nhân, tổ chức hỗ trợ nhân đạo bằng tiền thì phải thực hiện thông qua tài khoản của cơ sở nuôi dưỡng.

– Khi hỗ trợ, tiếp nhận hỗ trợ nhân đạo, ngoài việc thực hiện theo quy định nêu trên, cha mẹ nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam và cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm như sau:

+ Cha mẹ nuôi nước ngoài thông tin cho tổ chức con nuôi nước ngoài về các khoản hỗ trợ nhân đạo đã thực hiện ở Việt Nam;

+ Định kỳ 06 tháng và hằng năm hoặc theo yêu cầu, tổ chức con nuôi nước ngoài báo cáo Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và của tổ chức;

+ Định kỳ 06 tháng và hằng năm hoặc theo yêu cầu, cơ sở nuôi dưỡng báo cáo việc tiếp nhận, sử dụng và quản lý các khoản hỗ trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật và báo cáo Cục Con nuôi về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

quy trình nhận con nuôi
quy trình nhận con nuôi

Đề nghị tư vấn về quy trình nhận con nuôi trên thực tế

“Chào anh/chị!

Chồng tôi người quốc tịch Thụy Sỹ muốn làm thủ tục nhận con gái riêng của tôi làm con nuôi. Hiện nay con gái tôi vừa tròn 14 tuổi. Công ty vui lòng hướng dẫn cụ thể cho chúng tôi biết các giấy tờ mà chúng tôi cần chuẩn bị gồm những giấy nào? Làm ở đâu?

Tôi xin chân thành cảm ơn!“

Ý kiến tư vấn của Luật Trần và Liên danh về việc quy trình nhận con nuôi

Luật Trần và Liên danh xin chào bạn!

Luật Trần và Liên danh đã nhận được câu hỏi vướng mắc của bạn. Việc chồng bạn quốc tịch Thụy Sỹ mong muốn nhận con gái riêng của bạn làm con nuôi thuộc trường hợp nhận con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài.

Để thực hiện được thủ tục này, hai bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Giấy tờ cần chuẩn bị

Giấy tờ cần chuẩn bị thì người xin con nuôi sẽ bám theo hướng dẫn của Luật Nuôi con nuôi 2010.

a) Người nhận con nuôi cần chuẩn bị:

  • Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu TP/CN -2014/CNNNg.04 có dán ảnh 4×6;
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Giấy phép nhận con nuôi: đối với mỗi quốc gia khác nhau thì hình thức của giấy phép này được thể hiện khác nhau nên không có mẫu sẵn đối với loại giấy phép này. Nếu chồng bạn đang làm việc tại Việt Nam, anh ấy có thể xin giấy phép tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán của Thụy Sỹ tại Việt Nam. Đối với trường hợp chồng bạn không làm việc tại Việt Nam, anh ấy bắt buộc phải xin giấy phép này tại cơ quan trung ương của Thụy Sỹ về nuôi con nuôi;
  • Giấy khám sức khỏe: chồng bạn có thể khám sức khỏe tại các cơ sở y tế cấp quận huyện trở lên ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Giấy khám sức khỏe có thời hạn 01 năm tính đến ngày nhận hồ sơ;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản: nếu chồng bạn đang làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động thì có thể sử dụng hợp đồng lao động để chứng minh thu nhập và tài sản;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Sổ hộ khẩu gia đình.

Những giấy tờ của Thụy Sỹ phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại Thụy Sỹ. Sau khi được hợp pháp hóa lãnh sự, giấy tờ cần được dịch thuật sang tiếng Việt trước khi nộp hồ sơ.

Toàn bộ hồ sơ phải được làm thành 02 bộ, đựng trong file tài liệu và sắp xếp theo thứ tự nhất định.

b) Giấy tờ của người được nhận con nuôi – con gái bạn

  • Bản sao giấy khai sinh
  • Giấy khám sức khỏe tại các cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên
  • Giấy đồng ý làm con nuôi của trẻ em đối với trường hợp trẻ em từ 09 tuổi trở lên. Trường hợp này con gái bạn vừa tròn 14 tuổi nên cháu bé sẽ cần phải làm giấy đồng ý làm con nuôi.
  • 02 ảnh toàn thân cỡ 10×15 hoặc 9×12 chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
  • Giấy cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài của cha đẻ/mẹ đẻ theo mẫu TP/CN-2014/CNNNg.08

Hồ sơ của trẻ phải được lập thành 01 bộ đi kèm với hồ sơ của cha/mẹ nuôi.

Trình tự thực hiện

Khi đã có đầy đủ giấy tờ nói trên, người xin nhận con nuôi có mặt tại Sở Tư pháp cấp tỉnh, nơi người được nhận con đang cư trú để nộp hồ sơ.

Giống như hầu hết các thủ tục khác, người xin nhận con nuôi cũng xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp hồ sơ. Chuyên viên sẽ tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn để người xin nhận con nuôi hoàn thiện lại hồ sơ nếu có sai sót hoặc sẽ viết phiếu hẹn trả kết quả.

Thông thường, với những thủ tục phức tạp như nhận con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài thì chuyên viên sẽ chủ động gọi điện khi có kết quả hoặc có vướng mắc trong hồ sơ.

Quy trình nhận con nuôi trong nước

Hồ sơ của người nhận con nuôi: 

  • Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu do Chính phủ được nơi đăng ký thủ tục nhận nuôi con nuôi cấp miễn phí);
  • Bản sao có công chứng, chứng thực của một trong những giấy tờ: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương;
  • Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cấp;
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân: bản sao công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu đang độc thân do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú cấp; bản sao công chứng, chứng thực bản án hoặc quyết định của Tòa án nếu đã ly hôn hoặc vợ/chồng bị Tòa tuyên bố mất tích, tuyên bố chết; bản sao công chứng, chứng thực giấy chứng tử vợ/chồng đã chết;…
  • Giấy xác nhận điều kiện về kinh tế, chỗ ở, tư cách đạo đức do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp;
  • Giấy khám sức khỏe của cơ sở khám, chữa bệnh cấp quận, huyện trở lên cấp. 

Ba loại giấy tờ: phiếu lý lịch tư pháp, giấy xác nhận điều kiện, giấy khám sức khỏe chỉ có giá trị sử dụng trong vòng thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký thủ tục nhận nuôi con nuôi.

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi: 

  • Bản sao công chứng, chứng thực giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh;
  • Giấy khám sức khỏe của cơ sở khám, chữa bệnh cấp quận, huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh chụp thẳng, toàn thân của người được nhận làm con nuôi;
  • Một số giấy tờ khác: biên bản xác nhận của chính quyền địa phương đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của bố mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố về việc bố mẹ đẻ bị mất tích hoặc bị chết hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; quyết định tiếp nhận của cơ sở nuôi dưỡng đối với những trẻ em đang được nuôi dưỡng bởi một đơn vị khác (ví dụ: làng trẻ mồ côi SOS, cô nhi viện,…).

Người nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thủ tục nhận nuôi. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm thông báo và trả kết quả. 

Người nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi sẽ nộp 03 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi cho Sở Tư pháp nuôi người được nhận đăng ký thường trú. Đồng thời, nộp 02 bộ hồ sơ của người nhận nuôi tại Cục Con nuôi, nếu không thể tự mình đi nộp có thể ủy quyền cho người có quan hệ họ hàng, thân thích tại Việt Nam đi nộp hoặc gửi hồ sơ với hình thức bảo đảm qua đường bưu điện. 

Sau khi nhận được hồ sơ, Cục Con nuôi xem xét, xét duyệt hồ sơ về tất cả các điều kiện nhận nuôi con nuôi, nếu kết quả kiểm tra đạt đủ điều kiện thì chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ trong vòng thời hạn 30 ngày và báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Khi có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp sẽ thực hiện việc đăng ký thủ tục nhận nuôi con nuôi cho có yếu tố nước ngoài này. 

Trên đây là bài viết tư vấn về quy trình nhận con nuôi của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139