Thành lập công ty du lịch là một trong những thủ tục hành chính mà người muốn thành lập doanh nghiệp với lĩnh vực hoạt động là du lịch. Dưới đây là bài viết của Trần và Liên danh về thủ tục thành lập công ty du lịch. Cùng theo dõi bài viết đề có cái nhìn tổng quan nhất về thành lập công ty du lịch nhé.
Điều kiện thành lập công ty du lịch năm 2022
Thông thường, nhắc đến công ty du lịch đa phần mọi người đều có suy nghĩ công ty du lịch là công ty kinh doanh về dịch vụ lữ hành. Nhưng thực tế thì công ty du lịch là một công ty đa ngành nghề. Các ngành nghề một công ty du lịch có thể lựa chọn để kinh doanh đó là: Dịch vụ lữ hành; Vận tải khách du lịch; Lưu trú du lịch, nhà hàng, quán ăn và các dịch vụ du lịch khác. Mỗi ngành nghề dịch vụ du lịch đều có điều kiện riêng được quy định cụ thể trong Luật du lịch.
Luật du lịch năm 2021 bắt đầu được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 có quy định về điều kiện kinh doanh đối với từng dịch vụ du lịch cụ thể.
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành
Dịch vụ lữ hành bao gồm hai hình thức là:
- Dịch vụ lữ hành nội địa;
- Dịch vụ lữ hành quốc tế.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Điều kiện bao gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh vận tải du lịch
Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải du lịch phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật;
- Điều kiện về quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải;
- Điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
Các loại cơ sở lưu trú du lịch
- Khách sạn.
- Biệt thự du lịch.
- Căn hộ du lịch.
- Tàu thủy lưu trú du lịch.
- Nhà nghỉ du lịch.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
- Bãi cắm trại du lịch.
- Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Điều kiện kinh doanh các dịch vụ du lịch khác
Các loại dịch vụ du lịch khác bao gồm:
- Dịch vụ ăn uống.
- Dịch vụ mua sắm.
- Dịch vụ thể thao.
- Dịch vụ vui chơi, giải trí.
- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động để phát triển các dịch vụ du lịch khác.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ đăng ký công nhận bao gồm:
- Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành nội địa
Có thể nói ngành du lịch là một lĩnh vực đầu tư tiềm năng của Việt Nam. Thậm chí trong tương lai, nhiều loại hình dịch vụ đa dạng và sáng tạo sẽ là tiền đề để ngành du lịch ngày càng phát triển hơn nữa. Với những ai có ý định đầu tư vào lĩnh vực này, các thủ tục pháp lý cần thực hiện trước khi chính thức kinh doanh là một vấn đề rất đáng lưu tâm. Theo quy định tại Luật Du lịch 2017 thì có nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch; bao gồm các loại hình: lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, phát triển khu du lịch, điểm du lịch, dịch vụ du lịch khác. Trong số đó, kinh doanh lữ hành nhận được nhiều sự quan tâm nhất vì quy mô đầu tư không quá lớn như khu du lịch hay điểm du lịch mà còn là dịch vụ được nhiều khách hàng lựa chọn.
Nhằm gửi đến Quý Khách hàng những thông tin cần thiết, chúng tôi xin tổng hợp một số quy định của pháp luật liên quan đến việc thành lập công ty kinh doanh lữ hành nội địa như sau:
Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Vậy, kinh doanh lữ hành là kinh doanh các chương trình du lịch mà thông thường được gọi là “tour” du lịch.
Theo khoản 5 Điều 9 Luật Du lịch 2017 thì “Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan” là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Như vậy, để có thể kinh doanh lữ hành nội địa, tổ chức cá nhân bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp và xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.
Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông công ty cổ phần;
- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ đông công ty cổ phần;
- Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;
- Giấy ủy quyền thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Thông báo thông tin đăng ký doanh nghiệp:
Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu:
Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho chúng tôi hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Thời hạn: Từ 04 ngày làm việc.
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa:
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền:
Quý Khách hàng có thể tham khảo mã ngành nghề tại Quyết định 27/2018 của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Cụ thể với hoạt động du lịch như sau:
Mã ngành: 7912 – Điều hành tua du lịch
Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc kinh doanh, doanh nghiệp có thể đăng ký thêm một số ngành nghề liên quan phục vụ cho hoạt động du lịch:
Mã ngành | Chi tiết |
7990 | Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch |
7911 | Đại lý du lịch |
5510 | Dịch vụ lưu trú ngắn ngày |
5610 | Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động |
7320 | Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận |
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành. Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải học và thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Gồm các chuyên ngành sau:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch.
- Quản trị du lịch MICE
- Đại lý lữ hành
- Hướng dẫn du lịch
- Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực
- Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng
Mức ký quỹ: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng
Trên đây là bài viết về thành lập công ty du lịch của luật Trần. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu quy định pháp luật và các thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành nội địa hoặc các loại hình kinh doanh du lịch khác, Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!