Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng dân sự là loại hợp đồng hết sức phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Thông thường các bên chủ thể ký kết với nhau hợp đồng dân sự mà ít để ý đến hiệu lực của hợp đồng nà. Vậy Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là gì? Chúng tôi hiểu được thắc mắc của độc giả và xin trình bày dưới nội dung bài viết về Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.

Hợp đồng dân sự

Trước khi tìm hiểu Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự thì bài viết đưa ra khái niệm hợp đồng dân sự giúp khán giả hình dung. Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chẩm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự“.

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự được xác lập trên nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên được tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

Hợp đồng dân sự có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi. Hợp đồng dân sự là một trong các căn cứ hợp pháp, phổ biến, thông dụng làm phát sinh các hậu quả pháp lý với các đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự, trong đó, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia quan hệ được thể hiện đầy đủ nhất.

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự cần được các bên quan tâm khi tiến hành ký kết hợp đồng. Bên cạnh nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên trong giao dịch dân sự thì pháp luật cũng đưa ra những yêu cầu tối thiểu buộc các chủ thể phải tuân theo.

Việc xác định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự giúp các chủ thể nắm được hợp đồng có hiệu lực hay hợp đồng vô hiệu, chỉ những giao dịch dân sự hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch dân sự.

Đây là căn cứ quan trọng trong việc ràng buộc các bên thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng, hoặc xác định các nghĩa vụ bị vi phạm khi giải quyết tranh chấp hợp đồng. Bởi hợp đồng vô hiệu sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng đối với các bên.

Cụ thể theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 thì điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.

Như vậy  Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự bao gồm: năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập; sự tự nguyện của chủ thể tham gia hợp đồng; mục đích, hình thức và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức của xã hội. Cụ thể:

Thứ nhất: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.

Chủ thể của giao dịch dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Dù là cá nhân hay pháp nhân đều cần có năng lực hành vi dân sự. Đối với cá nhân thì năng lực hành vi là năng lực thể hiện ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ.

Cá nhân có thể tự mình xác lập giao dich, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Đồng thời cá nhân có thể hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trong giao dịch dân sự đó. Đối với năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định từ Điều 16 đến Điều 24 bộ luận dân sự năm 2015.

Đối với chủ thể là Pháp nhân thì khi pháp nhân tham gia vào giao dịch dân sự thông qua người đại diện của họ (đại diện theo pháp luật, theo uỷ quyền). Người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh người được đại diện. Các quyền, nghĩa vụ do người đại diện xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân.

Tuy nhiên pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch dân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Người đại diện xác lập giao dịch dân sự làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân trong phạm vi nhiệm vụ của chủ thể đó được điều lệ hoặc pháp luật quy định.

Thứ hai: Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Tự nguyện là hành vi chủ thể tham gia giao dịch nắm được hành vi của mình và tự chủ về hành vi đấy, không có sự cưỡng ép hay ép buộc.

Một số trường hợp giao dịch dân sự xác lập không có sự tự nguyện sẽ không được pháp luật công nhận và bị coi là vô hiệu. Đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo; do nhầm lẫn; do bị lừa dối, bị đe doạ, cưỡng ép; do xác lập tại thời điểm mà không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Thứ ba: Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Mục đích là điều các bên đều mong muốn khi ký kết hợp đồng với nhau. Tuy nhiên mục đích cần đảm bảo tuân thủ pháp luật, không trái luân thường đạo lý của xã hội. Hợp đồng có thể có các nội dung như đối tượng của hợp đồng;

Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp. Các bên hoàn toàn có thể tự thỏa thuận với nhau về các nội dung trên hoặc thêm 1 số nội dung khác.

Tuy nhiên dù hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau nhưng đều cần dựa trên quy định của pháp luật và không làm trái với đạo đức xã hội.

Thứ tư: Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.

Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch dân sự. Hình thức của hợp đồng được hiểu là cách thức thể hiện hợp đồng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Các bên có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Khi các bên thỏa thuận giao kết bằng một trong ba hình thức trên thì hợp đồng được xem xét là đã giao kết và phải tuân theo quy định về nội dung của hình thức đó.

Trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có quy định về việc hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực thì khi đó hình thức của hợp đồng bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm nào?

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 về hiệu lực của hợp đồng như sau:

“Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”

Theo đó hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng đã có hiệu lực thì có được sửa đổi, bổ sung không?

Căn cứ Điều 421 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 421. Sửa đổi hợp đồng

Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.

Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.

Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.”

Theo đó tại Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy theo đó khi hợp đồng có hiệu lực các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng theo quy định nêu trên.

Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 về thời điểm giao kết hợp đồng:

“Điều 400. Thời điểm giao kết hợp đồng

Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.”

Theo đó Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

Hợp đồng do người không có năng lực hành vi dân sự xác lập có vô hiệu không?

Căn cứ Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 407. Hợp đồng vô hiệu

Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.”

Trên đây là bài viết điều kiện có hiệu lực của hợp đồng của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139