Theo quy định của luật dân sự hiện nay, thì chủ thể của quan hệ dân sự có thể ủy quyền cho người khác (đại diện theo ủy quyền) để tham gia giải quyết các tranh chấp dân sự phát sinh giữa mình và người khác theo quy định của pháp luật. Luật Trần và Liên Danh giới thiệu đến bạn đọc mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng dân sự và các vấn đề liên quan đến ủy quyền tham gia tố tụng dân sự
Mẫu giấy uỷ quyền tham gia tố tụng dân sự
Mẫu số 01
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-O0O———–
GIẤY UỶ QUYỀN THAM GIA TỐ TỤNG
Kính gửi: UBND XÃ (PHƯỜNG)………………………………….
TOÀ ÁN NHÂN DÂN …………………………………….
Tôi là: ……………………………….. Sinh ngày: ……………………..
CMND số:………………………….. Ngày cấp:………………………. Nơi cấp:…………………………
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………………….
Hiện tôi là nguyên đơn (Bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) trong vụ kiện dân sự về ………………..giữa ……………………và ……….……
trú tại …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
(Theo Giấy triệu tập số: …………………của Tòa án nhân dân …………..ngày…… tháng…….. năm……..).
Vì lý do……………………………………………………………………………………………………………………….
vì vậy tôi làm đơn này với mục đích là ủy quyền toàn bộ việc giải quyết tranh chấp cho:
Ông (Bà):………………………………. Sinh ngày: ………………………….
CMND số:………………………….. Ngày cấp:………………………. Nơi cấp:…………………………
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………………………………………………………………….
Chỗở hiện tại: …………………………………………………………………………………………………….
Kể từ khi ký giấy ủy quyền này, ông (bà)…………………………………………….được toàn quyền thay mặt tôi để tham gia giải quyết vụ kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tôi cam kết sẽ không có bất cứ thắc mắc hay khiếu kiện gì nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Người được ủy quyền (Ký và ghi rõ họ tên) |
………..,ngày …….tháng ………năm …………. Người ủy quyền (Ký và ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Căn cứ vào các văn bản Hiến pháp hiện hành;
– Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên.
……….., ngày….. tháng ….. năm……; chúng tôi gồm có:
I. BÊN ỦY QUYỀN (Bên A):
Họ và Tên: …………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………
Số căn cước công dân: …………………………………….. Cấp ngày: ………………………….
Nơi cấp: ………………………………………………………… Quốc tịch: ………………………….
II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Bên B):
Họ và Tên: ………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………
Số căn cước công dân: …………………………………….. Cấp ngày: ………………………….
Nơi cấp: ………………………………………………………… Quốc tịch: ………………………….
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Bằng Giấy ủy quyền này, Bên A ủy quyền cho bên B được thực hiện các công việc sau đây:
Được đại diện cho bên A tham gia tố tụng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theoq uy định của pháp luật về tố tụng và các văn bản pháp luật có liên quan tới tố tụng đối với các vụ việc dân sự tranh chấp mà bên A là đưỡng sự; ký vào các văn bản, giấy tờ nộp tiền án phí, tạm ứng án phí hoặc nhận lại hoàn toàn tạm ứng phí dân sự.
Đại diện cho bên A thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong thi hành án dân sự: Ký Đơn yêu cầu thi hành án, khiếu nại về việc thi hành án dân sự; nộp tiền tạm ứng hoặc nhận lại hoàn toàn tạm ứng phí thi hành án dân sự.
IV. THỜI HẠN ỦY QUYỀN:
Văn bản ủy quyền này có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi được thay thế văn bản ủy quyền khác.
V. CAM KẾT:
Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ….. bản.
BÊN ỦY QUYỀN BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ủy quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật
Căn cứ quy định tại Điều 85 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, quy định về người đại diện, cụ thể:
“ Điều 85. Người đại diện
1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
3. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.
Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.”
Căn cứ quy định trên, người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Cùng với đó, quy định trên cũng khẳng định người đại diện theo quy định của pháp luật Dân sự cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố dụng dân sự.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện
Quy định cụ thể tại khoản 2 – Điều 86 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, cụ thể:
“ Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.”
Do đó, khi nhận ủy quyền về vấn đề gì, thì người nhận ủy quyền chỉ được tham gia nội dung đó. Nếu nhận ủy quyền tham gia tố tụng (Mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng chúng tôi sẽ hướng dẫn ở phần bài viết phía dưới) thì bên nhận ủy quyền sẽ được đại diện bên ủy quyền tham gia tố tụng.
Trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền
– Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp cảu người được đại diện.
– Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Người được ủy quyền tham gia tố tụng có bắt buộc phải ký tên vào giấy ủy quyền ?
Nội dung vụ việc như sau: Ông A là bị đơn trong vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản do Tòa án nhân dân huyện X thụ lý giải quyết. Ngày 07/8/2019, ông A nộp cho Tòa án huyện X giấy ủy quyền có nội dung ông A ủy quyền cho ông B thay mặt ông A tham gia tố tụng trong vụ án và có toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong vụ án. Sau khi xem xét giấy ủy quyền, Thẩm phán được phân công giải quyết cho rằng giấy ủy quyền không hợp lệ, do ông B là người được ủy quyền không có ký tên vào giấy ủy quyền. Xung quanh vấn đề này hiện có hai quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng:
Về hình thức, giấy ủy quyền khác với hợp đồng ủy quyền. Theo quy định tại Điều 562 BLDS năm 2015 thì “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Như vậy, hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng. Còn giấy ủy quyền hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể. Cho nên giấy ủy quyền có thể hiểu chỉ là văn bản thể hiện hành vi pháp lý đơn phương của một người cho một người khác đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc cụ thể nào đó.
Do đó, khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy ủy quyền. Cho nên không bắt buộc ông B phải ký tên vào giấy ủy quyền nên giấy ủy quyền của ông A là hoàn toàn hợp lệ.
Quan điểm thứ hai cho rằng:
Hiện nay BLDS năm 2015 chỉ có quy định về hợp đồng ủy quyền mà không có quy định về giấy ủy quyền. Tuy nhiên, xét về bản chất giấy ủy quyền là hợp đồng ủy quyền. Vì trong giấy ủy quyền có những điều khoản cơ quan của một hợp đồng ủy quyền như: người ủy quyền, người được ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền (thường là được thay mặt người ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án và toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan trong vụ án…); thời gian ủy quyền …
Mặt khác dù là giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền cũng là sự thỏa thuận của người ủy quyền và người được ủy quyền. Cho nên việc người được ủy quyền ký tên vào giấy ủy quyền nhằm để thể hiện ý chí đồng ý nhận sự ủy quyền của người ủy quyền. Vì vậy, giấy ủy quyền bắt buộc người được ủy quyền phải ký tên vào giấy ủy quyền.
Việc đánh giá một giấy ủy quyền có hợp lệ hay không để Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận việc ủy quyền của đương sự có ý nghĩa quan trọng. Vì có liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự trong quá trình tiến hành tố tụng.
Tuy nhiên, từ hai quan điểm khác nhau nêu trên để thấy rằng thực tiễn hiện nay vẫn còn nhận thức khác nhau về việc giấy ủy quyền có bắt buộc người được ủy quyền phải ký tên hay không. Tác giả rất mong bạn đọc cùng trao đổi để có nhận thức thống nhất về vấn đề nêu trên.
Trên đây là nội dung mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng dân sự. Liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn và hỗ trợ.