Hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của thị trường vốn, thị trường tài chính. Chất lượng của kiểm toán độc lập là yếu tố sống còn để các nhà đầu tư, cổ đông, nhà hoạch định chính sách và các đối tượng khác tin tưởng vào quy trình lập báo cáo tài chính cũng như việc công bố các thông tin của báo cáo tài chính. Chính vì vậy, các kiểm toán viên làm dịch vụ kiểm toán tại Bình Dương khi được trang bị những kiến thức đầy đủ về kế toán, tài chính, kỹ thuật kiểm toán cao, và có được những hoài nghi mang tính nghề nghiệp sẽ là cơ sở để hình thành nên một cuộc kiểm toán có chất lượng cao.
Báo cáo đột xuất và tham vấn chuyên môn
Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị, bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị phải báo cáo ngay cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này;
b) Thông báo kịp thời cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định;
c) Sau khi đã thông báo cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
Trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của người phụ trách kiểm toán nội bộ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của người phụ trách kiểm toán nội bộ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.
Lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ
Hồ sơ, tài liệu trong mỗi cuộc kiểm toán phải được ghi chép thành văn bản, lưu theo trình tự để các cá nhân, tổ chức (có trình độ chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của đơn vị) có thẩm quyền khai thác có thể hiểu được các công việc, kết quả thực hiện cuộc kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán và hồ sơ, tài liệu kiểm toán phải được lưu trữ tại đơn vị theo các quy định của pháp luật về lưu trữ.
Đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ
Đơn vị phải tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
Đánh giá nội bộ đối với hoạt động kiểm toán nội bộ là việc tự đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ vào cuối cuộc kiểm toán và việc tự đánh giá lại hàng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do chính bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ.
Kết quả đánh giá nội bộ hàng năm phải được báo cáo cho các đối tượng quy định
Đơn vị có thể thuê tổ chức bên ngoài có chuyên môn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
Nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ
Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại đơn vị trình cấp quản lý trực tiếp xem xét, phê duyệt.
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch được phê duyệt.
Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Lập báo cáo kiểm toán.
Thông báo và gửi kịp thời kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định.
Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của đơn vị.
Tư vấn cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc lựa chọn, kiểm soát sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Trình bày ý kiến của kiểm toán nội bộ khi có yêu cầu để các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 nghị định này xem xét, quyết định dự toán ngân sách, phân bổ và giao dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
Duy trì việc trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của đơn vị nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ
Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành và Quy chế về kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Chịu trách nhiệm trước các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này về kết quả công việc kiểm toán nội bộ, về những đánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo kiểm toán nội bộ.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán nội bộ của các bộ phận thuộc đơn vị.
Tổ chức đào tạo liên tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho người làm công tác kiểm toán nội bộ.
Quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ
Được trang bị nguồn lực cần thiết, được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho hoạt động kiểm toán nội bộ như: Việc lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách đối với đơn vị dự toán; dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước đối với địa phương, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chiến lược đối với doanh nghiệp và các loại báo cáo khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị.
Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ; được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.
Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này và các bộ phận chức năng khác có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.
Được tham dự các cuộc họp nội bộ theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại Điều lệ, quy định nội bộ của đơn vị.
Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị.
Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của bộ phận/đơn vị được kiểm toán.
Được đào tạo để nâng cao năng lực cho nhân sự trong bộ phận kiểm toán nội bộ.
Được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.
Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Trách nhiệm và quyền hạn của người làm công tác kiểm toán nội bộ
Trách nhiệm:
a) Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
b) Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán;
c) Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan;
d) Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao thực hiện;
e) Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;
g) Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;
h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Quyền hạn:
a) Trong khi thực hiện kiểm toán có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;
b) Có quyền yêu cầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán;
c) Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công;
d) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Tại sao phải thuê công ty dịch vụ kiểm toán tại Bình Dương
Công ty dịch vụ kiểm toán mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích về nhiều mặt như dịch vụ kiểm toán độc lập sẽ là đơn vị độc lập kiểm tra và đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính để giúp các Doanh chủ, nhà đầu tư, nhà cung cấp …. Có quyết định hữu hiệu nhất.
Dịch vụ kiểm toán tại Bình Dương do công ty chúng tôi cung cấp được thực hiện bởi một nhóm kiểm toán (Nhóm kiểm toán báo cáo tài chính thường sẽ có từ 5 -7 bạn ) với các kiểm toán viên hành nghề có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao được cấp giấy phép hành nghề bởi các cơ quan quản lý, các trưởng nhóm kiểm toán và các bạn trợ lý kiểm toán có chuyên môn cao được chúng tôi đào tại chuyên nghiệp để có thể kiểm tra phát hiện các sai xoát kịp thời nhằm có những điều chỉnh tránh các rủi ro quá lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ kiểm toán tại Bình Dương do chúng tôi thực hiện
Đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật
Để có thể vận hành một doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh sinh lời ổn định thì không được phép xuất hiện những sai sót liên quan đến hành chính, pháp luật.
Bởi nếu vi phạm, doanh nghiệp không những mất tiền bạc mà còn bị ảnh hưởng về độ uy tín.
Dịch vụ thuê kiểm toán ngoài là phương pháp an toàn hơn cả.
Bởi những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán đều sở hữu nguồn nhân lực kiểm toán viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao và được nhà nước chứng nhận, cấp chứng chỉ hành nghề.
Đảm bảo tính khách quan nhất
Những sai lầm sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới doanh nghiệp. Với dịch vụ kiểm toán bên ngoài sẽ giúp chủ doanh nghiệp có được cái nhìn khách quan nhất, chính xác nhất về những lỗi lầm mà kế toán nội bộ mắc phải.
Hỗ trợ doanh nghiệp đề ra các dự báo kinh tế trong tương lai.
Kiểm toán còn giúp các doanh nghiệp đưa ra những dự báo về rủi ro có thể xảy đến thông qua việc phát hiện các lỗ hổng còn tồn tại trong nội bộ doanh nghiệp.Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục để duy trì sự ổn định phát triển của tổng thể doanh nghiệp.
Giá trị của báo cáo kiểm toán sau khi được kiểm toán theo dịch vụ kiểm toán tại Bình Dương
Đánh giá được tính trung thực, khách quan của báo cáo tài chính do cơ quản tổ chức có thẩm quyền ban hành.
Đảm bảo báo cáo kiểm toán tuân thủ pháp luật, quy chế và các điều khoản trong quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán đánh giá hiệu lực kinh tế trong quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán sẽ được sử dụng trong việc xử lý phát hiện những sai sót, yếu kém của đơn vị; hỗ trợ quản lý điều hành theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Cần chuẩn bị gì khi kiểm toán báo cáo tài chính theo dịch vụ kiểm toán tại Bình Dương
Sổ nhật ký chung của năm tài chính cần kiểm toán.
Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản.
Bảng phân bổ, trích khấu hao tài sản cố định
Sổ phụ ngân hang, thư xác nhận số dư ngân hang
Biên bản đối chiếu công nợ 131, 331, và thư xác nhận cuối kỳ
Tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN ….
Quyết toán thuế TNDN, TNCN …
Hợp đồng lao động, bảng lương, thoả ước lao động tập thể, quy chế lương ….
Hợp đồng mua bán hang hoá, dịch vụ.
Hoá đơn mua – bán hang hoá.
Báo cáo tài chính.
Sổ sách kế toán đã in.
Phiếu thu – phiếu chi.
Giấy báo nợ – báo có, giấy uỷ nhiệm chi.
Đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, phiếu cuất kho …..
Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ kiểm toán tại Bình Dương của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.