Bộ công thương tiếng anh

bo cong thuong tieng anh

Bộ công thương là một trong những cơ quan Nhà nước có chức năng vô cùng quan trọng trong hệ thống bộ máy các cơ quan Nhà nước. Vậy, Bộ Công thương là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công thương ra sao?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề bộ công thương tiếng anh.

Khái niệm bộ công thương tiếng anh?

Bộ công thương là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành nghề và lình vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện phảp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lịch vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Một số nhiệm vụ và quyền hạn của bộ công thương tiếng anh

– Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình tổng kết theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

– Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của bộ, các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt.

– Về năng lượng bao gồm: điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các năng lượng khác; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

+ Quản lý Nhà nước theo thẩm quyền về đầu tư xây dựng cá dự án năng lượng; tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực năng lượng.

+ Công bố danh mục các công trình năng lượng thuộc quy hoạch phát triển điện lực, công nghiệp than, dầu khí, năng lượng mới và năng lượng tái tạo để thu hút đầu tư xây dựng.

+ Phê duyệt và quản lý việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện.

+ Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm tại các mỏ dầu khí; kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí; kế hoạch thu dọn mỏ dầu khí; quyết định thu hồi mỏ dầu khí trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt; quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; quyết định gia hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí theo quy định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; quyết định gia hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về dầu khí.

+ Chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết các vùng than; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước; đề án cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện.

+ Tổ chức đàm phán để ký kết các văn kiện, tài liệu trong lĩnh vực năng lượng (Hợp đồng BOT, bảo lãnh Chính phủ, Hiệp định) theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Chính phủ.

+ Quản lý Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật.

– Về điều tiết điện lực:

+ Xây dựng các quy định về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và tổ chức thực hiện.

+ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cung cấp điện, kiểm tra và giám sát tình hình cung cấp điện và vận hành hệ thống điện để đảm bảo cân bằng cung – cầu điện; nghiên cứu, đề xuất và quản lý các giải pháp thực hiện cân bằng cung – cầu về điện; hướng dẫn điều kiện, trình tự ngừng cấp điện, cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện; điều kiện, trình tự đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.

+ Xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về giá điện.

+ Quy định khung giá phát điện, khung gia bán buôn điện, phê duyệt giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực; giá điện cho năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

+ Giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên thị trường điện lực.

…..

Địa chỉ Bộ công thương hiện nay

Địa chỉ: Số 54 – đường Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Tel: 024.2220.2222

Fax: 024 3826 4696; 024 2220 2525.

Email: VPB@moit.gov.vn

Bộ công thương tiếng Anh là gì?

Bộ công thương tiếng Anh là Ministry of industry and trade và được định nghĩa the ministry of industry and trade is an agency of the government of the socialist republic of Vietnam, performing the function of state management over industry and commerce.

Một số từ tiếng anh liên quan tới Bộ công thương

Account: Tài khoản.

Administration/administrative: Hành chính, quản lý.

Advertisement: Quảng cáo.

Annual general meeting: Hội nghị toàn thể hàng năm.

Account of: Thay mặt, đại diện.

Any other business: Doanh nghiệp khác.

As soon as possible: Càng nhanh càng tốt.

Automated teller machine: Máy rút tiền tự động.

For the attention of: Gửi cho ai.

Approximately: Xấp xỉ.

Authorized version: Phiên bản ủy quyền.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại, công nghiệp

Kể từ khi thành lập đến nay hệ thống pháp luật về thương mại và công nghiệp đã được Bộ Công Thương và các Bộ tiền nhiệm chú trọng hoàn thiện nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và toàn diện của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh doanh thương mại và công nghiệp. Theo đó, Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng và trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản luật, pháp lệnh quan trọng như: Luật Thương mại, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Hóa chất, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, Pháp lệnh Quản lý thị trường, Luật Cạnh tranh (sửa đổi),Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ…

Trong đó, Luật Thương mại đã thể hiện sự thay đổi nhận thức về vai trò của Nhà nước trong quản lý hoạt động thương mại, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy thương mại phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế. Đồng thời cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Luật Thương mại năm 2005 đã mở rộng khái niệm “hoạt động thương mại”, điều chỉnh đầy đủ cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, cả hoạt động nội thương và ngoại thương; ghi nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận; việc kiểm soát được minh bạch thông qua việc cụ thể hóa các quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Luật Thương mại cũng ghi nhận các hình thức hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam.

Cùng với Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương được Quốc hội thông qua năm 2016 là đạo luật chủ đạo điều chỉnh hoạt động quản lý ngoại thương thông qua việc đảm bảo quy định bao quát tất cả công cụ quản lý ngoại thương; quy định cơ chế mở cho việc sử dụng, ban hành các công cụ quản lý ngoại thương mới trong tương lai để đảm bảo tính linh hoạt trong việc xây dựng chiến lược ngoại thương và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời, cân bằng lợi ích giữa hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động ngoại thương của thương nhân; hoàn thiện, bổ sung các quy định liên quan đến công cụ xúc tiến thương mại mới để nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến ngoại thương, nội luật hóa các điều ước quốc tế có liên quan.

Bên cạnh đó, việc ban hành Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua năm 2004 và hiện là Luật Cạnh tranh năm 2018 đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của nền kinh tế và những đòi hỏi của tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, cụ thể là quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội nhập trong khuôn khổ ASEAN. Luật Cạnh tranh 2018 được ban hành thay thế Luật Cạnh tranh 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/ 2019, tiếp tục hoàn thiện, làm rõ định hướng của Nhà nước đảm bảo quyền tự do cạnh tranh của các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, sự ra đời của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch dân sự giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh, xã hội hóa công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Ngoài ra, Bộ Công Thương còn chủ trì soạn thảo và trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua, ban hành các văn bản pháp luật quan trọng, xác lập quyền tự do kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp vốn thuộc độc quyền nhà nước như Luật Điện lực, Luật Hóa chất, Luật Dầu khí, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…; thể chế hoá đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng, khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy những ngành công nghiệp có tầm quan trọng chiến lược như điện, khai khoáng, dầu khí, sản phẩm dầu khí dần dần từng bước chuyển đổi tiến tới cơ chế thị trường, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, đúng với tinh thần Nhà nước chỉ quản lý bằng pháp luật, quản lý qua các tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật của hàng hóa, quy hoạch sản xuất, Bộ Công Thương đã chú trọng công tác xây dựng hệ thống văn bản quản lý ngành theo hướng gỡ bỏ các rào cản hành chính cho đầu tư, sản xuất, lưu thông sản phẩm công nghiệp thông qua việc ban hành các quy chuẩn của sản phẩm, hạn chế các công cụ quản lý hành chính.

bo cong thuong tieng anh
bộ công thương tiếng anh

Thúc đẩy nội luật hóa các cam kết quốc tế

Bộ Công Thương, với tư cách là cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp và thương mại có trách nhiệm thực hiện công tác đối ngoại liên quan đến lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Tính đến năm 2020, Bộ Công Thương đã tham gia ký kết nhiều thỏa thuận quốc tế về thương mại và công nghiệp, trong đó có 84 thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực thương mại và 38 thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp còn hiệu lực. Trong đó, riêng trong giai đoạn 2009-2020, Bộ Công Thương đã tham gia ký kết 49 thỏa thuận quốc tế ở cấp Bộ.

Những cam kết mở cửa thị trường không chỉ giới hạn trong phạm vi thương mại hàng hóa mà còn bao gồm thương mại dịch vụ, thậm chí có thể cả đầu tư, dịch vụ tài chính, sở hữu trí tuệ… Đặc biệt, không chỉ dừng lại ở WTO, Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương với các nền kinh tế lớn như Nhật Bản (2009),Chilê (2011),Liên minh hải quan Nga – Ca-dắc-xtan – Bê-la-rút (2015),Hàn Quốc (2015). Đối với các Hiệp định thương mại tự do đa phương, nổi bật nhất là với Liên minh châu Âu (2019),Việt Nam có thêm nhiều cơ hội khi tham gia vào thị trường kinh tế có quy mô trị giá 15.626 nghìn tỷ USD; Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP (2018),bao gồm 12 nền kinh tế với gần 500 triệu dân (chiếm 6.8% dân số thế giới),tổng sản phẩm quốc nội toàn khối đạt mức 10.2 nghìn tỷ USD (Việt Nam chiếm 2.3%) tại thời điểm ký kết ước đạt 13% GDP toàn cầu.

Một dấu ấn khác đó là Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực – RCEP ngày 15/11/2020, với sự tham gia của 10 nước ASEAN và 5 nền kinh tế lớn truyền thống – bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và NewZealand; ước tính quy mô nền kinh tế toàn khối đạt 25.8 nghìn tỷ USD (chiếm 29% tổng quy mô nền kinh tế toàn cầu),trong đó (Việt Nam chiếm khoản 1% so với toàn khối). Hiện tại, Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục đàm phán các hiệp định khu vực và song phương với nhiều đối tác khác.

Liên quan đến việc nội luật hoá các cam kết quốc tế, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát các văn bản pháp lý nhằm nội luật hóa các cam kết quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý thực hiện các cam kết đúng lộ trình. Trong suốt quá trình đàm phán gia nhập và sau khi trở thành viên của WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn.

Đồng thời, cho đến nay, Việt Nam đã thực thi đầy đủ các cam kết gia nhập WTO thông qua rà soát và điều chỉnh toàn bộ hệ thống pháp luật trong nước cho phù hợp với cam kết. Đáng chú ý, qua đợt rà soát chính sách thương mại lần thứ nhất của Việt Nam trong khuôn khổ WTO diễn ra vào tháng 9/2013, Việt Nam được các nước thành viên WTO đánh giá cao nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, sự nghiêm túc trong việc thực thi các gói cam kết gia nhập WTO, nổi bật là việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình và cải cách toàn diện lĩnh vực dịch vụ.

Như vậy, bộ công thương tiếng anh? Đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày một số nội dụng khác như địa chỉ của bộ công thương, chức nang nhiệm vụ của bộ công thương tới quý bạn đọc.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139