Chia di sản thừa kế theo pháp luật

chia di sản thừa kế theo pháp luật

Hiện nay việc chia di sản thừa kế theo pháp luật là một nội dung trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ.

Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005. Luật sư tư vấn và giải đáp một số vướn mắc liên quan:

Thừa kế theo pháp luật là gì?

Di sản thừa kế hiểu một cách đơn giản là phần tài sản của người chết. Trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định cụ thể việc chia di sản thừa kế theo pháp luật trong khi người chết không để lại di chúc thì di sản của người chết được chia theo hàng thừa kế, điều kiện và theo một trình tự mà pháp luật quy định.

Các hàng thừa kế này dựa theo các mối quan hệ của người chết mà họ có thể chia phần di sản để lại trên ý chí của họ: quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng…

Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế, con sinh ra hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng phải thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Vì là thừa kế theo pháp luật nên đặt ra vấn đề là người con chưa được sinh ra đây phải có cùng huyết thống hay không, nên phải quy định thêm là thành thai trước khi người để lại di sản chết khi đấy mới chứng minh được mối quan hệ huyết thống của họ với nhau.

Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hay do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng và con được sinh ra không quá ba trăm ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân (ly hôn, vợ hoặc chồng chết) được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp đầu tiên mà ai cũng có thể hiểu một cách đơn giản là không có di chúc.

Trường hợp này cũng dễ hiểu vì không có di chúc để lại có nghĩa là người chết không có căn cứ biểu đạt ý chí của bản thân bằng văn bản hay lời nói của mình để lại khối tài sản đó cho những người thân của mình trước khi chết, mà quyền sở hữu tài sản của một người là không thể tước bỏ họ có quyền định đoạt khối tài sản của mình.

Vì vậy đơn giản có thể hiểu, pháp luật có thể dự theo các mối quan hệ của họ để từ đó suy xét nếu họ có thể để lại di chúc thì ai có thể hưởng di chúc ấy. Nên trong trường hợp nếu không có di chúc, pháp luật giải quyết chia tài sản theo pháp luật.

Tiếp theo là có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, theo quy định về hình thức của di chúc thì di chúc có hai hình thức được thành lập thành văn bản và di chúc miệng, di chúc hợp pháp được quy định cụ thể ở điều 630 Bộ luật dân sự 2015.

Pháp luật Dân sự cũng đặt ra trường hợp người được nhận di sản thừa kế (con) của người để lại di sản chết cùng thời thởi điểm hoặc chết trước người để lại di sản thừa kế thì cháu trong trường hợp này sẽ được thay vị trí của bố hoặc mẹ để hưởng phần di sản đó, chắt sẽ được hưởng phần di sản thừa kế khi cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản chết, vấn đề này được quy định tại Điều 677, Bộ luật Dân sự năm 2015: Thừa kế thế vị.

Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật cũng đặt ra hai trường hợp đối với người thừa kế khi họ từ chối nhận di sản và không có quyền hưởng di sản thừa kế quy định tại Điều 620, 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho người để lại di sản và người thừa kế.

Người thừa kế theo pháp luật

Những người được pháp luật chia di sản theo hàng thừa kế quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 được gọi là thừa kế theo pháp luật, những người ở cùng hàng thừa kế với nhau sẽ được hưởng phần di sản như nhau.

Nhưng không phải là di sản chia đều cho hàng thừa kế mà người ở hàng thừa kế đầu không còn ai thừa kế hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hay từ chối nhận di sản thì hàng tiếp theo sẽ được hưởng thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Hàng thừa kế cụ thể như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Những người có chung huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ hôn nhân gần nhất gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Vì sao pháp luật lại cho những người này ở hàng thứ nhất, đơn giản vì nhà làm luật nghĩ rằng người chết có quyền và nghĩa vụ với những người này nhất, họ là những người thân ruột thịt nhất đối với người chết, nếu họ có thể để lại di chúc thì những người này phải được ưu tiên nhất.

Hàng thừa kế thứ hai được hưởng thừa kế khi mà những người ở hàng thứ nhất thuộc các trường hợp quy định nêu trên thì hàng thứ hai này sẽ được hưởng di sản bao gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người để lại di sản mà người chết là ông bà nội hoặc ông bà ngoại.

Về mối quan hệ huyết thống với người để lại di sản thì những người thừa kế ở hàng thứ hai này họ có mối quan hệ huyết thống xa hơn hàng thừa kế thứ nhất nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ gần gũi nhất với hàng thứ nhất.

Hàng thừa kế thứ ba: Khi hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế từ hai không có người thừa kế thì hàng thứ ba mới được quyền thừa kế bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người để lại di sản là cụ nội, cụ ngoại.

Hàng thừa kế này thì quan hệ huyết thống của người chết để lại cho người thừa kế xa hơn nhiều với hàng thừa kế thứ hai và thứ nhất. Hàng thừa kế này cũng bap gồm gần hết quan hệ huyết thống họ hàng của người chết.

Ví dụ: Ông D chết không để lại di chúc, ông có tài sản riêng là một một mảnh đất 1000m2, ông có vợ và hai người con là A và B, B có một con là H, B chết trước ông D.

Trong trường hợp này phần di sản của ông D sẽ được thừa kế theo pháp luật, vợ và hai người con của ông thuộc hàng thừa kế thứ nhất, họ không từ chối nhận di sản và không thuộc các trường hợp bị truất quyền hưởng phần di sản, không có quyền hưởng di sản thì sẽ được nhận thừa kế phần di sản của ông D ba phần bằng nhau.

Tuy nhiên, B chết trước D nên phần di sản mà B được hưởng sẽ do H thừa kế theo pháp luật về thừa kế thế vị.

chia di sản thừa kế theo pháp luật
chia di sản thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Gia đình chồng tôi có 3 người con: chị chồng, chồng tôi và em chồng. Chị và em chồng tôi đã có gia đình và có nhà riêng.

Còn vợ chồng tôi và 2 con hiện đang ở chung nhà với bố mẹ chồng do bố mẹ chồng tôi đứng tên. Hiện bố chồng tôi đang ốm nặng mà chưa lập di chúc.

Nếu không may bố chồng tôi mất mà không để lại di chúc thì ngôi nhà sẽ được phân chia theo pháp luật.

Khi đó chồng tôi được hưởng 1 phần hay cả vợ chồng con cái tôi đều hưởng chung với chồng tôi? Và nếu không may sau này chồng tôi qua đời thì mẹ con tôi có được hưởng 1 phần căn nhà mà chồng tôi trước đây đã được phân chia hay không??

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, như bạn đã trình bày, ngôi nhà mà bạn đang ở do bố mẹ bạn đứng tên, như vậy đây là tài sản chung của bố mẹ bạn.

Theo Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Về giải quyết tài sản vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết:

  1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
  2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
  3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
  4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác

Như vậy, sau khi bố bạn mất thì ngôi nhà sẽ thuộc quyền quản lý của mẹ bạn do không có di chúc.

Nếu có yêu cầu chia di sản thừa kế thì ngôi nhà đó theo nguyên tắc sẽ được chia đôi nhưng trong thời kỳ hôn nhân mà bố mẹ bạn thỏa thuận khác về chế độ tài sản chung thì sẽ thực hiện theo sự thỏa thuận đó.

Thứ hai, 1/2 phần di sản của bố bạn để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế. Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Do vậy, chồng bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được nhận một phần di sản theo quy định của pháp luật. Còn bạn và con bạn sẽ không được hưởng phần thừa kế này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại để được giải đáp nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139