Chia di sản thừa kế

chia di sản thừa kế

Một người chết thì có hai cách hiểu theo pháp luật, thứ nhất là người đấy chết tự nhiên, thứ hai là người đó chết theo pháp lý (tòa án tuyên bố chết). Quyền sở hữu đối với tài sản của một người là tuyệt đối nên khi một cá nhân chết thì họ có quyền để lại tài sản đó cho người hưởng thừa kế, trong trường hợp họ không để lại di chúc thì tài sản họ sẽ được nhà nước phân chia theo pháp luật.

Việc phân chia tài sản của họ dựa trên căn cứ mà nhà làm luật cho rằng nếu người chết có để lại di chúc thì họ sẽ được hưởng.

Bài viết này mong bạn đọc sẽ hiểu được quy định của pháp luật về chia di sản thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật dân sự năm 2015.

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”

Di sản thừa kế hiểu một cách đơn giản là phần tài sản của người chết. Trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định cụ thể việc chia di sản thừa kế theo pháp luật trong khi người chết không để lại di chúc thì di sản của người chết được chia theo hàng thừa kế, điều kiện và theo một trình tự mà pháp luật quy định.

Các hàng thừa kế này dựa theo các mối quan hệ của người chết mà họ có thể chia phần di sản để lại trên ý chí của họ: quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng…

Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế, con sinh ra hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng phải thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Vì là thừa kế theo pháp luật nên đặt ra vấn đề là người con chưa được sinh ra đây phải có cùng huyết thống hay không, nên phải quy định thêm là thành thai trước khi người để lại di sản chết khi đấy mới chứng minh được mối quan hệ huyết thống của họ với nhau.

Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hay do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng và con được sinh ra không quá ba trăm ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân (ly hôn, vợ hoặc chồng chết) được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Phân chia di sản theo di chúc

Việc phân chia di sản theo di chúc được quy định tại Điều 659 BLDS, cụ thể:

– Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

–  Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

– Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Thế nào là di chúc hợp pháp?

Phân chia di sản theo pháp luật

Việc phân chia di sản theo pháp luật được quy định tại Điều 660 BLDS, cụ thể:

– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

chia di sản thừa kế
chia di sản thừa kế

Hạn chế phân chia di sản

Theo quy định tại Điều 661 BLDS, trong trường hợp theo ý chí của người lập di chức hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mói được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định.

Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

Phân chia di sản trong một số trường hợp cụ thể

Theo quy định tại Điêu 662 BLDS, việc phân chia đi sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì được giải quyết như sau:

– Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chia di sản thừa kế như thế nào?

Chia di sản thừa kế là một nội dung trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ.

Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005.

Trong phạm vi bài viết này tôi xin chia sẻ kiến thức cho mọi người, đặc biệt những sinh viên Luật, người tìm hiểu luật về cách thức chi di sản thừa kế.

Luật sư tư vấn:

  1. Xác định hình thức thừa kế:

Bước đầu tiên cần xác định khi chia di sản thừa kế đó là xác định rõ hình thức thừa kế: thừa kế theo luật hay thừa kế theo di chúc.

Nếu thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc thì phải xác định di chúc đó có hợp pháp hay không? có đảm bảo có giá trị hiệu lực hay không? Hay nói cách khác, chia di sản khi có di chúc phải đối chiếu các quy định của Bộ luật dân sự xem di chúc là loại di chúc nào? di chúc đó có đáp ứng các điều kiện có hiệu lực hay không?

Nếu không có di chúc hoặc di chúc không có giá trị hiệu lực hoặc có người bị truất, không được hưởng, từ chối hưởng di sản thừa kế thì sẽ chia di sản, phần di sản thừa kế theo hình thức thừa kế theo luật.

  1. Xác định người hưởng di sản thừa kế:

– Xác định hàng thừa kế:

Xác định những ai có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy tắc: hàng thừa kế thứ nhất – hàng thừa kế thứ hai – hàng thừa kế thứ ba.

Chỉ khi nào không còn người thuộc hàng thừa kế trên thì người thuộc hàng thừa kế sau mới được hưởng.

– Xác định ai là người được cho hưởng di sản thừa kế, ai không được hưởng di sản.

Trong nội dung này cần làm rõ: ai được nhận di sản, ai không được hưởng do: bị truất quyền thừa kế, không được hưởng thừa kế, không được người chết đề cập tới (quan trọng nhất là xác định xem có vợ, chồng, bố, mẹ đẻ, con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi mất khả năng lao động mà không được hưởng hay không)

  1. Chia di sản thừa kế:

Thừa kế theo luật

– Trường hợp này chỉ cần lấy di sản thừa kế của người chết chia đều cho các đồng thừa kế.

Ví dụ: A chết để lại tổng giá trị tài sản là 100 triệu đồng. A có 3 con: C, D, E; 1 vợ còn sống là B, bố mẹ (N và L) hiện tại đều mất.

Trường hợp này cần xác định: con dù trên 18 hay dưới 18 tuổi đều được hưởng di sản. Theo đó, di sản của A được chia như sau:

B=C=D=E= 100 triệu / 4 = 25 triệu đồng.

– Mặt khác cần xác định xem có đồng thừa kế nào mất trước hoặc cùng lúc với thời điểm mở thừa kế không? Nếu có thì phần di sản của họ sẽ được dành cho các con và pháp luật gọi là thừa kế thế vị.

Vẫn từ ví dụ trên, đặt giả thiết C đã có vợ và 2 con là F và G. C chết trước khi A chết. Trường hợp này di sản thừa kế của A được chia như sau:

B= C (F=G) = D = E = 100 triệu /4 = 25 triệu đồng.

F = G = 25 triệu/2 = 12,5 triệu.

Thừa kế theo di chúc

Cần xác định:

– Những người được hưởng di sản trong di chúc là ai? còn sống vào thời điểm mở thừa kế không?

Nếu có người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc mà mất trước thời điểm mở thừa kế thì phần thừa kế này được chia theo pháp luật.

Ví dụ: A để lại di chúc cho B, C, D mỗi người một phần bằng nhau là 40 triệu (tổng là 120 triệu). Tuy nhiên C lại chết trước thời điểm A chết nên phần di sản A để lại cho C sẽ được chia theo pháp luật.

(1) Chia theo di chúc:

B=C=D=40 triệu.

(2) Chia phần di sản mà C được hưởng theo pháp luật:

Trường hợp này chỉ còn B,D,E còn sống nên: B=D=E = 40 triệu/3 = 13,3 triệu

Như vậy:

B=D= 40 triệu + 13,3 triệu = 53,3 triệu

E = 13,3 triệu.

– Ai là người không được hưởng di sản thừa kế mà thuộc trường hợp pháp luật quy định dù không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng.

Ví dụ: Giả sử N và L vẫn còn sống. Trong di chúc A để lại chỉ để cho D (theo di chúc là 120 triệu), trong khi E dưới 18 tuổi, vợ và bố mẹ không được hưởng. Trường hợp này di sản thừa kế của A được chia như sau:

(1) Xác định di sản thừa kế mà D được hưởng:

D được hưởng toàn bộ di sản trị giá 120 triệu theo di chúc.

(2) Chia thừa kế cho các trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc:

Theo quy định của BLDS thì những người này được hưởng di sản thừa kế bằng 2/3 của một suất thừa kế.

(2.1) Trường hợp này đồng thừa kế thứ nhất của A gồm có 6 người: B,C,D,E,N,L.

Nên ta có:

1 suất di sản thừa kế = 120 triệu/6 = 20 triệu

(2.2) Chia di sản cho những người được hưởng không phụ thuộc vào di chúc:

B=E=N=L= 2/3 x 20 triệu = 13,3 triệu đồng.

Để đảm bảo cho những người trên được hưởng di sản buộc phải lấy tài sản của D. Nên số tiền mà D nhận được còn lại là:

120 triệu – (13,3 triệu x 4) = 66,7 triệu.

+ Nếu không có những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc hoặc họ đã chết… thì sẽ chia di sản cho những người có tên trong di chúc.

Ví dụ: A di chúc để lại di sản (120 triệu) cho B, E, N, L. Trường hợp này di sản được chia như sau:

B=E=N=L= 120 triệu/4 = 30 triệu.

Trên đây là nội dung tư vấn về chia di sản thừa kế theo quy định mới nhất của Luật Trần và Liên Danh.

Nếu bạn đọc còn thắc mắc xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Hotline để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139