Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó (khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020). Vậy thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty tại Ninh Bình được pháp luật quy định ra sao? Bài viết sau đây của Luật Trần và Liên danh sẽ giải đáp cho các bạn.
Ưu nhược điểm của từng loại hình đơn vị phụ thuộc
Ưu điểm và nhược điểm của việc thành lập văn phòng đại diện
Ưu điểm:
- Không phải nộp thuế môn bài
- Tiện lợi trong giao tiếp với khách hàng ở một vị trí thuận lợi hơn là đến văn phòng công ty.
- Có thêm một địa điểm thuận lợi hơn để trưng bày sản phẩm, đua sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.
Nhược điểm:
- Văn phòng đại diện chỉ có chức năng quảng bá, tiếp thị và giao dịch.
- Văn phòng đại diện không có chức năng ký kết hợp đồng cũng như mua bán. Chỉ được giới thiệu sản phẩm, không được mua bán trực tiếp.
Ưu điểm và nhược điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh
Ưu điểm:
Nếu chỉ đăng ký văn phòng đại diện, bạn sẽ không được thực hiện hoạt động kinh doanh. Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán, tổ chức hoạt động. Dễ dàng mở tại nhiều khu vực trong cùng tỉnh thành có chi nhánh/trụ sở chính của công ty, dể dàng đóng cửa hàng mà không tốn thiều chi phí và thủ tục như của Chi nhánh.
Nhược điểm:
- Nếu chỉ có địa điểm kinh doanh bạn sẽ không có quyền đăng ký con dấu riêng. Còn phải kê khai thuế phụ thuộc vào công ty mẹ.
- Hiện nay, sau khi thành lập địa điểm kinh doanh thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chưa được cấp mã số thuế cho địa điểm kinh doanh nên cũng gây ra khó khăn khi thực hiện các thủ tục thuế như thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh nhất là các địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố với công ty, chi nhánh.
Thông qua sự khác biệt giữa văn phòng đại diện và địa điểm doanh và những phân tích ưu nhược điểm của mỗi loai hình đơn vị phụ thuộc, doanh nghiệp nên dựa và nhu cầu thực tế để quyết định lựa chọn thành lập loại hình đơn vị trực thuộc nào.
Nếu doanh nghiệp đang muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không kinh doanh tại cơ sở này của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh tại tỉnh thành phố đó thì nên lựa chọn mở văn phòng đại diện.
Nếu doanh nghiệp muốn mở một cơ sở có chức năng kinh doanh thì nên lựa chọn loại hình địa điểm kinh doanh. Trường hợp Công ty mở một cơ sở chỉ để giao dịch trong cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp, muốn lựa chọn hình thức đơn giản nên thành lập địa điểm kinh doanh.
Văn phòng đại diện có được xuất hóa đơn không
Trong quá trình kinh doanh, khi đối tác muốn kí hợp đồng làm ăn, một văn phòng đại diện hợp pháp có được xuất hóa đơn không? Căn cứ theo điểm b, khoản 7, Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc xuất hóa đơn như sau:
” Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”.
Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.
Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.”
Có thể nói, việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện. Do vậy, văn phòng này không có hoạt động thu chi vì thế sẽ không tiến hành khai thuế.
Nếu trong trường hợp có phát sinh việc mua hàng hóa và trực tiếp thanh toán để phục vụ cho mục đích hoạt động thì hóa đơn có thể xuất mang tên văn phòng đại diện và sau đó hóa đơn sẽ được chuyển về cho trụ sở chính để tiến hành kê khai thuế.
Còn nếu trong trường hợp phát sinh việc mua hàng hóa nhưng những chi phí ấy do trụ sở chính trực tiếp thanh toán thì trên hóa đơn sẽ ghi thông tin của trụ sở chính tại tiêu thức “tên, địa chỉ, mã số thuế người mua”.
Lợi ích lựa chọn thành lập văn phòng đại diện công ty tại Ninh Bình tại Luật Trần và Liên danh
- Tư vấn quy trình thủ tục thành lập Văn phòng đại diện công ty;
- Tư vấn điền thông tin mẫu quyết định thành lập văn phòng đại diện và mẫu hỗ trợ thành lập văn phòng đại diện,
- Tư vấn lựa chọn địa chỉ văn phòng đẹp, tên công ty, người đại diện văn phòng
- Hướng dẫn soạn thảo, hồ sơ, các thủ tục cần thiết sau khi thành lập Văn phòng đại diện công ty như: khắc mẫu con dấu Văn phòng đại diện công ty; Công bố mẫu dấu Văn phòng đại diện công ty; mở tài khoản Văn phòng đại diện công ty;
- Nhận ủy quyền và thay khách hàng làm thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện công ty với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp trọn gói với tất cả các loại hình công ty khi tìm kiếm văn phòng đại diện tại Luật Trần và Liên danh
- Cung cấp văn phòng đại diện giá rẻ khi thuê văn phòng chia sẻ, văn phòng ảo tại các quận trên địa bàn TPHCM
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
- Ưu đãi cho khách hàng dịch vụ tiếp theo
- Ưu điểm dịch vụ thành lập văn phòng đại điện tại Luật Trần và Liên danh:
- Nhanh chóng – trọn gói – uy tín- chuyên nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp không tốn thời gian đi lại nhiều lần.
- Bạn không cần bận tâm đến những thủ tục hành chính tại các cơ quan chức năng, chỉ cần đến với chúng tôi là hoàn thành xong hết các thủ tục.
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên môn cao tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
- Gói dịch vụ thành lập văn phòng đại diện trên áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sau:
- Thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp tư nhân.
- Thành lập lập văn phòng đại diện của công ty TNHH 1 thành viên
- Thành lập văn phòng đại diện của công ty TNHH 2 thành viên
- Thành lập văn phòng đại diện của công ty cổ phần
- Thành lập văn phòng đại diện của công ty hợp danh.
Những thắc mắc khi thành lập văn phòng đại diện công ty tại Ninh Bình
Văn phòng đại diện là gì?
Căn cứ khoản 2 điều 44 luật doanh nghiệp 2020, Văn phòng đại diện (VPĐD) là: “đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”
Chức năng của văn phòng đại diện
- Thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc;
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới;
- Tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của công ty,…
- Không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác.
Một doanh nghiệp được thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện?
Không giới hạn việc thành lập văn phòng đại diện, căn cứ vào khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?
Không, căn cứ vào Điều 92.4 của Bộ luật dân sự: “Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.”
Thủ tục mở văn phòng đại diện?
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
- Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
Hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện
- Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện.
Lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện công ty tại Ninh Bình
Trước khi thực hiện thành lập Văn phòng đại diện công ty Quý khách hàng cần lưu ý các nội dung liên quan đến:
– Tên Văn phòng đại diện công ty
Tên Văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
+ Tên Văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với Văn phòng đại diện
+ Tên Văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện. Tên Văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Văn phòng đại diện phát hành.
– Địa chỉ trụ sở Văn phòng đại diện
là địa điểm liên lạc của Văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Công ty cổ phần có quyền thành lập Văn phòng đại diện công ty cùng tỉnh với nơi đăng ký trụ sở chính hoặc ở các địa bàn khác trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều Văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
– Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện có chức năng đại diện công ty giao dịch với khách hàng
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện
Người đứng đầu Văn phòng đại diện là cá nhân thường trú trên lãnh thổ Việt Nam và không thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Quy trình thực hiện thành lập văn phòng đại diện công ty tại Ninh Bình
Bước 1. Nộp hồ sơ
Có 02 cách thức để nộp hồ sơ sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện.
- Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng).
Bước 2. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Bước 3. Nhận kết quả
Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Lệ phí giải quyết: 50.000 đồng/lần (theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).
Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử (Thông tư số 47/2019/TT-BTC).
Nếu bạn không có thời gian tự mình thực hiện các thủ tục đăng ý; Bạn còn vướng mắc các quy định thực hiện như thế nào? Luật Trần và Liên danh sẽ tư vấn; Nhận đại diện theo uỷ quyền để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Đăng ký thành lập văn phòng đại diện công ty tại Ninh Bình
Trong bài viết này, Luật Trần và Liên danh cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:
- Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
- Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
- Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý, chuẩn bị hồ sơ đăng kí như đơn đề nghị, giấy uỷ quyền; Biên bản thoả thuận;..
- Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tư vấn về chính sách thuế: Đăng ký mã số thuế; Kê khai thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế,…
- Tư vấn về thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập được miễn thuế; Thu nhập chịu thuế; Cách thức khai thuế theo quy định của pháp luật hiện hành,…
- Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.
Trên đây là bài viết tư vấn về thành lập văn phòng đại diện công ty tại Ninh Bình của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.