Cách tính bh thất nghiệp

Cách tính bh thất nghiệp

Điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cách tính bh thất nghiệp và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là một trong những vấn đề pháp lý được người lao động đặc biệt quan tâm và đặt nhiều câu hỏi tư vấn. Luật Trần và Liên Danh tư vấn và giải đáp một số vướng mắc pháp lý về vấn đề trên:

Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp là phương pháp tính toán mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động khi thất nghiệp. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Luật Việc làm 2013 và Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính Phủ.

Công thức tính tiền bảo hiểm thất nghiệp

Để tính tiền bảo hiểm thất nghiệp nhận được hàng tháng, người lao động có thể áp dụng công thức tính được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%.

Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng với người lao động theo chế độ tiền lương của Doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy để tính tiền bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cần xác định được mức lương hàng tháng đóng BHTN của người lao động trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng.

Thời gian tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào tổng số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 cụ thể như sau:

“Thời gian hưởng được tính theo số tháng đóng, đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng”

​Như vậy, quy tắc tính số tháng hưởng BHTN sẽ là:

Thời gian đóng BHTN chưa hưởng

Số tháng hưởng BHTN

Dưới 12 tháng

Không được hưởng

Từ 12 đến 36 tháng

Được hưởng 3 tháng BHTN

Trên 36 tháng

Tính theo công thức:

“Thời gian đóng BHTN chưa hưởng”/12

(Số tháng làm tròn xuống và tối đa là 12 tháng)

Ví dụ:

Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 60 tháng => Số tháng hưởng BHTN = 60/12 = 5 (tháng)

Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 59 tháng => Số tháng hưởng BHTN = 59/12 = 4,9 => làm tròn xuống = 4 (tháng)

Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 15 tháng => vì 12 < 15 < 36 => Số tháng hưởng BHTN = 3 (tháng)

Ví dụ: Bạn làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân với mức lương trung bình trong 6 tháng cuối cùng là 10 triệu đồng/tháng. Bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 18 tháng trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Bạn thuộc vùng I với mức lương tối thiểu vùng năm 2023 là 4,68 triệu đồng/tháng.

Bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

– Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = 10 triệu x 60% = 6 triệu đồng/tháng.

– Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa = 4,68 triệu x 5 = 23,4 triệu đồng/tháng.

– Vì mức trợ cấp hàng tháng không vượt quá mức tối đa, bạn sẽ được hưởng 6 triệu đồng/tháng.

– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp = 3 tháng (vì thời gian đóng BHTN chưa hưởng của bạn trong khoảng từ 12 – 36 tháng).

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy đinh tại điều 50, Luật việc làm 2013 và được hướng dẫn chi tiết tại điều 8, Nghị định 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

Điều 8, Nghị định 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp hướng dẫn chi tiết như sau:

Điều 8. Mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

=

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

x

60%

a) Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học E với mức lương như sau: từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014 là 2.000.000 đồng/tháng, từ ngày 01/09/2014 đến 31/8/2015 là 4.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2015 đến ngày 30/6/2015, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản.

Cách tính bh thất nghiệp
cách tính bh thất nghiệp

Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động vì vậy bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động và ngày 01/7/2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà A là bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2014). Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A là (2.000.000 đồng x 2 tháng + 4.000.000 đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 đồng/tháng.

Ví dụ 2: Ông Đào Văn B có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục 38 tháng (từ ngày 01/01/2012 đến ngày 28/02/2015), mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015) là 8.000.000 đồng/tháng, ông B được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng (thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông B tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/7/2015). Ngày 02/5/2015, ông B giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp X (mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 7.000.000 đồng/tháng) và thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.

Ông B bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 02/5/2015 và được bảo lưu 26 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do ốm đau cần phải điều trị dài ngày nên ngày 28/7/2015 ông B thỏa thuận với doanh nghiệp X để chấm dứt hợp đồng lao động và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai.

Sáu tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính mức trợ cấp thất nghiệp của ông B là các tháng sau: tháng 12/2014 và tháng 01, 02, 5, 6, 7/2015. Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông B là (8.000.000 đồng x 3 tháng + 7.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 4.500.000 đồng/tháng.

b) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Ví dụ 3: Ngày 01/01/2015, ông Trịnh Xuân C giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp F với mức lương là 70.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp F hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 3.100.000 đồng/tháng. Do đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông C là: 20 lần x 3.100.000 đồng = 62.000.000 đồng/tháng.

Ngày 28/9/2015, ông C thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp F và chuyển sang giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 03 tháng với doanh nghiệp G (từ ngày 01/10/2015 đến 31/12/2015) với mức lương là 80.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp G có trụ sở chính hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2.150.000 đồng/tháng nhưng ông C không làm việc tại trụ sở chính mà làm việc tại chi nhánh, chi nhánh này hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2.400.000 đồng/tháng. Do đó, ông C tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp tại tổ chức bảo hiểm xã hội nơi chi nhánh hoạt động với mức lương là: 20 lần x 2.400.000 đồng = 48.000.000 đồng/tháng.

Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp G, ông C nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, 60% mức tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi ông C chấm dứt hợp đồng lao động là: (62.000.000 đồng x 3 tháng + 48.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 33.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông C tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm ông chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông C là 12.000.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng x 5 lần = 12.000.000 đồng/tháng).

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày.

Ví dụ 4: Ông Cao Văn D được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D tính từ ngày 11/3/2015 đến ngày 10/6/2015. Như vậy, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D được xác định như sau:

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 11/3/2015 đến hết ngày 10/4/2015;

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 11/4/2015 đến hết ngày 10/5/2015;

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 11/5/2015 đến hết ngày 10/6/2015.

Trình tự, thủ tục, hình thức chi trả trợ cấp thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Tóm lại mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

– Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Các quyền lợi khác khi hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp (điều 51 Luật việc làm 2013).

– Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí (điều 54, Luật việc làm 2013).

– Được hỗ trợ chi phí học nghề (điều 55, 56 Luật việc làm 2013).

Trên đây là những cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 Hy vọng Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139