Biên bản góp vốn công ty cổ phần

biên bản góp vốn công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020, là một trong các loại hình công ty phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, hội tụ nhiều ưu điểm về khả năng huy động vốn cũng như kết nạp cổ đông mới, không giới hạn số lượng cổ đông.

Biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần là gì?

Góp vốn thành lập công ty cổ phần là một trong những thủ tục bắt buộc đầu tiên của quá trình thành lập doanh nghiệp, là việc các cổ đông đóng góp tài sản của mình để tạo lập vốn điều lệ công ty.

Theo đó, biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần là biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc góp vốn thành lập công ty cổ phần được các thành viên trong hội đồng cổ đông nhất trí và thỏa thuận góp vốn.

Vốn của công ty cổ phần và các quy định liên quan:

Theo khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020:

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Vốn của công ty cổ phần: được quy định tại Điều 112 Luật doanh nghiệp 2020:

– Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

– Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.

– Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.

– Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua.

– Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

+ Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

+ Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;

+ Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.

Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

– Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

– Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

– Trường hợp sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định sau đây:

+ Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

+ Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

+ Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.

– Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này.

– Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành cổ đông của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán việc mua cổ phần và những thông tin về cổ đông quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi vào sổ đăng ký cổ đông.

Các loại cổ phần

– Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.

– Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

– Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

– Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

– Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

– Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.

– Chính phủ quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.

Mục đích lập mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần

Việc lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần có các mục đích như sau:

– Ghi nhận sự thỏa thuận của các cổ đông

– Ghi nhận số vốn góp của các cổ đông khi thành lập công ty cổ phần

– Là căn cứ pháp lý quan trọng cho việc góp vốn của các cổ đông, từ đó tránh những tranh chấp rủi ro không đáng có sau này nếu gặp những tranh chấp về việc góp vốn thì các cổ đông có thể sử dụng biên bản này làm căn cứ để giải quyết tranh chấp và chứng minh ghi nhận về việc góp vốn.

– Đảm bảo việc góp vốn minh bạch, công khai giữa các cổ đông.

Trên thực tế, không ít các trường hợp đã thỏa thuận góp vốn thành lạp công ty nhưng không lập thành biên bản hoặc đã lập biên bản nhưng thiếu chặt chẽ gây ra những hạu quả lớn khi công ty đi vào hoạt động. Vì vậy, việc lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty một cách chặt chẽ là hết sức cần thiết để bảo vệ lợi ích của các cổ đông.

Có bắt buộc phải lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty không?

Việc lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty không bắt buộc phải lập riêng khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi thành lập công ty cổ phần, điều lệ công ty là một trong những tài liệu bắt buộc phải có. Mà trong điều lệ công ty điều lệ đã ghi nhận nội dung về việc góp vốn thành lập công ty của từng cổ đông. Do vậy, việc lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty là không bắt buộc.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình, Luật Trần và Liên Danh vẫn khuyên khách hàng nên lập biên bản thỏa thuận này và lưu trữ tại trụ sở chính của công ty. Bởi lẽ biên bản này chính là tài liệu cụ thể nhất về tài sản cũng như phương thức góp vốn của từng cổ đông, liên quan trực tiếp về mặt quyền và lợi ích của các bên.

Hơn nữa, biên bản thỏa thuận góp vốn này còn có ý nghĩa ngay cả khi công ty không được thành lập. Giả sử các bên đã thỏa thuận góp vốn, đã chuyển giao tài sản để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp nhưng vì một lý do nào đó mà công ty không được thành lập, thì biên bản thỏa thuận thành lập công ty này chính là căn cứ pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. 

Nội dung của biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần

Để đảm bảo rằng biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần được chặt chẽ về mặt nội dung, thì khi soạn thảo cần phải đảm bảo được các thông tin sau:

– Thông tin ngày, tháng, năm, địa chỉ để lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty;

– Thông tin cụ thể của các cổ đông như: Họ tên, ngày sinh, quốc tịch; số CMND/CCCD; hộ khẩu thường trú;…

– Các thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh:

+ Loại tài sản sử dụng để góp vốn: Tiền mặt, giấy tờ có giá, quyền sử dụng đất, vàng, quyền sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh,…

+ Giá trị phần vốn góp của từng cổ đông chiếm bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ và thời gian cam kết góp đủ vốn của các cổ đông;

+ Phương thức góp vốn: góp vốn bằng tiền mặt, hình thức chuyển khoản, ký séc,..

+Thời gian cam kết góp đủ vốn của từng cổ đông.

– Biên bản thỏa thuận về các chức danh trong công ty như ai là Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Người phụ trách từng bộ phận;… 

Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần mới nhất

Bên cạnh đó, quý khách hàng có thể tham khảo Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần sau đây đã bao gồm các thông tin giả định để có thể hiểu rõ hơn về mặt nội dung và hình thức của biên bản thỏa thuận góp vốn này:

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

BIÊN BẢN THỎA THUẬN GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

(V/v: Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần…)
 

Hôm nay, ngày……tháng …..năm …., hồi        tại trụ sở        Chúng tôi gồm:

Họ và tên:        …………………..

Ngày sinh:        …………………..

Hộ khẩu thường trú:         …………………..

Chổ ở hiện tại:         …………………..

CMND số:         …………………..

Số cổ phần được quyền biểu quyết:        …………………..

Họ và tên:        …………………..

Ngày sinh:        …………………..

Hộ khẩu thường trú:         …………………..

Chổ ở hiện tại:         …………………..

CMND số:         …………………..

Số cổ phần được quyền biểu quyết:        …………………..

Họ và tên:        …………………..

Ngày sinh:        …………………..

Hộ khẩu thường trú:         …………………..

Chổ ở hiện tại:         …………………..

CMND số:         …………………..

Số cổ phần được quyền biểu quyết:        …………………..

Họ và tên:        …………………..

Ngày sinh:        …………………..

Hộ khẩu thường trú:         …………………..

Chổ ở hiện tại:         …………………..

CMND số:         …………………..

Số cổ phần được quyền biểu quyết:        …………………..

Là các cổ đông  …………………..    cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận và đi đến quyết định các vấn đề sau:
 

GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY        

Ông     …………………..   góp bằng tiền mặt     …………………..   đồng, chiếm    …………………..    tổng vốn điều lệ.

Ông      …………………..  góp bằng tiền mặt     …………………..   đồng, chiếm      …………………..  tổng vốn điều lệ.

Ông       ………………….. góp bằng tiền mặt      ………………….. đồng, chiếm       ………………….. tổng vốn điều lệ.

Ông        …………………..góp bằng tiền mặt        …………………..đồng, chiếm        …………………..tổng vốn điều lệ.

PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN: Các cổ đông công ty cam kết góp vốn trong 1 đợt:

Ông       ………………….. góp bằng tiền mặt     …………………..   đồng, chiếm     …………………..   tổng vốn điều lệ.

Ông       ………………….. góp bằng tiền mặt     …………………..   đồng, chiếm       ………………….. tổng vốn điều lệ.

Ông       ………………….. góp bằng tiền mặt     …………………..   đồng, chiếm     …………………..   tổng vốn điều lệ.

Ông        …………………..góp bằng tiền mặt    …………………..   đồng, chiếm     …………………..   tổng vốn điều lệ.

biên bản góp vốn công ty cổ phần
biên bản góp vốn công ty cổ phần

III. SỐ VÀ NGÀY CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN PHẦN VỐN GÓP:

Sau khi góp đủ vốn, các thành viên được người đại diện theo pháp luật của công ty cấp Giấy Chứng nhận góp vốn theo các nội dung sau:

Giấy chứng nhận phần vốn góp của Ông        

Số 01/GCN cấp ngày …./…./…..

Giấy chứng nhận phần vốn góp của Ông        

Số 02/GCN cấp ngày ……/…./…..

Giấy chứng nhận phần vốn góp của Ông        

Số 03/GCN cấp ngày ……/…./…..

Giấy chứng nhận phần vốn góp của Ông        

Số 04/GCN cấp ngày ……/…/……..

Các thành viên đã góp đủ phần vốn của mình vào Vốn điều lệ công ty, danh sách những người góp vốn đã được lập trong Sổ đăng ký Cổ đông, và có Thông báo lập Sổ đăng ký Cổ đông gửi Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư …………………..

BẦU CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ:

Bầu Ông  ………………….. giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Công ty        

CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT:

Nhất trí cử Ông ………………….. là người Đại diện theo Pháp luật của công ty với chức danh là Giám Đốc.

Cuộc họp kết thúc lúc 11h cùng ngày.

Các thành viên nhất trí ký tên dưới đây

LÊ VĂN A

(Ký, ghi rõ họ tên)

HOÀNG VĂN B

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

LÊ VĂN C
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGUYỄN THỊ D

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về biên bản góp vốn công ty cổ phần. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139